Các quy định về thương mại có thể giúp ứng phó với biến đổi
khí hậu
Minh
Hằng (TTXVN/ Vietnam+)
16/04/2021 15:40 GMT+7
Theo Đại diện Thương mại Mỹ, các nước nên sử dụng
các chính sách thương mại và các hành động thực thi thương mại để bảo vệ rừng,
vì “rừng được xem là lá phổi của Trái Đất.”
https://cdnimg.vietnamplus.vn/t620/uploaded/pcfo/2021_04_16/1604_katherinetaicspan.jpg
Đại diện Thương mại
Mỹ Katherine Tai. (Nguồn: agnetwest.com)
Đại
diện Thương mại Mỹ Katherine Tai ngày
15/4 cho biết hoạt động thương mại quốc tế đã thúc đẩy nhiều quốc gia giảm bớt
các biện pháp bảo vệ môi trường để thu hút đầu tư, và các quy định về thương
mại toàn cầu là cần thiết để ngăn chặn “cuộc chạy đua xuống đáy.”
"Cuộc chạy đua xuống đáy" là một cụm từ kinh tế-xã hội để mô tả việc chính phủ bãi bỏ quy định về
môi trường kinh doanh, hoặc giảm thuế suất, nhằm thu hút hoặc duy trì hoạt động
kinh tế.
Trong bài phát biểu tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ,
bà Tai cho hay quan điểm rằng vấn đề môi trường không phải là một phần của
thương mại đã phớt lờ thực tế các quy tắc hiện có của toàn cầu hóa khuyến khích
giảm bớt sức ép đối với việc bảo vệ môi trường. Điều này khiến các nước có tiêu
chuẩn cao hơn về vấn đề môi trường rơi vào thế bất lợi trong cạnh tranh.
[Mỹ
xúc tiến hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu]
Phát biểu trước thềm hội nghị thượng đỉnh về
biến đổi khí hậu trực tuyến theo sáng kiến của Tổng thống Joe Biden vào tuần tới,
bà Tai cho biết bà cam kết sẽ củng cố các quy tắc trong Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) để chống lại các vấn đề như khai thác bất hợp pháp và đánh bắt quá mức.
Theo bà, các nước nên sử dụng các chính sách
thương mại và các hành động thực thi thương mại để bảo vệ rừng, vì “rừng được
xem là lá phổi của Trái Đất.”
Tuy nhiên, các quy định này sẽ không có hiệu
quả nếu chúng không được thực thi. Trong tương lai, thương mại đóng một vai trò
nhất định trong việc ngăn cản “cuộc đua xuống đáy” và khuyến khích “cuộc đua
lên đỉnh” (vì môi trường).
Bà Tai lưu ý rằng điều này chỉ được thực hiện
trên quy mô toàn cầu thông qua các quy định toàn cầu.
Trong bối cảnh thế giới đang đi chệch hướng
trong việc đáp ứng các mục tiêu hạn chế sự ấm lên toàn cầu, mà nhiều nước đã ký
kết trong Hiệp định Paris về biến
đổi khí hậu năm 2015, Tổng thống Biden hy vọng hội nghị thượng đỉnh tuần
tới sẽ mang lại những cam kết mạnh mẽ hơn trước Hội nghị về biến đổi khí hậu do
Liên hợp quốc chủ trì tại Glasgow vào cuối năm nay.
Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức hồi tháng
1/2021, nhà lãnh đạo Mỹ đã ký các lệnh hành pháp mà ông cho rằng sẽ "thúc
đẩy kế hoạch đầy tham vọng để ứng phó với mối đe dọa biến đổi khí hậu."
Ông Biden thông báo Washington sẽ tái gia nhập
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và dự kiến sẽ công bố mục tiêu về phát thải
đầy tham vọng vào năm 2030./.
Minh Hằng (TTXVN/
No comments:
Post a Comment