Sunday, 15 November 2020

TRUY TÌM NGUỒN GỐC TIN GIẢ : QUÂN ĐỘI MỸ TỊCH THU MÁY CHỦ TẠI ĐỨC CỦA CÔNG TY SCYLT GIAN LẬN BẦU CỬ MỸ (Hiếu Bá Linh)

 


Truy tìm nguồn gốc tin giả: Quân đội Mỹ tịch thu máy chủ tại Đức của công ty Scylt gian lận bầu cử Mỹ

Hiếu Bá Linh

15/11/2020

https://baotiengdan.com/2020/11/15/truy-tim-nguon-goc-tin-gia-quan-doi-my-tich-thu-may-chu-tai-duc-cua-cong-ty-scylt-gian-lan-bau-cu-my/

 

Ngày 13-11-2020, kênh Trump Card trên YouTube đăng lại video clip của kênh truyền hình Mỹ Newsmax, trong đó dân biểu Louie Gohmert nói: Những người có mặt tại Đức tường thuật rằng, Scytl, một công ty của Tây Ban Nha, sản xuất phần mềm thu thập và xử lý dữ liệu bầu cử tổng thống Mỹ 2020, đã bị một lực lượng lớn quân đội Mỹ đột kích và đã tịch thu các máy chủ Dominion ở Frankfurt, Đức… Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 bị cáo buộc gian lận bởi công ty Scylt và công ty Hệ thống bỏ phiếu Dominion (Dominion Voting Systems).

 

Luật sư của ông Trump đã tweet rằng “Biden và đồng bọn của chúng không thể ngủ ngon đêm nay”.

 

Ngay sau đó, trên các mạng xã hội tràn ngập những tin giả (fake news) về chuyện cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bị gian lận. Tin giả này nói rằng, công ty phần mềm Tây Ban Nha Scytl, chuyên cung cấp phần mềm khắp thế giới gian lận bầu cử, đã được sử dụng thông qua máy chủ Dominion trong cuộc bầu cử ở Mỹ vừa qua. Vì vậy ông Trump đáng lẽ thắng cử, nhưng bị gian lận, thành ra thua ông Biden.

 

Tác giả đã truy ra nguồn gốc của tin giả này (fake news) như sau: Ngày 8-11-2020, tức năm ngày trước khi dân biểu Louie Gohmert đưa thông tin lên kênh truyền hình Newsmax, trên Twitter, một nhân vật mang tên Zeynep Mol (tên họ của người Thổ Nhĩ Kỳ) đã viết bằng tiếng Đức và kèm theo bản đồ kết quả bầu cử Mỹ: 

 

“Máy chủ đã góp phần gây ra gian lận bầu cử nằm tại FRANKFURT AM MAIN (Đức) !! !!Đêm qua máy chủ đã bị tịch thu bởi một lực lượng lớn! Một phần mềm đã được sử dụng để tính toán rằng Biden còn cần bao nhiêu phiếu để thắng Trump”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/1-28.png

Nguồn tin giả (fake news) nói đây là kết quả trước khi bị gian lận. Ảnh chụp màn hình

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/2-1.png

Tweet của Zepnep Mol ngày 8-11-2020

 

Cũng trong ngày 8-11-2020, Zepnep Mol viết tiếp những tweet khác bằng tiếng Đức, tiếng Thổ Nhĩ kỳ và tiếng Anh với nội dung như sau:

 

“Scytl (công ty Tây Ban Nha) có lẽ cũng dính líu!! [Tôi vẫn chưa thể xác nhận sự chính xác như thế nào. Tôi sẽ viết khi tôi xác nhận được].

 

Sắp tới sẽ lớn chuyện. Công ty phần mềm Tây Ban Nha Scytl đang trong tầm ngắm. Công ty này cung cấp khắp thế giới phần mềm gian lận bầu cử đã được sử dụng ở Hoa Kỳ. Máy chủ để gian lận nằm ở Đức (Frankfurt)”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/2-2.png

Ảnh chụp tweet của Zepnep Mol viết bằng tiếng Đức

 

Zepnep Mol viết: “Một kẻ bất hảo nghĩ xấu xa … mỉm cười. Đêm qua máy chủ đã bị tịch thu bởi quân đội Hoa Kỳ với một lực lượng khổng lồ.

 

Bây giờ đến phần “người ta không thể tưởng tượng được”. Phần mềm mà các máy tính sử dụng để kiểm phiếu là thuộc sở hữu và nằm dưới sự điều khiển của Paul Pelosi, chồng của bà Nancy Pelosi!! Ông ta không chỉ nằm trong hội đồng quản trị của công ty phần mềm, mà còn sở hữu đa số cổ phần. “Sự cố” này chỉ “trục trặc” một chiều, không phải là tai nạn, mà là một phần mềm máy tính được thiết lập để thực hiện tất cả những việc mà không một ai trong chúng ta biết”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/1-31.png

Ảnh chụp màn hình tweet của Zeynep Mol, kèm theo bức ảnh bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện Mỹ và chồng là Paul Pelosi

 

“Phần mềm này chạy nhanh đến mức chúng ta thậm chí không thể nhận biết con số thống kê thực tế. Bằng cách này, nó có thể ‘công bố‘ kết quả các bang 10 phút sau khi cuộc bầu cử kết thúc. Thuật toán đã tính toán để Biden chiến thắng, dựa trên thông tin mà nó đã nhập vào hệ thống”.

 

Như vậy có thể khẳng định, tất cả những tin vịt mà dân biểu Louie Gohmert nói trên kênh truyền hình Newsmax ngày 13-11 là hoàn toàn dựa vào những gì nhân vật Zeynep Mol viết trên twitter trước đó 5 ngày.

 

Ngoài ra, Hãng Thông tấn Anh Reuters cũng đã đưa tin, khẳng định những thông tin trên là tin giả. Ông Paul Pesoli, chồng bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện Mỹ, chẳng có liên quan gì đến công ty Scylt cũng như công ty Hệ thống bỏ phiếu Dominion (Dominion Voting Systems).

 

Công ty Scytl cũng đã bác bỏ các thông tin giả được đưa ra liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ở Hoa Kỳ.

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats