MẢNH GIẤY LỘN
CỦA CHURCHILL VÀ SỐ PHẬN BẢY NƯỚC ĐÔNG ÂU
https://www.facebook.com/trantrungdao/posts/3868681189822505
Hôm đó là ngày 9 tháng
10, 1944, Thủ tướng Anh Winston Churchill đến Moscow gặp Joseph Stalin để bàn về
tương lai của các quốc gia vùng Balkans.
Bán đảo Balkans là khu vực
địa lý bao gồm các quốc gia ở phía nam Châu Âu giữa Biển Adriatic và Địa Trung
Hải trong đó có những quốc gia nằm hẳn hay nằm một phần trong bán đảo như
Albania, Bulgaria, Hy Lạp, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ v.v…
Chuyến viếng thăm lịch sử
này được ghi lại trong cuốn thứ sáu của bộ sách về Thế Chiến Thứ Hai của
Winston Churchill (The Second World War. Volume VI, Triumph and Tragedy by
Winston Churchill).
Vào buổi tối ngày đầu sau
khi đến Churchill nói với Stalin: “Cho đến nay, như Anh và Nga quan tâm, làm thế
nào để Nga có được 90% ưu thế tại Romania, để chúng tôi có 90% Hy Lạp, và 50-50
Nam Tư?”
https://www.facebook.com/photo/?fbid=3868659279824696&set=pcb.3868681189822505
Churchill bên cạnh Stalin
Trong khi chờ thông dịch
viên dịch, Churchill viết ra những đề nghị đó chi tiết hơn trên nửa tờ giấy và
đưa cho Stalin. Theo lời của Churchill: “Tôi chuyển mảnh giấy nhỏ cho Stalin.
Ông ta cũng vừa nghe xong lời dịch. Có một khoảng im lặng ngắn. Sau đó, Stalin
lấy cây bút chì màu xanh của mình và đánh một dấu lớn trên nó, và chuyển lại cho
tôi. Tất cả đã được giải quyết trong thời gian không quá lâu. Sau đó là một khoảng
lặng dài. Tờ giấy và cây bút chì nằm ở giữa bàn.”
Nội dung nửa tời giấy như
sau:
Romania:
. Nga 90%
. Các quốc gia khác 10%
Hy Lạp:
. Anh (cùng với Mỹ): 90%
. Nga: 10%
Nam Tư: 50-50%
Hungary: 50-50%
Bulgaria:
. Nga 75%
. Các quốc gia khác: 25%
https://www.facebook.com/photo/?fbid=3868659083158049&set=pcb.3868681189822505
Ảnh: internet
Churchill cũng lo ngại một
ngày mảnh giấy đó được tiết lộ ra ngoài sẽ tạo nên những hoài nghi trong những
người mà số phận của họ đã bị những cường quốc bên ngoài quyết định. Nghĩ vậy,
ông ta đề nghị với Stalin nên đốt mảnh giấy đó đi, nhưng Stalin không cho đó là
quan trọng và đáp: “Không, ông cứ giữ mảnh giấy đó.”
Trong thời điểm 1944, các
dân tộc vùng Balkans hoàn toàn không biết rằng dù có thắng Hitler, số phận của
họ cũng đã bị ký thác vào tay một đồ tế khác độc tài và tàn bạo không kém là
Stalin.
Tài liệu đó dưới góc nhìn
của các dân tộc Romania, Bulgaria, Hungary, Nam Tư và các nước Đông Âu như Ba
Lan, Tiệp Khắc bị tác động dây chuyền là một bằng chứng cho sự phản bội của đồng
minh.
Tuy nhiên, trong quan điểm
của Churchill, Romania là một thảm kịch không tránh khỏi sau Thế Chiến Thứ Hai.
Trong nhãn quan của các nhà nghiên cứu địa lý chính trị, Romania trong vị trí
vùng độn giữa hai khối thế lực CS và Tự Do, đã không có con đường nào thoát.
Churchill dù không đổi chác thì quân đội Stalin cũng đã chiếm Romania trước đó
rồi.
Không có tài liệu cho thấy
Stalin dựa vào những điểm lợi nào để đồng ý Hy Lạp thuộc về Anh và các nước
vùng Balkans thuộc về Liên Xô. Tuy nhiên, về phía Churchill ý định của ông
tương đối rõ ràng. Churchill đứng trước một chọn lựa: giữ các nước vùng Địa Trung
Hải và hy sinh phần Đông Âu cho Stalin.
Anh và Mỹ ngoài một số
nhân viên tình báo không có lực lượng quân sự nào đáng kể tại Đông Âu.
Nếu năm 1942, Đồng Minh đổ
bộ Balkans thay vì đổ bộ Bắc Phi thì khuôn mặt thế giới sau Thế Chiến Thứ Hai
đã khác, Bức Màn Sắt cũng như Chiến Tranh Lạnh có thể không có. Nhưng đó chẳng
qua là bàn chuyện đã rồi.
Mảnh giấy mà chúng ta thường gọi là “giấy lộn” chỉ hơn mười chữ được
Churchill giữ lại là một trong những tài liệu đổi chác lãnh thổ quan trọng nhất
của Thế Chiến Thứ Hai.
Hành động đơn giản như
trò chơi giữa hai đứa trẻ nhưng đã quyết định số phận của bảy quốc gia (Tiệp,
Ba Lan, Romania, Albania, Bulgaria, Nam Tư, Hungary) chưa tính Đông Đức, suốt
46 năm với không biết bao nhiêu nghèo nàn, chết chóc, ngục tù và chịu đựng.
BÀI HỌC CHO VIỆT
NAM
Về địa lý chính trị, vị
trí Việt Nam cạnh Trung Cộng giống như vị trí của Romania cạnh Liên Xô trong Thế
Chiến Thứ Hai.
Trong số mười xung đột
nóng ở Á Châu hiện nay, Biển Đông và Đài Loan là hai điểm nóng nhất. Chiến tranh
trong khu vực này sớm hay muộn cũng xảy ra.
Chính sách bành trướng bất chấp luật pháp quốc tế từ khi lên nắm quyền
tới nay cho thấy Tập Cận Bình đang quyết tâm thôn tính vùng Biển Đông trù phú
tài nguyên và kiểm soát đường hải hành huyết mạch của Á Châu. Y chạy đua với thời
gian để thiết lập các “status quo” trên Biển Đông trước khi các liên minh quân
sự trong vùng đủ mạnh để gây áp lực.
Theo tài liệu
của Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại (Council on Foreign Relations), một “think tank”
chính trị đặt tại Washington D.C., cho tới năm 2018, Trung Cộng đã hoàn tất
xây dựng bảy đảo nhân tạo, 20 căn cứ quân sự và chiếm 3,200 mẫu diện tích Biển
Đông.
Mục đích chạy đua của
Trung Cộng là Mỹ chứ không phải Nhật, Ấn hay các nước nhỏ trong vùng. Mặc dù miệng
thỉnh thoảng đánh võ mồm, để đạt mục đích, Trung Cộng cần ổn định hơn quốc gia
nào khác.
Nhưng trong tương lai nếu
phải mở ra một cuộc chiến tranh giới hạn nhằm răn đe các nước nhỏ trong vùng,
làm nguội chảo dầu Đại Hán tại lục địa và dập tắt các mâu thuẫn trong nội bộ đảng
CSTQ như Mao đã làm trong Chiến Tranh Triều Tiên và Đặng đã làm trong Chiến
Tranh Biên Giới Việt-Trung, Tập hay những kẻ cai trị kế y sẽ chọn kẻ thù
nào?
Đài Loan chăng? Thôn tính
Đài Loan, Tập không tiên liệu được hậu quả. Vì lý do có Mỹ đứng sau lưng và sẵn
sàng can thiệp bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại như đã được bảo đảm
trong Đạo Luật Quan Hệ Đài Loan 1979, Trung Cộng chưa dám đụng đến quốc đảo
này.
Đối tượng còn lại là CSVN.
Bài học Chiến Tranh Biên
Giới 1979 cho giới cai trị Bắc Kinh biết dù chớp nhoáng và giới hạn, “trừng phạt”
võ trang với CSVN trong lần tới phải xử dụng sức mạnh của không và hải lực. Khi
Hội Đồng Bảo An LHQ nhóm họp để bàn về lá thư phản đối của CSVN thì Tập tuyên bố
“cuộc trừng phạt giới hạn xong rồi”.
Ai sẽ cứu Việt Nam? Khỏi cần tìm hiểu gần xa, một người có nhận
thức chính trị căn bản nào cũng trả lời được ngay là không ai cứu cả. Không ai cứu một người mà người
đó không muốn tự cứu lấy chính mình.
Tạm gác qua bên cuộc chiến
nhuộm đỏ Việt Nam, CSVN có hơn 45 năm để đưa đất nước vừa chấm dứt chiến tranh
thành một quốc gia vững mạnh ở Á Châu. Nhưng bao thế hệ giới cai trị CS Việt
Nam đã không làm được.
Lý do chỉ vì cơ chế. Một con tàu to lớn đầy ắp tài nguyên thiên
nhiên, lực lượng lao động và tiềm năng kinh tế, kỹ thuật lại chạy bằng chiếc
máy cũ được chế tạo tại Nga tròn 103 năm trước. Đầu máy xe lửa đó đang được đặt
trong các bảo tàng viện Đông Âu, riêng tại Việt Nam vẫn còn khói tuôn mù mịt mỗi
ngày.
Sở dĩ Churchill bảo vệ Hy
Lạp vì ngoài vị trí chiến lược, ông tin phe cộng hòa tại quốc gia này đủ mạnh để
có thể thắng CS. Nếu năm 1944, Hy Lạp đã là một nước CS và đặt dưới cai trị của
một đảng CS chuyên chính, chỉ biết phục tùng đảng mẹ Liên Xô như đảng CSVN đối
với Trung Cộng ngày nay, thì Churchill có thể đã phải tìm phương án khác.
Khi phân tích hoàn cảnh lịch
sử thời Thế Chiến Thứ Hai, một số nhà sử học cho rằng nếu người dân Romania muốn
đổ lỗi thì thay vì đổ lỗi cho Anh, Mỹ trước hết họ nên đổ lỗi lên đầu giới lãnh
đạo Romania bán nước thời đó đứng đầu là Ion Antonescu.
Tên phản quốc Antonescu
này là một tay sai trung thành của Hitler. Tháng Ba, 1944, y có cơ hội đầu hàng
Anh trước khi Romania bị Liên Xô tấn công trên đường tiến qua Đức. Nhưng không.
Tham vọng quyền lực đã làm Antonescu thành mù lòa và y đã theo lệnh Hitler để từ
chối tối hậu thư của Anh.
Sau khi đánh bại Đức và
chế độ Antonescu thân Đức, Liên Xô nắm toàn quyền sinh sát trên số phận của
Romania. Antonescu bị bắt giữ và bị kết án xử bắn vì nhiều tội trong đó có trọng
tội phản bội tổ quốc Romania. Trước khi trách người, dân tộc Romania nên tự
trách mình đã để yên cho tên độc tài bán nước Antonescu “rước voi” Hitler “về
giày mả tổ” Romania.
Romania chịu đựng dưới
ách CS gần nửa thế kỷ là bài học cho người Việt quan tâm đến tương lai đất nước.
Không chỉ sau Thế Chiến Thứ Hai mà cả Cách Mạng Hungary 1956, Mùa Xuân Prague
1968 đều bị Anh, Mỹ làm ngơ ngoài những lời tố cáo Liên Xô lấy lệ tại Liên Hiệp
Quốc. Nhưng các dân tộc Đông Âu không tuyệt vọng, không nản chí, không ngồi chờ
mà đã bằng nhiều cách vươn lên và cuối cùng đã thoát ra khỏi xích xiềng CS.
No comments:
Post a Comment