Liệu Tòa án
Tối cao Mỹ có thể đảo ngược kết quả bầu cử?
27/11/2020
https://www.voatiengviet.com/a/li%E1%BB%87u-t%C3%B2a-%C3%A1n.....html
Cơ hội để lật ngược kết quả bầu cử của Tổng thống
Donald Trump phụ thuộc vào tòa án cấp dưới chứ không phải Tòa án Tối cao, một
luật sư gốc Việt nhận định với VOA, một khi được đưa lên thì Tòa án Tối cao phải
xem xét vụ kiện đó có chính đáng hay không thì mới tiếp nhận và họ chỉ xem xét
tòa cấp dưới có xử đúng hay không chứ không phán xử về vụ kiện.
Hiện tại, đội ngũ tranh cử
của ông Trump đang tận dụng mọi con đường pháp lý nhằm thay đổi kết quả bầu cử
mà theo đó ông Joe Biden giành được 306 phiếu đại cử tri, vượt quá 270 phiếu cần
thiết để đắc cử tổng thống. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các vụ kiện về gian
lận bầu cử của ông Trump đều thất bại ở các tòa cấp cơ sở và ban vận động của
ông Trump vẫn chưa có hành động gì để thưa lên Tòa án Tối cao.
VOA tìm lời giải thích từ
góc độ pháp lý từ luật sư Nguyễn Quốc Lân, người có trên 30 năm kinh
nghiệm về luật tổng quát thường vận động cho các ửng cử viên gốc Việt trong các
vị trí dân cử ở quận Cam, bang California.
‘Có
bằng chứng phải trưng ra’
Trước hết, luật sư Lân
cho rằng việc chứng minh là có gian lận bầu cử hay không ‘phụ thuộc vào bằng
chứng có xác thực hay không, có chính đáng hay không, có tin tưởng được hay
không’.
Và những bằng chứng này ‘phải
được xem xét ở tòa khu vực chứ không thể ở tòa kháng cáo (Court of Appeals) chứ
đừng nói đến Tối cao Pháp viện (Supreme Court)’, ông Lân cho biết.
Một lập luận của những
người ủng hộ ông Trump đưa ra là bằng chứng về gian lận ‘chờ đến khi nào lên
Tòa án Tối cao mới đưa ra’. Tuy nhiên, theo ông Lân giải thích thì nếu bằng
chứng không trưng ra ở tòa cấp thấp thì ‘sẽ không bao giờ được phép trưng ra
ở tòa cấp cao hơn’.
“Nếu có bằng chứng mà họ không đưa ra ở tòa án cấp
thấp thì sẽ không được đưa ra ở Tòa kháng cáo cho dù là bằng chứng xác thực,
đúng đắn,” ông nói.
Tương tự, Tối cao Pháp viện sẽ không xem xét những bằng chứng không được
đưa ra ở tòa cấp dưới vì ‘nếu nguyên đơn không trưng ra bằng chứng thì coi như
từ bỏ việc cứu xét những bằng chứng đó’.
Tuy nhiên, nếu bằng chứng
đã được đưa ra ở tòa cấp dưới mà bên nguyên đơn không hài lòng với phán quyết
thì tòa án cấp cao hơn mới vào cuộc để xem là tòa cấp dưới có xem xét thỏa đáng
các bằng chứng đó hay không, cũng theo lời giải thích của luật sư Nguyễn Quốc
Lân.
“Tòa cấp trên chỉ xem xét tòa cấp dưới có xét xử
công bằng không, có đúng luật không, có bỏ qua những bằng chứng chính đáng mà
không xem xét hay không,” ông
nói.
Nói cách khác, tòa cấp
trên không xem xét về vụ kiện mà chỉ xác định xem tòa cấp dưới có làm gì sai
trái hay không và sai phạm này có làm tổn thương đến hệ thống luật pháp hay
không.
Nếu tòa cấp trên kết luận
rằng tòa cấp dưới xét xử sai thì họ có quyền lật ngược lại phán quyết và xét xử
lại hay trả về tòa cấp dưới yêu cầu xử lại, ông Lân nói. Còn nếu họ đồng ý với
cách xét xử của tòa cấp dưới thì phán quyết sẽ được giữ nguyên.
“Cơ hội của ông Trump nếu mà có gian lận có bằng chứng,
có nhân chứng có thể lật ngược lại kết quả bầu cử phụ thuộc và việc xét xử ở
tòa án cấp dưới,” ông Lân khẳng định.
Khó
lòng lên được Tối cao Pháp viện?
Mặt khác, không phải các
luật sư của ông Trump muốn đưa vụ kiện lên Tối cao Pháp viện là sẽ được tiếp nhận,
cũng theo lời ông Lân.
“Tối cao Pháp viện sẽ
quyết định có nhận hay không đơn kháng cao đó. Họ sẽ xem xét kháng cáo có chính
đáng không, có hợp lý không, có ảnh hưởng sâu rộng đến luật pháp hay không, có
cấp bách không, có ảnh hưởng trọng đại đến quốc gia không, có gì sai trái ở tòa
cấp dưới hay không,” ông nói.
Ngoài ra, vụ kiện không
được vượt cấp mà đi thẳng lên Tòa án Tối cao. Để làm được điều này, họ phải
thuyết phục được thẩm phán ở tòa kháng cáo là ‘vấn đề này rất cấp bách có tầm ảnh
hưởng lớn’ để được thẩm phán ở tòa kháng cáo cho phép đưa lên Tối cao Pháp viện.
Nếu không có được sự cho phép này thì Tối cao Pháp viện sẽ không xem xét, ông
Lân nói thêm.
Do đó, lý do tại sao các
vụ kiện của ông Trump đến nay cũng chưa được đưa lên Tối cao Pháp viện, ông Lân
nói, vì các luật sư còn đang tính toán khả năng Tòa án Tối cao tiếp nhận vụ kiện
này đến đâu, khả năng thắng đến đâu…
“Cho đến giờ bằng chứng của họ có được công nhận là
xác thực, chính đáng vì vẫn chưa thấy nhiều ở tòa án cấp dưới,” ông Lân nói và nhận định rằng ‘cơ hội
đi qua còn đường tòa án của ông Trump là rất thấp’.
Theo phân tích của luật sư này, để có thể thắng kiện, phía ông Trump
phải đưa ra bằng chứng xác thực để chứng minh không chỉ là có gian lận mà còn
phải là ‘gian lận có hệ thống, phổ quát’.
Họ phải chứng minh là các
gian lận đó đủ để thay đổi kết quả ở một tiểu bang nào đó. Và ông Trump phải
làm điều tương tự ở ba, bốn tiểu bang khác nữa mới đảo ngược được kết quả bầu cử.
“Nên nhớ rằng trong bất cứ cuộc bầu cử nào đó giờ
cũng có thể có thiếu sót hay sai trái,” ông phân tích. “Trong bất cứ quận hạt nào cũng có thể xảy ra trường
hợp trong nhà có người đã qua đời, con cái mạo danh người đó để bỏ thêm một,
hai phiếu nữa. Cũng có trường hợp người ghi danh ở địa chỉ này nhưng đi bầu ở
chỗ khác.”
“Vấn đề là có nhiều trường hợp như vậy hay không, có
sự phối hợp hay không, và số lượng có đủ để thay đổi kết quả bầu cử hay không,” ông nói thêm. “Không thể nào chỉ dựa vào
vài trường hợp mà lật ngược kết quả bầu cử ở địa phương đó.”
Ông cũng chỉ ra về bản chất, việc Tòa án Tối cao can thiệp trong cuộc bầu
cử hồi năm 2000 giữa ứng viên George W. Bush của Đảng Cộng hòa và ứng viên Al
Gore ‘hoàn toàn khác hiện nay’.
Khi đó, Tối cao Pháp viện can thiệp không phải là
cáo buộc gian lận mà là để phân định cách đếm phiếu như thế nào là đúng: đếm
phiếu theo luật lệ của tiểu bang Florida mà theo đó những phiếu có bấm lỗ hay
viết vẽ không hợp lệ sẽ không được tính hay đếm phiếu dựa trên ý nguyện của cử
tri tức là lá phiếu đã cho thấy rõ ràng cử tri đã bầu cho ai thì dù có không hợp
lệ cũng được tính, Luật sư Lân nói.
Cuối cùng tòa phân xử phải
đếm phiếu theo ý nguyện của cử tri. Theo cách đếm phiếu đó thì ứng viên George
W. Bush được nhiều phiếu bầu hơn ông Al Gore, giành được chiến thắng ở bang
Florida và giành chiến thắng chung cuộc.
“Họ chỉ phân xử cách đếm
phiếu và luật của tiểu bang Florida có hợp lý hay không chứ không xử là có hay
không số phiếu đó và có hay không việc gian lận,” ông Lân nói.
Tòa án đệ tam cấp của Hoa
Kỳ đã bác bỏ kháng cáo của chiến dịch Trump đối với một vụ kiện liên bang được
đệ trình ở Pennsylvania thách thức kết quả của cuộc bầu cử năm 2020, từ chối
yêu cầu với một ý kiến gay gắt do một thẩm phán do Trump bổ nhiệm
tuyên bố: "Cử tri, không phải luật sư, chọn Tổng thống."
The U.S. Third Circuit Court has rejected the Trump campaign’s appeal of a
federal lawsuit filed in Pennsylvania that challenged the outcome of the 2020
elections, denying the request with a blistering opinion authored by a
Trump-appointed judge declaring: "Voters, not lawyers, choose the
President.
https://abcnews.go.com/.../us-appeals-court-rejects-trump...
-----------------------------------------
TT
Trump nói ông sẽ rời Tòa Bạch Ốc nếu cử tri đoàn xác nhận Biden đắc cử
27/11/2020
---------------------------------------------------------
TT
Trump khẳng định rời Nhà Trắng nếu đại cử tri đoàn xác nhận chiến thắng của
Biden
Thu
Hằng -
RFI
Đăng
ngày: 27/11/2020 - 11:30
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201127-tt-trump....biden
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiến thêm một bước
trong việc chấp nhận thất bại. Ngày 26/11/2020, lần đầu tiên ông tuyên bố sẽ rời
Nhà Trắng nếu chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử ngày 03/11 được đại
cử tri đoàn xác nhận trong cuộc bỏ phiếu vào ngày 14/12.
Tổng thống Trump
nói chuyện với báo chí sau khi họp trực tuyến với đại diện các lực lượng vũ
trang Mỹ nhân ngày Lễ Tạ Ơn. Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày
26/11/2020. © REUTERS - ERIN SCOTT摄影
Sau buổi lễ chúc mừng Lễ
Tạ Ơn đến các lực lượng vũ trang, khi được báo giới hỏi rằng ông có sẽ rời
Nhà Trắng vào ngày 20/01/2021 hay không, tổng thống Trump trả lời : « Tất
nhiên là tôi sẽ rời đi». Tuy nhiên, ông tiếp tục cáo buộc thiết bị bầu cử của
Mỹ lỗi thời « như của một nước thế giới thứ ba ».
Trong khi đó, gia đình tổng
thống tân cử Joe Biden đón Lễ Tạ Ơn tại nhà riêng ở Wilmington để tránh di chuyển
trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng.
Theo số liệu tối 26/11, Mỹ
có thêm hơn 2.400 người chết trong vòng 24 giờ, được cho là một trong những kết
quả xấu nhất trong vòng 6 tháng gần đây.
Thông tín viên RFI Eric de
Salve tường trình từ San Francisco :
« Lễ Tạ Ơn luôn là một ngày lễ đặc biệt đối với
gia đình Biden, một gia đình rất đông người và thích được đoàn tụ, theo như
phát biểu của ông Joe, ngồi cùng vợ, bà Jil, trên chiếc ghế dài trong ngôi nhà ở
Wilmington. Thế nhưng, năm nay lại khác.
Với ánh mắt nhân từ, trên nền nhạc piano nhẹ nhàng,
ông giải thích : « Năm nay, chúng tôi sẽ ở lại Delaware với một vài
thành viên gia đình bên bàn tiệc. Tôi biết đây không phải là điều mà chúng ta
muốn trong những ngày lễ. Nhưng đây là một sự hy sinh mà mọi gia đình chúng ta
có thể và nên làm để cứu mạng sống con người ».
Sau đó, đệ nhất phu nhân tương lai của Hoa Kỳ, bà
Jil Biden, một nhà giáo, lên tiếng cảm ơn người lao động thuộc những ngành nghề
thiết yếu. Bà nói : « Chúng tôi biết ơn hàng triệu ngời Mỹ làm việc
trên tuyến đầu trong giai đoạn đại dịch này. Họ chăm sóc người bệnh. Họ mang
cho chúng ta thực phẩm và họ dạy dỗ con cái chúng ta ».
Vợ chồng tổng thống tân cử cũng chia sẻ cảm thông với
những gia đình chịu tang thương vì virus corona. Bà Jil Biden, tay đặt lên người
ông Joe Biden, nói tiếp : « Joe và tôi biết nỗi đau khi nhìn một chiếc
ghế trống ».
Trong khi đó, tại Washington, tổng thống Donald
Trump không gửi một thông điệp nào đến người dân Mỹ. Chủ nhân Nhà Trắng vẫn bận
lên án gian lận bầu cử mà không đưa ra bằng chứng nào. Tuy nhiên, trước báo giới,
ông hứa rời Nhà Trắng nếu đại cử tri đoàn xác nhận chiến thắng của ông Joe
Biden, một điều không còn nghi ngờ gì nữa ».
No comments:
Post a Comment