Monday, 30 November 2020

MỤC ĐÍCH CHIẾN DỊCH PHÁP LÝ “ZOMBIE” CỦA D0NALD TRUMP (Hoàng Việt)

 


MỤC ĐÍCH CHIẾN DỊCH PHÁP LÝ “ZOMBIE” CỦA D0NALD TRUMP  

Hoàng Việt

03:51  30/11/2020

https://www.facebook.com/hoanghonggiaminh/posts/4061617460519196

 

Ngày 23/11 dường như đã khép lại những nỗ lực không mệt mỏi của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump trong việc tung ra các vụ kiện pháp lý nhằm thách thức kết quả bầu cử tổng thống Mỹ hôm 3/11 sau khi chính quyền liên bang thừa nhận ông Joe Biden là tổng thống đắc cử và Trump đã chấp nhận hợp tác trong quá trình chuyển giao quyền lực. Tuy nhiên, trong một bài viết, hãng tin AP nhận định rằng chiến lược pháp lý này của Trump là nhằm giúp ông duy trì được nền tảng ủng hộ của mình cho đến năm bầu cử 2024.

 

Mặc dù vậy, ông Trump vẫn tung ra những tuyên bố vô căn cứ, cho rằng tồn tại một sự gian lận quy mô lớn đằng sau sự thất bại của ông. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 đang trở thành một cuộc bầu cử "zombie" mà Trump kiên quyết không muốn là "thây ma". Bất chấp hàng chục thất bại pháp lý và bị tòa án bác đơn kiện, đội ngũ tranh cử của Trump vẫn tiếp tục đệ những đơn kiện mới với những cáo buộc gian lận vô căn cứ mà không đem lại hy vọng thành công.

 

Nhưng đó là điểm cần lưu ý. Các đồng minh của Trump đều kín đáo thừa nhận rằng chiến lược của Trump không nhằm thay đổi kết quả bầu cử, song dựng lên những tuyên bố mờ ám về cuộc bầu cử tổng thống này nhằm reo giắc sự hoài nghi trong lòng dân chúng, đồng thời duy trì được nền tảng ủng hộ của mình ngay cả khi chiến thắng rõ ràng thuộc về Biden và không có bằng chứng nào về gian lận bỏ phiếu quy mô lớn.

 

Franita Tolson, Giáo sư Trường Luật tại Đại học Southern California bình luận: "Zombie là những thây ma chuyển động quanh người sống và cuộc chiến pháp lý này của Trump cũng giống như vậy. Tất cả những vụ kiện này về cơ bản là những thây ma đang đi lại".

 

Nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa lại "vào hùa" với chiến lược kiện tụng nói trên của Trump, trong đó đáng chú ý nhất là lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell. Lý do họ nương theo Trump với những vụ kiện tụng này là vì họ sẽ đối mặt với một thử thách duy trì quyền lực của mình tai hai cuộc bỏ phiếu bổ sung tại bang Georgia vào tháng 1/2021.

 

Thomas Mann, học giả cao cấp tại Viện nghiên cứu quản trị chính phủ thuộc Đại học California, nhận định: "Những gì đang diễn ra chẳng khác nào một cuộc đảo chính lịch sự. Cuộc đảo chính này có thể kết thúc sớm nếu phe Cộng hòa thừa nhận kết quả bầu cử".

 

Theo Reuters, hiện chỉ có một số ít nghị sĩ Cộng hòa thừa nhận chiến thắng của Biden và tỏ thiện chí hợp tác với chính quyền mới của Biden. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Roy Blunt nới với Reuters: "Chúng tôi sẽ hợp tác với chính quyền Biden, một chính quyền có khả năng xảy ra, trong cả quá trình chuyển giao và cho đến khi nhận chức vì chúng tôi sẽ tiếp tục hướng về phía trước".

 

Một ngày sau khi Trump tuyên bố chính quyền của ông sẽ bắt đầu làm việc với đội ngũ của Biden, đội ngũ tranh cử của Trump vẫn đệ thêm 3 đơn kiện nhằm cản trở 2 bang chiến địa chứng thực chiến thắng của Biden. Theo hãng tin Reuters, Trump còn tận dụng cuộc phỏng vấn với Fox News nhằm lập lại những cáo buộc về gian lận bầu cử không có căn cứ. Cho đến nay, đội ngũ pháp lý và tranh cử của Trump đã thất bại với hàng chục đơn kiện về kết quả bầu cử mà họ cho là có nhiều sai phạm. Reuters nhận định rằng Trump giờ đây mất phương hướng cho hành động của mình.

 

Trả lời hãng tin AP, Lisa Marshall Manheim, Giáo sư Trường Luật thuộc Đại học Washington bình luận: "Tiến trình pháp lý dường như đang diễn ra theo đúng cách song đội ngũ tranh cử của Trump tỏ rõ mong muốn hủy hoại hệ thống pháp lý này bất cứ khi nào có thể".

 

Reuters cho biết Trump tuyên bố ông sẽ không thay đổi quyết định kiện tụng của mình trong vòng 6 tháng tới. Trong khi đó, đội ngũ cố vấn của Trump cho biết ông đã thảo luận về việc khởi động một kênh truyền hình hoặc một công ty truyền thông xã hội để duy trì việc "đánh bóng" tên tuổi của ông cho đến trước khi diễn ra chiến dịch tranh cử 2024. Tin tức cho hay luật sư của Trump là Rudy Giuliani đã phát biểu trên kênh One America News Network rằng đội ngũ pháp lý của Trump vẫn đang tính toán xem có thể đưa vụ kiện nào lên Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, Giáo sư Jessica Levinson, thuộc Trường Luật Loyola tại Los Angeles, cho rằng Tòa án Tối cao Mỹ khó có thể làm thay đổi kết quả bầu cử theo chiều hướng mong muốn của Trump và rốt cục ông ấy dường như sẽ chấp nhận thực tế đó.

 

Reuters lưu ý rằng Trump vẫn tiếp tục những nỗ lực bất chấp Joe Biden đã lên danh sách cho những vị trí hàng đầu trong chính quyền mới của mình. Theo tờ Wall Street Journal hôm 29/11, Biden đã chọn thêm hai nhân vật đứng đầu đội ngũ cố vấn kinh tế của mình cùng với những vị trí chủ chốt trong đội ngũ truyền thông.

 

AFP cho rằng cho dù Trump thừa nhận thất bại hay không thì cử tri đoàn chắc chắn sẽ thông qua những bản đề nghị chính thức về việc xác nhận Biden là người đắc cử trong cuộc họp cử tri đoàn vào ngày 14/12 tới và Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2021.

 

168 BÌNH LUẬN   

 

--------------------------------------------------------------------------

.

Ông Trump khó trông vào Tòa án Tối cao Mỹ để thắng   

Pháp Luật Online

Thứ Ba, ngày 24/11/2020 - 05:16

https://plo.vn/quoc-te/ong-trump-kho-trong-vao-toa-an-toi-cao-my-de-thang-951655.html

 

(PLO)- Tòa án Tối cao Mỹ không phải là cơ quan dễ dàng bị xu hướng chính trị ảnh hưởng để đưa ra các quyết định mạo hiểm, không dựa vào bằng chứng xác đáng.

 

TIN LIÊN QUAN

·         Hàng ngàn người xuống đường biểu tình, ủng hộ Tổng thống Trump

·         Bầu cử Mỹ: Các mốc thời gian quan trọng tiếp theo 

·         Cuộc chiến pháp lý bầu cử Mỹ: Cửa ông Trump quá hẹp!

 

Bầu cử Mỹ năm 2020 đang bước vào giai đoạn kịch tính khi nhóm Tổng thống Donald Trump khẩn trương tiến hành các biện pháp pháp lý nhằm đảo ngược kết quả trước ứng viên Joe Biden. Chuyên gia Hoàng Việt (ảnh, ĐH Luật TP.HCM) nhận định ông Trump khó có thể trông chờ vào cơ quan lập pháp của bang hoặc thậm chí là Tòa án Tối cao Mỹ để thay đổi kết quả bầu cử năm nay.

 

https://image.plo.vn/w800/uploaded/2020/bzivycwk/2020_11_28/chuyengiahoangviet_ywbt.jpg

Chuyên gia Hoàng Việt 

 

 

Ông Trump có bị xử ép?

 

Nhiều người cho rằng thẩm phán của các tiểu bang trong quá trình giải quyết đơn kiện của nhóm ông Trump đã xử ép tổng thống. Ông nghĩ gì về khả năng này? 

 

+ Bầu cử Mỹ năm 2020 có rất nhiều tranh chấp liên quan đến pháp lý. Trước ngày bầu cử 3-11 đã có hơn 300 vụ kiện trên 44 bang liên quan đến việc bỏ phiếu qua bưu điện và bỏ phiếu sớm trực tiếp trong cuộc bầu cử năm nay. Các vụ kiện này tập trung vào một loạt vấn đề như thời hạn gửi và nhận phiếu bầu, yêu cầu chữ ký của nhân chứng và các loại phong bì được sử dụng để gửi phiếu.

 

Theo quan sát của tôi, từ sau ngày bầu cử cho tới nay, nhóm ông Trump đã đệ đơn kiện 22 vụ liên quan đến quá trình bầu cử. Tuy nhiên, nhóm ông Trump đã không có một chiến thắng nào. Hệ thống chính quyền nước Mỹ được coi là đỉnh cao của hình thức tam quyền phân lập, trong đó vai trò của tòa án Mỹ được ca ngợi là độc lập trước các quyết định chính trị và là hiện thân của công lý. Chính vì vậy, không thể tùy tiện kết luận là các tòa án Mỹ bị chi phối bởi các áp lực đảng phái.

 

Các quy trình pháp lý của Mỹ diễn ra cũng rất chặt chẽ. Trừ khi xuất hiện các bằng chứng thuyết phục về gian lận, sai trái, việc đảo ngược kết quả bầu cử khó có thể xảy ra. Thứ nhất, các cơ quan bầu cử địa phương của Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và thận trọng phương hướng tiến hành bầu cử và kiểm phiếu. Thứ hai, khi xem xét các sai sót mà bên nguyên đơn cáo buộc, tòa án phải xác định ba vấn đề: Có sự cố ý nhằm thay đổi kết quả bầu cử hay không; sự cố ý đó có dẫn đến sự thay đổi kết quả bầu cử tại địa phương đó hay không; có nằm trong một âm mưu chung của một thành phần nào đó hay không. Thứ ba, nhóm ông Trump phải đưa ra bằng chứng xác thực và chấp nhận được. Đến nay những gì nhóm ông Trump đưa ra không thuyết phục.

 

 

Khó trông mong vào cơ quan lập pháp của bang

 

. Rất nhiều hãng truyền thông lớn của thế giới đã gọi ông Biden là “tổng thống đắc cử”. Nhiều nguyên thủ của các nước lớn trên thế giới cũng đã chúc mừng ông Biden. Điều này có quá sớm?

 

+ Cách gọi “tổng thống đắc cử” (President-elect) là cách gọi thông thường để chỉ một người chiến thắng trong kỳ bầu cử tổng thống. Với các thông tin kiểm phiếu ban đầu cho thấy ông Biden đã là người chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri. Cách gọi này không có gì sai. Thông thường, khi một ứng viên vượt quá mức 270 phiếu đại cử tri (quá bán) thì đã được coi là chiến thắng. Tất nhiên, ông Biden vẫn phải chờ cho đến thời gian sau 20-1 mới được gọi là tổng thống chính thức. Từ nay đến lúc đó, nhiều người vẫn hy vọng sẽ có những “kỳ tích” xảy ra nhưng thực tế điều đó rất khó. Ông Biden đã bắt đầu chỉ định các thành viên chính phủ sắp tới.

 

*

. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ theo quy định của hiến pháp và luật bầu cử Mỹ, cơ quan lập pháp bang (State Legislatures), mới chính là thiết chế thông qua danh sách đại cử tri của từng bang. Nếu các cơ quan lập pháp của đa số các bang đang có kiện tụng từ phe ông Trump bỏ phiếu đảo ngược kết quả chọn đại cử tri thì ông Biden chưa chắc đủ 270 phiếu đại cử tri. Được biết, ở phần lớn các bang nói trên, các nghị sĩ đảng Cộng hòa chiếm đa số. Khả năng xảy ra kịch bản này là như thế nào?

 

+ Về mặt lý thuyết thì điều này có thể xảy ra. Nếu cơ quan lập pháp bang chốt danh sách đại cử tri không ủng hộ ứng viên tổng thống theo nguyện vọng của phần đông người dân (bỏ phiếu) thì lá phiếu của các đại cử tri ấy vẫn có thể được tính. Thậm chí, sau khi danh sách đại cử tri được gửi về Quốc hội Mỹ, có trường hợp chính bản thân các đại cử tri cũng không giữ cam kết của họ. Đơn cử năm 2016 có bảy trường hợp đại cử tri không bỏ phiếu cho ứng viên mà họ cam kết với người dân.

 

Tuy nhiên, thực tế thì việc thông qua cơ quan lập pháp bang không đơn giản như vậy. Nên nhớ là các đại cử tri đều phải phản ánh ý chí và nguyện vọng của các cử tri phổ thông (hay người dân), chứ không chỉ đơn thuần là đại diện cho một nhóm lãnh đạo bang (bao gồm cả cơ quan lập pháp bang) hay chỉ đại diện cho ý chí cá nhân của họ. Cho nên việc cơ quan lập pháp gửi danh sách đại cử tri bầu trái ý đa số người dân; hoặc đại cử tri cố ý “bất tín” rất hiếm khi xảy ra và thường không ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Hiện ông Biden đang cách vị trí đắc cử đến 36 phiếu đại cử tri, nên viễn cảnh thông qua các kẽ hở như cơ quan lập pháp bang hoặc các đại cử tri “bất tín” là vô cùng thấp, mặc dù nhiều người ủng hộ ông Trump vẫn mong chờ.

 

 

Khó trông chờ Tòa án Tối cao

 

. Sau tòa ở các bang, rất có thể ông Trump sẽ tìm đến Tối cao Pháp viện (Tòa án Tối cao) của Mỹ. Xin ông giải thích về vai trò của cơ quan này?

 

Trình tự pháp lý đưa các vụ kiện lên Tòa án Tối cao không đơn giản như nhiều người nghĩ. Theo quy định tại Điều III, Mục II của hiến pháp nước Mỹ, thì Tòa án Tối cao có thẩm quyền đối với các vấn đề tranh chấp giữa các bang, các đại sứ, các quan chức cao cấp của chính phủ hoặc các tranh chấp liên quan đến diễn giải hiến pháp và các luật liên bang. Mỗi bang có các quy định về luật pháp liên quan đến bầu cử khác nhau. Vì thế, Tòa án Tối cao chỉ có thể ra phán quyết nếu như nhận thấy những vấn đề liên quan đến quá trình bầu cử của các bang là hợp hiến hoặc vi hiến. Dựa vào đó, các bang sẽ xem xét và công nhận kết quả bầu cử, tức là hoặc công nhận hoặc cho kiểm lại phiếu bầu. Không có chuyện Tòa án Tối cao quyết định ai sẽ là tổng thống Mỹ.

 

Sức mạnh của Tòa án Tối cao chỉ có trong thẩm quyền và các thẩm phán chỉ có thể xem xét những vấn đề liên quan hiến pháp cụ thể mà tòa án cấp dưới đệ trình lên. Như vậy, việc một tổng thống trực tiếp kêu gọi Tòa án Tối cao can thiệp vào một cuộc bầu cử sẽ không được tính đến. Nói một cách đơn giản: “Bạn không thể trực tiếp đưa một vụ kiện lên Tòa án Tối cao khi xảy ra tranh chấp bầu cử. Không có cơ sở pháp lý để hành động như vậy, hay để nói rằng “hãy dừng việc kiểm phiếu và tuyên bố tôi thắng cuộc” (như cách mà nhóm ông Trump đã làm - PV).

 

.

. Nhưng hiện tại, Tòa án Tối cao có sáu (trong tổng số chín) thẩm phán được cho là nhóm bảo thủ. Liệu có thể tạo ra “bất ngờ” cho ông Trump hay không?

 

+ Theo truyền thống, Tòa án Tối cao Mỹ luôn thận trọng trong việc tham gia vào các vụ kiện liên quan tới bầu cử, vốn được định đoạt bởi luật của các bang. Thêm vào đó, Tòa án Tối cao Mỹ cũng nhận thức rõ rằng họ đã từng mạo hiểm lập trường với tư cách một cơ quan độc lập khi đưa ra phán quyết giúp ông Bush đắc cử năm 2000.

 

Vụ kiện năm nay có thể khiến khuynh hướng chính trị của chín thẩm phán trở thành tâm điểm chú ý, đặc biệt là thẩm phán Amy Coney Barrett, người vừa trở thành thành viên của Tòa án Tối cao Mỹ vào tháng trước do ông Trump lựa chọn. Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng Tòa án Tối cao có phán quyết ảnh hưởng đến bầu cử năm nay (ví dụ tuyên bố phiếu bầu không hợp lệ). Tuy nhiên, đứng trước sự chia rẽ của nước Mỹ và đảm bảo lợi ích của đất nước Mỹ, Tòa án Tối cao sẽ phải rất thận trọng khi đưa ra bất kỳ quyết định nào bị coi là có xu hướng chính trị. Nếu tòa tuyên bố các phiếu bầu không hợp lệ trong tình hình không có bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh gian lận thì uy tín của Tòa án Tối cao sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

. Xin cám ơn ông.•

 

------------------

Cơ hội của ông Trump rất thấp

 

Anthony Zurcher, phóng viên của hãng tin BBC chuyên về tình hình Bắc Mỹ, cho rằng: Mục đích thực sự đằng sau động thái pháp lý của nhóm ông Trump không phải là thống kê chính xác cho số phiếu bầu, mà là để tìm ra những gì nhóm ông Trump cáo buộc là gian lận ở các khu vực do đảng Dân chủ thống trị. Việc yêu cầu kiểm phiếu lại của nhóm ông Trump cũng cho thấy họ đang làm mọi thứ có thể để thách thức kết quả bầu cử, duy trì hy vọng của những người ủng hộ trung thành của ông Trump.

 

Trong vài tuần tới, dường như không có cơ hội nào để nhóm ông Trump đảo ngược kết quả. Quá trình dẫn đến lễ nhậm chức của ông Biden vào tháng 1-2021 sẽ tiếp tục, cho dù tổng thống Trump có thừa nhận thất bại hay không.

 

Chuyên gia HOÀNG VIỆT

 

------------------------------------------

 

Arizona xác nhận kết quả bầu cử, Trump lại thua Biden

Nov 30, 2020

 

Wisconsin xác nhận ông Joe Biden chiến thắng sau khi tái kiểm phiếu

Nov 30, 2020

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats