NỘI
DUNG :
Thượng
Đỉnh ASEAN: Việt Nam, Philippines liên thủ thúc đẩy hồ sơ Biển Đông
Trọng Nghĩa - RFI
Thượng
đỉnh ASEAN: Biển Đông và đối đầu Mỹ-Trung trong chương trình nghị sự
Trọng Nghĩa -- RFI
=====================================================
.
Thượng
Đỉnh ASEAN: Việt Nam, Philippines liên thủ thúc đẩy hồ sơ Biển Đông
Trọng
Nghĩa -
RFI
Đăng
ngày: 12/11/2020 - 13:33
https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20201112-asean-bien-dong-vietnam-philippines-lien-thu
Là hai nước bị Trung Quốc liên tục lấn lướt trong
thời gian gần đây tại Biển Đông, Việt Nam, Philippines đã tranh thủ Hội Nghị
Thượng Đỉnh ASEAN mở ra tại Hà Nội hôm nay, 12/11/2020, để yêu cầu một giải
pháp hòa bình, trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế. Điều đáng chú ý là
Philippines đã bất ngờ trở thành nước lên tiếng mạnh nhất trên vấn đề Biển
Đông, cho dù lãnh đạo nước này thường được cho là có xu hướng hòa hoãn với Bắc
Kinh.
https://s.rfi.fr/media/display/ea64b7f8-24df-11eb-8eea-005056bff430/w:1280/p:16x9/ASEAN_37.webp
Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn khai mạc Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 37, Hà Nội,
ngày 12/10/2020. REUTERS - KHAM
Với tư cách chủ tịch
luân phiên của ASEAN, lại là nước bị Trung Quốc lấn lướt dữ dội nhất trong thời
gian gần đây, Việt Nam không thể không nêu bật vấn đề Biển Đông bị Trung Quốc
tranh chấp một cách trái phép ra trước công luận khu vực và thế giới, nhân hội
nghị lần này.
Trong bài phát biểu khai
mạc hội nghị của lãnh đạo 10 nước ASEAN vào hôm nay, thủ tướng Việt Nam Nguyễn
Xuân Phúc đã gián tiếp đề cập đến vấn đề Biển Đông và các hành động hung hăng
áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, khi ông ca ngợi quyết tâm mạnh mẽ của
ASEAN trong việc xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, ổn định, an
ninh và an toàn.
Thủ tướng Việt Nam đã vẽ
ra một bức tranh lý tưởng về Biển Đông mà mọi người mong muốn, một nơi mà những
“khác biệt, tranh chấp được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, nơi pháp
luật được tôn trọng, tuân thủ và các giá trị chung được khẳng định, đề cao ý
nghĩa của Công Ứớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) và trông đợi sớm
hoàn thành Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với
luật pháp quốc tế, với Công Ước UNCLOS 1982”.
Đây là một bức tranh lý
tưởng, vì hiện nay Trung Quốc bị cáo buộc là coi thường luật lệ quốc tế, để
chèn ép các láng giềng ven Biển Đông, những hành vi đã được ngoại trưởng
Việt Nam Phạm Bình Minh nêu bật nhân hội nghị các ngoại trưởng ASEAN hôm qua. Kết
luận của hội nghị ghi rõ: “Biển Đông tiếp tục là vấn đề nổi lên trong tình
hình quốc tế và khu vực” với “nhiều hành động đơn phương, trong đó có
quân sự hóa, đòi hỏi chủ quyền thiếu căn cứ, hành xử áp đặt vẫn tiếp diễn gây
lo ngại đến hòa bình ổn định trên Biển Đông nói riêng, khu vực nói chung”.
Sau phát biểu của thủ tướng Việt Nam, trong diễn văn của mình, tổng thống
Philippines đã bất ngờ lên tiếng bảo vệ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực
La Haye năm 2016 bác bỏ các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển
Đông. Theo phát ngôn viên
phủ tổng thống Philippines, Harry Roque, tổng thống Rodrigo Duterte đã nhắc lại
lời kêu gọi của ông về một giải pháp “hòa bình” cho tranh chấp Biển
Đông, và hy vọng rằng Bộ Quy Tắc Ứng Xử sẽ được hoàn thiện càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, ông cũng nhắc
lại phán quyết trọng tài năm 2016, khẳng định rằng đó là một “giải thích có
thẩm quyền về việc áp dụng Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS... và đã
trở thành một phần của luật pháp quốc tế”. Đối với ông Duterte, đó là một
thực tế “mà không một quốc gia nào có thể bỏ qua, cho dù nước đó có mạnh đến
đâu chăng nữa”.
Phát biểu tại Hội Nghị
ASEAN của tổng thống Philippines đã gợi lại diễn văn mà ông đọc trước Đại Hội Đồng
Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 vừa qua.
Theo các nhà quan sát,
sau hai phát biểu nói trên của Việt Nam và Philippines, các cuộc họp trong
khuôn khổ Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 37 này chắc chắn sẽ tiếp tục thảo luận về
chủ đề Biển Đông, và trong lãnh vực này, chắc chắn Trung Quốc sẽ bị cô lập, vì
lẽ đa số các đối tác lớn của ASEAN đều đã lên tiếng chỉ trích các đòi hỏi chủ
quyền quá đáng của Trung Quốc, từ Mỹ, Úc, cho đến Nhật Bản, Ấn Độ.
-----------------------------------------------------------------
.
Thượng
đỉnh ASEAN: Biển Đông và đối đầu Mỹ-Trung trong chương trình nghị sự
Trọng
Nghĩa --
RFI
Đăng
ngày: 12/11/2020 - 12:10
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201112-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-asean...BB%B1
Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 37 chính thức
khai mạc tại Hà Nội vào hôm nay, 12/11/2020, vấn đề Biển Đông và quan hệ ngày
càng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã lại nổi cộm trong các cuộc thảo luận
giữa các lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á. Do việc dịch Covid-19 vẫn hoành hành, hội
nghị vẫn diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Thượng đỉnh trực
tuyến giữa các lãnh đạo ASEAN, Hà Nội, Việt Nam, ngày 12/11/2020. AP
Theo hãng tin Anh
Reuters, trong phát biểu khai mạc Thượng Đỉnh ASEAN, thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc, đại diện Việt Nam, nước hiện là chủ tịch đương nhiệm của ASEAN, đã tỏ ý
vui mừng trước sự kiện khối ASEAN chưa bị “cuốn vào các dòng xoáy biến động
thế giới và khu vực”, những cạnh tranh đang thách thức hệ thống đa phương
quốc tế.
Tuy nhiên, thủ tướng Việt
Nam nhấn mạnh đến các mối đe dọa phát sinh từ cách ứng xử khó lường của các quốc
gia, sự cạnh tranh và đối đầu giữa các cường quốc, ám chỉ đến quan hệ căng thẳng
hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như giữa các nước ASEAN với Trung Quốc
ở Biển Đông.
Reuters nhắc lại trong một
năm gần đây, tàu Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào các vùng đặc quyền kinh tế
của các nước láng giềng, từ Việt Nam, Indonesia, cho đến Philippines, Malaysia,
với mục tiêu rõ rệt là áp đặt yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên các vùng biển
đó.
Hoa Kỳ là nước đã lên tiếng
bênh vực các nước Đông Nam Á, khẳng đinh tính chất phi pháp của các yêu sách
Trung Quốc và thường xuyên điều chiến hạm đến Biển Đông, đồng thời đưa 24 thực
thể Trung Quốc vào danh sách đen, với lý do đã tham gia xây dựng và quân sự hóa
các đảo nhân tạo mà Trung Quốc nắm trong tay ở Biển Đông.
PUBLICITÉ
Theo Reuters, tình hình
căng thẳng ở Biển Đông dứt khoát sẽ lại được thảo luận, không chỉ trong nội bộ
lãnh đạo các nước ASEAN, mà cả giữa khối Đông Nam Á với các đối tác ngoài khu vực,
từ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, cho đến Nga, Ấn Độ, Úc…, trong khuôn khổ các Thượng
Đỉnh “tay đôi” ASEAN+1, hay trong Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á bao gồm khối
ASEAN, 3 nước Đông Bắc Á, Úc, New Zealand cùng với Ấn Độ, Mỹ và Nga.
Ngoài ra, trong bối cảnh
dịch Covid vẫn hoành hành trong khu vực, đặc biệt là tại hai nước Indonesia,
Philippines, hay là tại Miến Điện, Thái Lan, vấn đề phối hợp và trợ giúp chống
dịch cũng là một chủ đề thảo luận quan trọng.
Còn trong lãnh vực kinh tế,
trọng tâm của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần này sẽ là việc các nước
ký kết Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực RCEP, một thỏa thuận tự do mậu dịch
rộng lớn mà Trung Quốc muốn thúc đẩy.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Thượng
đỉnh ASEAN: Biển Đông và đối đầu Mỹ-Trung trong chương trình nghị sự
Trung
Quốc gọi Mỹ là « kẻ gây rối » ở Biển Đông
Ngoại
trưởng Mỹ ủng hộ ASEAN về Biển Đông và sông Mêkông
No comments:
Post a Comment