NỘI
DUNG :
Joe Biden ‘tiếp tục chuẩn
bị làm tổng thống, bổ nhiệm chánh văn phòng Nhà Trắng’
BBC Tiếng Việt
Hợp
tác an ninh : Tổng thống tân cử Biden trấn an các đồng minh châu Á của Mỹ
Thanh Hà - RFI
========================================================
.
Hợp
tác an ninh : Tổng thống tân cử Biden trấn an các đồng minh châu Á của Mỹ
Thanh Hà - RFI
Đăng
ngày: 12/11/2020 - 11:34
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201112-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-an-nin...BB%B9
Trong các cuộc điện đàm với lãnh đạo Úc, Nhật Bản
và Hàn Quốc ngày 12/11/2020, tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden, tái khẳng định
an ninh khu vực sẽ là một ưu tiên của chính quyền Washington sắp tới. Bên cạnh
vế phòng thủ, Mỹ sẽ phối hợp chặt chẽ với các đồng minh trong khu vực để đối
phó với những thách thức về mặt khí hậu và y tế.
Truyền hình Nhật
đưa tin về chiến thắng của ông Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Ảnh chụp
tại Tokyo ngày 08/11/2020. AP - Eugene Hoshiko
Theo hãng tin Pháp AFP,
sau cuộc điện đàm với tổng thống tân cử Mỹ Biden, thủ tướng Nhật Bản Yoshihide
Suga cho biết đôi bên đồng ý « củng cố quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật vì một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương
tự do và rộng mở ». Hãng tin Kyodo tiết lộ, theo tinh thần hiệp định an ninh Mỹ-Nhật,
Joe Biden cam kết bảo vệ
quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo
và Bắc Kinh. Trung Quốc thường xuyên đưa tàu thâm nhập hải phận của Nhật Bản.
Theo giới quan sát, tuyên bố về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của ông Biden chắc chắn
không làm Trung Quốc hài lòng.
Trong cuộc trao đổi đầu
tiên với nguyên thủ Hàn Quốc Moon Jae In, tổng thống Mỹ tương lai xem hòa
bình trên bán đảo Triều Tiên là một ưu tiên. Ông Biden khẳng định Hàn Quốc là một
mắt xích « quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của khu vực ».
Theo Seoul, hai bên đồng ý hợp tác chặt chẽ nhằm giải quyết hồ sơ hạt nhân Bắc
Triều Tiên.
Chống biến đổi khí hậu là
trọng tâm cuộc điện đàm giữa tổng thống tân cử Hoa Kỳ Biden với thủ tướng
Úc Morrison. Canberra mời ông Biden công du nước Úc vào năm tới, nhân kỷ
niệm 70 năm Hiệp ước An ninh song phương.
Biden chuẩn bị thành lập chính
phủ
Về đối nội, tổng thống
tân cử Joe Biden tiếp tục chuẩn bị thành lập chính phủ. Hôm 11/11/2020, ông đã
chỉ định một cộng tác viên thân tín là Ron Klain vào chức vụ chánh văn phòng phủ
tổng thống trong tương lai. Đây là danh tính quan chức đầu tiên của nội các
Biden được công bố.
Ron Klain, 59 tuổi, từng là cánh tay mặt của Joe Biden trong thời
gian ông đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp của Thượng Viện. Klain cũng
từng là chánh văn phòng của phó tổng thống Al Gore. Dưới chính quyền Obama, năm
2014, ông được giao nhiệm vụ điều phối chiến dịch chống siêu vi Ebola xâm
nhập vào Mỹ.
---------------------------------------
.
.
Joe Biden ‘tiếp tục chuẩn
bị làm tổng thống, bổ nhiệm chánh văn phòng Nhà Trắng’
BBC Tiếng Việt
12 tháng 11 năm 2020
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54917702
Ông Joe Biden, người đã được nhiều nước chúc mừng
là thắng cử tổng thống Mỹ, đã bổ nhiệm trợ lý tin cậy Ron Klain làm chánh văn
phòng Nhà Trắng.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1021D/production/_115377066_gettyimages-458920552.jpg
Ron Klain và Joe
Biden năm 2014
Ông Klain là trợ tá cho
ông Biden từ thập niên 1980 tại Thượng viện và khi ông làm phó tổng thống.
Ông Klain cũng từng là phụ
tá của Tổng thống Barack Obama ở Nhà Trắng và là chánh văn phòng của phó tổng
thống Al Gore.
Chức chánh văn phòng Nhà
Trắng không cần thông qua Thượng viện phê chuẩn.
Ron Klain cũng là người
viết diễn văn cho ông Biden khi ông tranh cử năm 1988 và 2008.
Ông cũng đóng vai trò huấn
luyện kỹ năng tranh luận tổng thống cho Bill Clinton, Al Gore, John Kerry,
Barack Obama, Hillary Clinton và ông Biden.
Ông Joe Biden đang tiếp tục
công việc chuẩn bị làm tổng thống mặc dù Tổng thống Donald Trump từ chối nhận
thất bại.
Hôm thứ Tư, ông tiếp tục
nhận cuộc gọi của các lãnh đạo quốc tế như Thủ tướng Úc, Thủ tướng Nhật và Tổng
thống Hàn Quốc.
Theo báo chí Mỹ, bộ ngoại
giao Mỹ vẫn không gửi cho ông Biden các tin nhắn chúc mừng của quốc tế và cũng
không giúp nước ngoài liên lạc với Biden.
Đó là vì cơ quan Quản lý
Dịch vụ Tổng hợp (General Service Administration - GSA), chưa chính thức công
nhận chiến thắng của Biden.
.
Vì sao một số tiểu bang chưa
tuyên bố người thắng?
Ông Joe Biden đã vượt qua
con số 270 phiếu đại cử tri thứ Bảy tuần trước khi ông được dự phóng sẽ thắng ở
Pennsylvania.
Theo dự đoán của BBC hiện
nay, ông Biden đã có 279 phiếu và Tổng thống Donald Trump 217 phiếu.
Hiện còn ba tiểu bang
chưa chính thức công bố người thắng.
Tại Georgia, Joe Biden
đang dẫn trước với khoảng 14.000 phiếu. Georgia đang chuẩn bị đếm lại phiếu vì
theo quy định, người bị thua có thể yêu cầu đếm lại nếu tỉ lệ cách biệt dưới
0,5%.
Tại Arizona, Biden cũng dẫn
trước. Chính quyền Arizona sẽ minh xác kết quả vào ngày 30/11.
Tại North Carolina, ông
Trump đang dẫn với khoảng 73.000 phiếu.
Thủ tướng Nhật nói chuyện với
Biden
Vào sáng thứ Năm giờ Nhật
Bản, Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga đã nói chuyện khoảng 15 phút với ông Joe
Biden.
Sau đó, ông Suga thông
báo cho các phóng viên rằng ông Biden hứa sẽ áp dụng Điều 5 của Hợp tác Mỹ - Nhật
cho quần đảo Senkaku. Điều 5 này nói Mỹ sẽ bảo vệ lãnh thổ của Nhật nếu xảy ra
tấn công.
Tuy vậy, thông cáo của
nhóm Joe Biden về cuộc điện đàm không nhắc tên Senkaku mà nói ông Biden
"bày tỏ cam kết sâu sắc bảo vệ Nhật Bản cũng như cam kết của Mỹ theo Điều
5".
Ông Suga cho hay ông đã
chúc mừng ông Biden và bà Kamala Harris về chiến thắng bầu cử tổng thống Mỹ.
"Chúng tôi sẽ làm việc để củng cố liên minh hơn
nữa cùng với người đắc cử tổng thống Biden," ông Suga nói.
"Tôi nói với tổng thống đắc cử rằng liên minh
là không thể thiếu cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực và quốc tế."
***
TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Mỹ: Ông Trump có thể
làm gì sau khi rời Nhà Trắng?
12 tháng 11 năm 2020
Mỹ: Cuộc bầu cử vô tận này
sẽ kết thúc ra sao?
12 tháng 11 năm 2020
No comments:
Post a Comment