Wednesday 11 November 2020

THÔNG TIN GIẢ, BỊA ĐẶT VỀ QUÁ TRÌNH BẦU CỬ TỔNG THỐNG 2020 LAN TRÀN TRÊN MẠNG, NỖI SỈ NHỤC CỦA ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC VN VĂN HIẾN VÀ CỦA THẾ GIỚI VĂN MINH (Phạm Thắng Nam)

 


THÔNG TIN GIẢ, BỊA ĐẶT VỀ QUÁ TRÌNH BẦU CỬ TỔNG THỐNG 2020 LAN TRÀN TRÊN MẠNG, NỖI SỈ NHỤC CỦA ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC VN VĂN HIẾN VÀ CỦA THẾ GIỚI VĂN MINH 

Phạm Thắng Nam

07:08  11/11/2020   

https://www.facebook.com/phamthangnam.3/posts/3440958185973272

 

Thông tin giả tạo, bịa đặt liên quan đến quá trình và kết quả bầu cử Tổng Thống

Mỹ 2020 đang lan tràn trên mạng, đặc biệt là trên Youtube, Facebook và các mạng XH khác.

 

Facebook đã có những cố gắng "kiểm tra sự thật" (FactCheck) các nguồn thông tin của một số Users đăng tải trên mang XH lớn nhất này, phát hiện và ngăn chặn không ít thông tin bịa đặt. Nhưng do các status đăng tải thông tin giả, bịa đặt tồn tại khá nhiều, nên Facebook không thể kiểm tra và loại bỏ hết.

 

Thậm chí bọn làm tin giả lại tiếp tục bia đặt và tìm cách tố cáo Facebook đã dùng tiền mua chuộc lãnh đạo 1 số bang của Mỹ để tiến hành 1 số thủ đoạn gian lận bầu cử nhằm hỗ trợ ông Biden.

 

Những tin bịa đặt thường thấm rất nhanh vào những người vốn thích nôi dung tin ấy, chúng vốn "hợp tai" họ, vì họ đang là "Fan cứng" (hay Fan "cuồng") của ông Trump, hoặc của ông Biden. Họ thường tiếp tục phát tán thông tin giả trên mạng cho nhiều người khác đọc, thậm chí còn suy luận và bổ sung thêm vào nguồn tin giả những nhận xét , đánh giá hay kết luận của mình. Họ đã tự bôi nhọ mình, hạ thấp danh dự mình, đến mức đôi khi được gọi là "khốn kiếp", khi một thời gian sau, sự thật được thưc tế hay lịch sử xác nhận.

 

Chúng ta phải làm gì lúc này?

 

Chúng ta cần biết thông tin của đất nước và về các sự kiện nổi bật trên TG. Đó là một nhu cầu cần thiết, trong sáng và đôi lúc còn thiêng liệng nữa của mọi người. Vì vậy theo tôi trước khi tin (đánh giá nguồn tin khả tín) và truyền đạt thông tin cho người khác, ta nên:

 

1- Xác định kỹ, rõ ai là người viết, nói ra thông tin. Lịch sử của người ấy (tên,học vấn, nơi làm việc hiện tại, quá trình làm việc, những điểm đặc biệt trong lịch sử của họ...). Dĩ nhiên những người ban cũ, đặc biêt là bạn học, bạn làm việc trong cùng cơ quan, đơn vị, các người là thành viên trong gia đình bạn, các người bạn đã tiếp xúc hay đã đọc nhiều bài viết của họ....và đã có đánh giá về họ... là những người bạn cơ bản có niềm tin về nôi dung các bài viết của họ.

 

2- Đọc càng nhiều càng tốt các bài viết về cùng một chủ đề của nhiều người khác, nhiều đơn vị khác.. tìm ra các điểm đồng thuận và sai biệt.

 

3- Tìm hiểu kỹ hơn từ sách báo, từ thông tin trên mạng các kiến thức cơ bản, cốt lõi liên quan đến vấn đề mà mình đang nghe, đang xem.

 

(Một thí dụ đơn giản là có người nói ông Biden là tay sai hay là kẻ nhu nhược, phục tùng CQ Trung Quốc, thì ta phải tìm hiểu các tài liệu liên quan, các bằng chứng [evidence] xem có đúng như vậy không?).

 

Xin cảm ơn sự lưu ý của các bạn.

 

Nhân đây tôi xin gửi các bạn xem 1 Video-clip của nhà báo Đỗ Dzũng, làm việc tai Saigon Entertainment.TV ở Garden Grove, gần khu Little Saigon (Mỹ ) bình luận về chủ đề liên quan đến "Gian lận bầu cử tại cuộc bầu cử TT 2020 của Mỹ". Tôi tin cậy thông tin của nhà báo này, cho dù quan điểm chính trị tôi có một số điểm chưa thống nhất với ông.

 

14 BÌNH LUẬN

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats