RCEP:
Khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới ra đời
Vũ
Ngọc Yên
16/11/2020
https://baotiengdan.com/2020/11/16/rcep-khu-vuc-thuong-mai-tu-do-lon-nhat-the-gioi-ra-doi/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/1-34-1024x683.png
Đại diện từ 15 quốc
gia đã đăng ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực hôm Chủ nhật. Ảnh:
AAP
Trong khuôn khổ Hội nghị
cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực
(Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP) có quy mô lớn nhất
thế giới đã được ký kết giữa 10 quốc gia thành viên Hiệp hội ASEAN
(Brunei, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore,
Thái Lan và Việt Nam) và 5 đối tác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
và New Zealand).
Mục tiêu của RCEP là hài
hòa mạng lưới các Hiệp định thương mại tự do (FTA) “ASEAN+1” hiện có, thành một
hiệp định thống nhất, tạo ra một bộ quy tắc thương mại thống nhất và duy nhất
cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. RCEP cũng bao gồm các điều khoản quản
lý đối với nhiều vấn đề thương mại của thế kỷ XXI, bao gồm dịch vụ, đầu tư,
thương mại điện tử, viễn thông và sở hữu trí tuệ.
Khi được thực thi, RCEP sẽ
tạo nên một thị trường lớn với 2, 2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số
thế giới, với GDP xấp xỉ 26.200 tỷ USD, chiếm khoảng 30% Tổng sản lượng kinh
tế (GDP) toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế
giới, vượt xa các khối thương mại khu vực khác như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp
định thương mại Mỹ – Mexico – Canada (USMCA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với các cam kết về mở cửa thị trường trong
lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, RCEP sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển
các chuỗi cung ứng mới trong khu vực. Theo ước tính, tăng trưởng GDP của 15 nước
thành viên RCEP sẽ đạt 137 tỷ USD.
Với việc ký kết RCEP,
thương mại giữa các quốc gia thành viên sẽ được thúc đẩy nhờ hàng rào thuế quan
được hạ thấp, các quy định và thủ tục hải quan được quy chuẩn hóa, và cánh cửa
thị trường được mở rộng hơn giữa các nước hiện chưa có Hiệp định thương mại
tự do (iFTA) với nhau.
Chuyên gia Jeffrey Wilson
của Học viện chính trị chiến lược Úc ASPI cho rằng, “RCEP sẽ
vẽ lại bản đồ chiến lược kinh tế của vùng Ấn độ –Thái
Bình Dương. Thoả ước thương mại tự do có ý nghiã rất quan
trọng. Thoả ước sẽ đẩy mạnh những nỗ lực phục hồi kinh
tế sau Đại dịch”.
Tiến trình hình
thành RCEP
Buổi thảo luận đầu tiên
diễn ra tại hội nghị cấp cao ASEAN 2011 tại Indonesia, tiến trình đàm phán RCEP
chính thức bắt đầu tại hội nghị cấp cao ASEAN 2012 tại Campuchia. RCEP được
khởi xướng, như một sáng kiến của ASEAN nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước
trong khối và 6 đối tác thương mại lớn Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,
New Zealand và Hàn Quốc.
16 nước xúc tiến đàm
phán RCEP vào năm 2013, trong khi một thỏa thuận thương mại lớn khác là Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đang được đàm phán. Do Trung Cộng
tham gia RCEP và Mỹ đang dẫn đầu TPP – thỏa thuận khi đó được kỳ vọng sẽ trở
thành FTA lớn nhất thế giới – đã có nhiều ý kiến cho rằng RCEP dưới sự tham
gia của Trung Cộng sẽ là một cách để Bắc Kinh đối trọng với ảnh hưởng gia
tăng của Washington trong khu vực.
Trải qua 8 năm đàm phán,
30 vòng thương thảo, 18 Hội nghị cấp bộ trưởng và 6 lần trì hoãn
hạn ký kết kể từ cuộc đàm phán đầu tiên. Cuối cùng đến năm 2020, 15 quốc
gia tham gia RCEP đã thống nhất kết thúc đàm phán trên văn bản cho tất cả 20
chương của hiệp định và các vấn đề tiếp cận thị trường.
Năm 2019, New Delhi tham
gia đàm phán RCEP từ đầu, nhưng 2019 đã rút lui khỏi thỏa thuận, vì lo ngại
không bảo vệ được các nhà sản xuất trong nước. Theo tin từ Bloomberg, Ngoại
trưởng Ấn Jaishankar đã phát biểu trong một cuộc thảo luận ở Singapore là Ấn
Độ vẫn còn nghi ngờ về sự tiếp cận thị trường “không bình đẳng” ở Trung Quốc và
“các chính sách bảo hộ mậu dịch” gây mất cân đối thương mại lớn giữa hai nước.
Trong năm tài khóa kết
thúc vào tháng 3/2019, Ấn Độ có thâm hụt thương mại 53,6 tỷ USD với Trung Quốc.
Sự thận trọng của Ấn Độ chính là một trong những rào cản chính đối với tiến
trình đàm phán RCEP trong thời gian qua.
Một số thành viên RCEP,
trong đó có Nhật Bản, xem sự tham gia của Ấn Độ vào thỏa thuận có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trên phương diện kinh tế cũng vai trò của nước này như một đối
trọng với Trung Quốc, Điều này dễ hiểu bởi Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba châu
Á và là một thị trường tiêu dùng lớn.
Công ty tư vấn The
Economist Intelligence Unit (EIU) cho rằng: “Không có Ấn Độ, RCEP giảm tầm
quan trọng, nhưng con đường tiến tới thực thi thỏa thuận này trở nên êm ái hơn“.
Hiệp định RCEP đã được
chính thức ký ngày 15.11.2020, có hiệu lực vào năm 2021 hoặc tháng 1/2022.
RCEP – Một sự
thất bại cho Mỹ
Vừa bước vào Toà
Bạch Ốc vào đầu năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã vội tuyên bố rút Mỹ
khỏi Hiệp định TPP vì cho rằng đây là một thỏa thuận tồi cho Mỹ. Các nước còn
lại trong thỏa thuận tiếp tục đàm phán, đi đến ký kết một Hiệp định mới
vào cuối tháng 10.2018. Thỏa thuận này đã được đổi tên thành Hiệp định Đối
tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 nước (Úc,
Brunei, Canad, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, Peru, Newseeland, Singapor và
Việt nam). Đến nay chỉ có bảy nước phê chuẩn.
CPTPP có 480 triệu dân
và chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu.
Trong bốn năm cầm
quyền, Trump đã áp thuế quan lên nhiều mặt hàng từ các đối tác thương mại của
Mỹ mà ông cho là có hành vi thương mại bất bình đẳng. Đặc biệt, cuộc chiến thương
mại khởi động chống Trung Quốc đã kéo dài hơn 1 năm rưỡi, gây sụt giảm tăng
trưởng kinh tế toàn cầu.
Trong lãnh vực đối
tác quân sự, Mỹ nâng cao vị thế của “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và
Australia và lôi kéo thêm một số quốc gia khác tham gia, trong đó có Hàn Quốc
và Việt Nam. Tuy nhiên, vì chính sách của Mỹ nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc
hơn là đem lại lợi ích cho các nước “Kim Cương +” nên không mấy thu hút sự tham
gia của các quốc gia này.
Về kinh tế, các doanh
nghiệp tư nhân Mỹ đã đầu tư 384 tỷ USD vào các nước ASEAN. Năm 2019, kim
ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 354 tỷ USD.
Mỹ là nước từng khởi xướng
Hiệp định Tự do Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn được coi là hiệp định
tự do thương mại lớn nhất thế giới trước RCEP, nhưng sau đó Trump đã đơn
phương rút khỏi hiệp định. Điều này khiến Mỹ không có mặt trong cả hai hiệp định
tự do thương mại bao phủ khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
.
Các quốc gia
thành viên RCEP vẫn còn quan ngại
Việc ký kết Hiệp định
RCEP không mang ý nghĩa là mọi vấn đề giữa các đối tác thương maị đã
được dẹp bỏ hay nhiều quốc gia thành viên bớt lo ngại về mức độ gia
tăng sự lệ thuộc vào Trung Cộng. Nhật Bản đang cân nhắc chuyển đổi
chuỗi cung ứng ở Trung Cộng. Cuộc xung đột giữa Úc và Tàu vẫn căng
thẳng vì Tàu giới hạn hàng nhập khẩu từ Úc.
Sự hợp nhất ký kết
RCEP chỉ là sự biểu dương thái độ không ủng hộ đường lối chủ trương
tách rời (Decoupling) kinh tế và công nghệ ra khỏi Trung Cộng do Donald
Trump quảng bá.
Hơn nữa, cuộc thương chiến
Mỹ – Trung đã đặt các nước ASEAN vào một hoàn cảnh mới và là động lực
thúc đẩy thành lập RCEP. Hiệp định RCEP được xem là một nỗ lực của các
nước chống lại chính sách bảo hộ thương mại của Trump.
Nhật Bản, Hàn Quốc đã
tham gia nhiều Hội nghị ASEAN+ đã ủng hộ RCEP với các động cơ khác nhau. Hàn Quốc
và đặc biệt là Nhật Bản đều muốn chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á với hơn 650
triệu dân, lớn gấp rưỡi Liên minh Kinh tế Âu châu (EU), tương đương châu Mỹ
Latinh và gấp 3 lần thị trường Mỹ.
Với việc hoàn tất RCEP và
việc thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) tại các quốc gia đã phê chuẩn, châu Á hiện có thể khai thác hai FTA lớn
để thúc đẩy hội nhập sâu rộng trong khu vực.
.
Thành công cho
Trung Cộng?
Trung Quốc muốn dùng RCEP
để ngăn chặn sự kiềm chế của Mỹ. Đối với Trung Quốc, đây là cơ hội để họ tạo
thêm khả năng phá vỡ vòng kiềm tỏa của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương và tiếp tục
thực hiện Chiến lược “Vành đai-Con đường“.
Tại hội nghị lần thứ 19
giữa các Bộ trưởng kinh tế ASEAN và Trung Cộng, hai bên đã thống nhất một số
nội dung chính. Thứ nhất, Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của
ASEAN từ năm 2009, đạt tổng giá trị giao dịch lên tới 507,9 tỷ USD vào năm 2019
(theo số liệu thống kê từ phía ASEAN) và chiếm 18% tổng giao dịch thương mại của
ASEAN.Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào khối ASEAN
đạt khoảng 10,2 tỷ USD vào năm 2019, chiếm 6,6 % tổng giá trị FDI của ASEAN.
Hai là, hai bên ghi nhận
rằng, năm 2020 là năm đặt dấu mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Trung
Quốc và ASEAN, do đây là thời điểm kỷ niệm tròn 10 năm thiết lập quan hệ toàn
diện về kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc.
Bắc Kinh khen ngợi CSVN
đã chu toàn trách nhiệm trong việc hoàn tất RCEP, đồng thời Trung
Cộng kỳ vọng RCEP sẽ mang lại lợi ích chiến lược dài hạn và củng cố quan hệ với
các nước láng giềng.
.
Ý nghĩa RCEP
đối với Việt Nam
Với Việt Nam, sau khi thực
thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và ký
kết Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) vào tháng 6/2019,
việc kết thúc đàm phán RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh
xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu
hút đầu tư nước ngoài.
RCEP được ký kết và có hiệu
lực sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu
đầu vào phục vụ sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang,
Giám đốc Trung tâm tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Hội nhập, thuộc
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng, RCEP được ký kết và
đi vào thực thi, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tiếp cận thị trường tiêu
thụ lớn, có quy mô GDP gấp đôi hiệp định CPTPP, mà còn tiếp cận được nguồn
nguyên liệu, phục vụ chuỗi sản xuất các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu hiện
nay.
.
Thay lời kết
Trong khi Mỹ ngày càng mất ảnh hưởng trong khu vực Á châu –
Thái Bình Dương, thì Trung Cộng thông qua Hiệp định thương mại tự do
mới, lại tiếp tục gia tăng sức mạnh.
Qua cuộc bầu cử Tổng
thống ngày 3.11.2020, Nước Mỹ sẽ có chính quyền mới dưới sự lãnh
đạo của tân Tổng thống thắng cử Joe Biden. Tổng thống Biden đã công
bố chủ trương một chiến lược cập nhật, cứng rắn hơn chính sách xoay trục hay
tái cân bằng thời Tổng thống Obama. Chiến lược kiềm chế Trung Cộng sẽ
thực hiện qua hai phương cách: Hợp tác với Liên minh EU trong lãnh vực
thương mại và kinh tế; Liên minh với các đối tác Á châu trong lãnh
vực quân sự.
Thế giới đang chờ đợi
phản ứng của Mỹ trước việc ra đời Hiệp định RCEP dưới sự dẫn dắt
của Trung Cộng. Liệu Tổng thống Biden có quyết định đưa Mỹ gia nhập
Hiệp định CPTPP hay đề xuất một liên minh kinh tế mới thay thế?
No comments:
Post a Comment