Thứ Năm, 11/05/2020 -
14:37 — canhco
https://www.rfavietnam.com/node/6565
Trong văn hóa ẩm thực Việt
Nam sau 75 xuất hiện một sản phẩm rất phổ biến đó là “mực một nắng”. Người ngư
dân đánh cá nảy sinh ý tưởng phơi con mực khô thay vì nhiều ngày thì chúng chỉ
phơi một ngày, tức là một nắng…con mực vì chưa khô hẳn nên thịt rất mềm, ngọt
và rất được ưa thích. Tuy nhiên vấn đề bảo quản nó đã gây không ít tai họa cho
người dùng bởi vi khuẩn và các loại bụi bặm, chất thải.. chưa được tiêu diệt hẳn
khiến không ít người ăn nó phải vào nhà thương cấp cứu.
Những tưởng chỉ có con mực
mới phơi một nắng, hôm qua người dân thành phố mới biết thêm hai loại sản phẩm
“một nắng” nữa của Tây nguyên “ bò một nắng, heo một nắng”. Hai sản phẩm này được
bà Nữ Đại biểu
Ksor H’Bơ Khăp thuộc đơn vị Gia Lai cho biết trong kỳ họp Quốc hội hôm
qua khi bà tranh luận với hai với 2 Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và Bộ
trưởng Công thương Trần Tuấn Anh về hai vấn đề trồng rừng và Pin mặt trời.
Vấn đề Pin mặt trời thì
ông Trần Tuấn Anh báo cáo “Theo quy định hiện nay, tất cả các chủ đầu
tư đều phải chịu trách nhiệm về xử lý các tấm pin quang điện.”
Bà Ksor H’Bơ Khăp phản
bác lại và cho rằng "không thể nói là đã có quy định, chủ đầu tư sẽ
có trách nhiệm xử lý, Bây giờ điện năng lượng, pin năng lượng tràn lan. Sau này
pin đó dùng để làm gì? Dùng để nướng bò một nắng hay sao, vì vùng lòng chảo của
chúng tôi có đặc sản là bò một nắng, heo một nắng. Thế những tấm pin đó sẽ xử
lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay dùng để tiếp tục làm món đặc sản bò một nắng?”
Về vấn đề diện tích trồng
rừng khi ông Nguyễn Xuân Cường xác định diện tích rừng của Việt Nam hiện
nay là 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, rừng trồng là
4,3 triệu; độ che phủ là gần 42% trong khi mức bình quân thế giới chỉ là 29%.
Ông Cường khẳng định trước Quốc hội : “Đây là sự cố gắng vượt bậc của
nhân dân và cả hệ thống chính trị”.
Rất bất ngờ Bà Ksor H’Bơ
Khăp chỉ ra sự báo cáo láo của bộ trưởng Cường khi cho rằng “hiện
nay, cây cao su, cây cà phê, cây tiêu cũng được tính vào tỷ lệ che phủ rừng. “Rừng
là nơi hấp thụ CO2 để thải ra O2, nhưng cây cao su là loại cây hút O2 và thải
ra CO2. Không có một con gì sống được ở trong rừng đó”, nữ đại biểu nói và cho
biết, cây cao su không chỉ trồng ở Tây Nguyên mà còn trồng cả ở Tây Bắc”
Câu chuyện thú vị vừa được
báo chí loan tải cho thấy không phải Đại biểu quốc hội nào cũng là “bò một
nắng” cả. Bà Ksor H’Bơ Khăp chứng minh rằng không ít người trong số 500 đại biểu
thường đưa tay biểu quyết ấy có kiến thức và óc khôi hài tuy họ biết rằng phát
biểu của họ không bao giờ thay đổi được vòng quay của những con bò cao cấp ngồi
lì trong hệ thống. Những con “bò một nắng” ấy đã được bà Ksor H’Bơ Khăp vạch mặt
trong nghị trường không làm cho chúng thay đổi được tư duy nhưng ít ra cũng khiến
dân chúng thấy được sự so sánh hết sức sáng tạo từ đại biểu của dân tộc thiểu số
nhưng tư tưởng và óc hài hước của bà không thiểu số chút nào.
Không riêng hai con bò một
nắng của Bộ Nông nghiệp và Bộ Công thương mà vừa đây một con bò khác của Bộ Tài
nguyên và Môi trường là Trần Hồng Hà ghi tên gia nhập lực lượng “bò một nắng”
này sau khi ông ta tuyên bố với báo chí rằng “Mưa lũ lịch sử ở miền
Trung là "trời
đổ nước chứ không phải mưa"! Không thể nói gì với loài bò đã
đành, khi chúng được phơi một nắng nữa thì tai họa cho dân tộc này càng tăng
cao khó bề đối phó.
Bởi tâm thế của loại bò
này là tư duy nhiệm kỳ, chỉ cần ngồi một nhiệm kỳ xong là chúng hạ cánh phủ phê
với những gì kiếm được, vì vậy mọi công tác, chính sách, ngân khoản mà
chúng tạo ra đều chụp giựt cho nhanh với nhiệm kỳ của chúng. Loại Bộ trưởng “bò
một nắng” này giống như người ngư dân phơi con mực một ngày để mau kiếm tiền
hơn nhưng chúng nguy hiểm ở chỗ hành vi của chúng không gây bệnh cho một người
hay một gia đình mà chúng gây sụp đổ cả một chính sách, chương trình của quốc
gia.
Họ đông và nguy hiểm đến
nỗi người ta không thể lôi họ ra bất cứ tòa án nào về hành vi của họ vì hệ
thống tòa án, pháp luật đang được điều hành bởi những sinh vật “một nắng” khác,
những loại một nắng đang đồng hành dày xéo đất nước này một cách kinh khủng và
không có ngày dừng lại.
No comments:
Post a Comment