Wednesday, 11 November 2020

MƯA LŨ, SẠT LỠ VẪN TIẾP DIỄN Ở MIỀN TRUNG (BTV Tiếng Dân)

 


Mưa lũ, sạt lở vẫn tiếp diễn ở miền Trung

BTV Tiếng Dân

11/11/2020

https://baotiengdan.com/2020/11/11/mua-lu-sat-lo-van-tiep-dien-o-mien-trung/

 

Cơn bão số 12 đang đổ bộ vào các tỉnh miền trung, gây thiệt hại về người và của. VnExpress đưa tin: Hai người chết do bão Etau. Một người bị vùi lấp trong trận sạt lở ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Một người ở phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định trong lúc chằng chống nhà cửa chống bão đã bị ngã và tử vong.

 

Tình hình ở Đắk Lắk: Đường ngập nặng sau mưa lũ, hàng trăm hộ dân bị cô lập, Infonet đưa tin. Cũng khu vực Tây Nguyên, VTC có bài: Nước lũ lên nhanh ở Gia lai, chia cắt giao thông tại quốc lộ 25. Tình hình ở Thừa Thiên Huế: QL49B ngập sâu, học sinh vùng thấp trũng nghỉ học, theo báo Giao Thông.

 

Một trong các lý do chính khiến Thừa Thiên Huế ngập nặng: Ba hồ thuỷ điện lớn nhất Thừa Thiên Huế xả lũ, theo VnExpress. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế xác nhận, “hồ Tả Trạch đã điều tiết nước về hạ du với lưu lượng 483 m3/s; hồ thủy điện Bình Điền về hạ du 653 m3/s; hồ thủy điện Hương Điền về hạ du 597 m3/s”.

 

Quảng Nam là khu vực vốn bị thiệt hại nặng nề trong cả đợt mưa lũ lịch sử tháng 10 vừa qua, chưa kịp gượng dậy thì nay tiếp tục bị thiên tai và nhân tai: Quảng Nam mưa lớn, nước sông đang lên, nhiều thủy điện xả lũ, báo người Lao Động đưa tin. Theo đó, “vào thời điểm 9 giờ sáng 11-11, mực nước trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc) là 8,56 m (dưới báo động III 0,44 m); tại Thành Mỹ 19,92 m (trên BĐ II 0,92 m); tại Hội Khách 14,69 m (trên mức báo động I 0,19 m)”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/Img1-8.jpg

Cầu An Hội bắc qua sông Hoài ngập sâu. Ảnh: NLĐ

 

Nhà báo Lưu Trọng Văn có bài: Quốc hội cần sớm ra Luật Thuỷ điện trả lại Bình yên cho con người. Ông Văn cho biết, “ở VN thì thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La là điển hình của việc biến động di dân trong lòng hồ kéo theo bao tác động văn hoá, tín ngưỡng, tâm linh, lối sống của gần triệu bà con các dân tộc thiểu số. Tại Việt Nam đã có một số thủy điện đổi dòng, như thủy điện An Khê – Kanak đổi dòng sông Ba gây thảm họa khô hạn cho vùng hạ lưu”.

 

Quảng Nam là khu vực đã xảy ra hàng loạt các vụ sạt lở vào ngày 29/10 vùi lấp 73 người, khiến 14 người thiệt mạng, 13 người mất tích. Hôm nay lại có vụ sạt lở khác: Quảng Nam lại xảy ra sạt lở núi, 1 người mất tích, 3 người bị thương, theo VTC. Chiều nay, ông Thái Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, xác nhận rằng, vụ sạt lở đã xảy ra vào khoảng 15h cùng ngày.

 

Ông Vũ cho biết, lúc xảy ra vụ việc, “đất đá từ trên núi bất ngờ trút xuống Quốc lộ 40B (đoạn thuộc địa phận thôn 4, xã Trà Tân, gần thủy điện Sông Tranh 2). Thời điểm này, 9 người dân di chuyển bằng xe máy qua khu vực trên”. Có 5 người trong số họ đã vứt bỏ xe máy và kịp tháo chạy thoát thân, 3 người bị thương được đưa đi cấp cứu. Một người đàn ông ở huyện Thăng Bình mất tích.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/Img2-1-1068x687.png

Hiện trường vụ sạt lở núi khiến một người mất tích. Ảnh: H.P/VTC

 

Báo Thanh Niên có clip ghi lại sự việc ở hiện trường đúng lúc sạt lở: Kinh hoàng khoảnh khắc sạt lở khủng khiếp ở Bắc Trà My, Quảng Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=BYq_aCvaovU&feature=emb_logo 

 

Cũng tin về tình hình sạt lở ở Quảng Nam: Liên tiếp sạt lở, 9 huyện khẩn cấp di dời dân, báo Tiền Phong viết. Trước vụ sạt lở nói trên, đã có vụ “một quả núi sạt lở, đất đá đổ xuống làm sập một nhà dân ở thôn An Mỹ, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, khiến bà Nguyễn Thị Nga (SN 1976) tử vong”. Còn ở Quảng Trị, khu vực núi Ta Bang ở thôn Ra Ly-Rào, xuất hiện “vết nứt dài khoảng 200m, rộng 40-50 cm. Vết nứt được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm”.

 

Vụ sạt lở ở Quảng Ngãi: Sạt lở, cả ngôi làng ở Quảng Ngãi chìm trong đất đá, trang Kinh Tế Đô Thị đưa tin. Chiều nay, ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, xác nhận, vụ sạt lở núi xảy ra lúc tối qua 10/11, tại thôn Ra Pân, khiến cả ngôi làng chìm trong đất đá.

 

Ông Vượt kể: “Hôm qua có mưa rất to. Đến khoảng 19 giờ cùng ngày, đất đá từ trên núi cao bất ngờ trút ào ạt xuống làng Ra Pân, kèm theo nhiều tiếng nổ lớn. Trận sạt lở núi kinh hoàng này kéo dài xuyên đêm khiến bà con địa phương rất đỗi lo sợ”. Ông Vượt ước tính, khoảng 60.000 m3 đất đá đã trút xuống làng Ra Pân, phủ khắp quãng đường gần 1 cây số. Trước đó, toàn bộ 60 hộ dân trong làng đã được di dời.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/Img3-7.jpg

Đất đá vùi lấp làng Ra Pân. Ảnh: KTĐT

 

Nhà nghiên cứu khí tượng Nguyễn Ngọc Huy cảnh báo: Khẩn cấp – cảnh báo mưa lớn, ngập lụt, sạt lở ở miền Trung. Mặc dù khu vực Quảng Nam – Quảng Bình đã chịu ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ sau bão Etau, nhưng ông Huy cho rằng mưa sẽ còn tiếp diễn, chỉ tạm dừng một thời gian ngắn trước khi bão số 13 đổ bộ. Riêng ở Quảng Trị, “mưa rất rất lớn ở thượng nguồn. Nước sông Hiếu và Thạch Hãn lên rất nhanh. Ngập lụt ở Hải Lăng và Triệu Phong. Mưa còn tiếp tục hết ngày mai 12/11”.

 

Trang Hành Tinh Titanic giải thích cảnh báo trên của ông Huy: Các đợt gió Đông Bắc đang đổ về khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị với cường độ không kém gì các đợt gió của bão số 13 tên Vàm Cỏ, hiện đang cập sát bờ Đông Philippines. “Đó là lý do vì sao trong ngày hôm nay (11/11) đến tận trưa ngày mai (12/11), sẽ có từng đợt mưa xối xả đổ xuống, kéo ra Bắc, bắt đầu từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và một phần Hà Tĩnh”.

 

VnExpress có đồ họa, thống kê thiệt hại do thiên tai từ đầu năm 2020 đến nay: 275 người chết do thiên tai.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/Do-hoa-1-1.jpg

 

Trang Kiểm Tin có bài: Phó trưởng Ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Khánh Hòa xác nhận hình ảnh “đi chống bão” phản cảm. Bài viết bàn về tấm ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội, chụp “ông Lê Tấn Bản, Phó ban thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa, đi kiểm tra công tác ứng phó bão số 12, được một nhân viên đi bên cạnh che, trong khi người này bị mưa ướt cả người”. Ông Bản thừa nhận, người trong ảnh đúng là ông ta.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/Img6.jpg

Ảnh chụp ông Lê Tấn Bản, Phó ban thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa, trong lúc kiểm tra công tác ứng phó bão số 12 đã được một nhân viên đi bên cạnh che, trong khi người này bị mưa ướt cả người. Ảnh: FB Kiểm Tin

 

Mời đọc thêm: Bão số 12 gây mưa lớn, nhiều nơi ngập nặng (TN). – Hội An lại ngập trong nước lũ (VNE). – Ám ảnh nỗi đau vụ sạt lở đất ở Quảng Nam: Chết trong tư thế chạy (TP). – Video: Lở núi ở Quảng Nam, người đi đường bỏ lại xe để chạy thoát (TĐ). – Đất đá trút ào ạt xuyên đêm, cả ngôi làng ở miền núi Quảng Ngãi tan hoang (VTC). – Nhiều người ở Quảng Ngãi nghi bị vùi lấp khi vượt rào cảnh báo (ANTT). – Quảng Ngãi: Dỡ rào chắn đi qua khu vực nguy hiểm, hai người suýt bị sạt lở núi vùi lấp (VH). – Cảnh báo mưa xối xả một lần nữa (FB Hành Tinh Titanic).

 

– Lở núi, ngập lụt nhiều nơi ở miền Trung (VNE). – Bất chấp cảnh báo, người dân Huế vô tư lội lũ lớn ngang ngực (GT). – Nhiều xã ở huyện Tuy An (Phú Yên) vẫn bị cô lập do nước lũ (Tin Tức). – Bão Vamco giật cấp 15 đang đi nhanh vào Biển Đông (PLTP). – Bão Vamco tăng tốc tiến thẳng vào biển Đông giật cấp 15, nhiều tỉnh miền Trung đang mưa lớn (DNVN). – Các hồ thủy điện hạ mực nước để ứng phó với cơn bão số 13 (BNews). – Kỷ lục mưa bão tháng 10 ở miền Trung (TP).

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats