Chủ
nghĩa tư bản từ thiện có làm cho người giàu giàu hơn và người nghèo nghèo hơn
không?
Bất
bình đẳng thu nhập và hoạt động từ thiện
Tác giả Linsey
McGoey
Lê Thị Hạnh dịch
10/11/2020
http://www.phantichkinhte123.com/2020/11/chu-nghia-tu-ban-tu-thien-co-lam-cho.html#more
Lần đầu
tiên Bill Gates gặp Puff Daddy, ca sĩ nhạc rap kiêm doanh nhân về thời trang,
cuộc gặp gỡ đã diễn ra căng thẳng.
Cuộc
gặp diễn ra ở New York, nơi Gates đang đi chơi ở sau quán bar với Bono và những
người bạn khác. Puff Daddy tiếp cận Gates và nhóm bạn của ông. Puff Daddy đứng
trước Gates và gật đầu chào.
‘Ông
là một tên khốn.’
Gates
ném một ánh nhìn vào người đàn ông. Không lẽ nào nhà từ thiện hào phóng nhất thế
giới lại nghe những lời bình luận như thế này quá thường xuyên.
Diddy
tiếp tục lập luận của mình: “Ông
là một tên khốn. Ông đang làm gì về chủng ngừa ở Botswana? Mẹ kiếp.”
Gates
ngả người ra ghế và thư giãn, nhận ra rằng Puff Daddy đang khen ngợi mình.
Cuộc
gặp gỡ này được Matthew Bishop và Michael Green kể lại trong cuốn sách Philanthrocapitalism:
How the Rich Can Save the World. (Chủ nghĩa tư bản từ thiện:
Cách thức người giàu cứu thế giới). Được xuất bản lần đầu vào năm 2008, cuốn
sách này đã trở thành một thứ như là kinh thánh cho một nhóm nhà từ thiện thế hệ
mới với lời thề sẽ định hình lại thế giới bằng cách điều hành các quỹ từ thiện
giống như các doanh nghiệp vì lợi nhuận. Trong thế giới này, Gates được ca ngợi
là ‘MacDaddy’ của hoạt động từ thiện mới. Bishop và Green đưa ra một câu nói của
Bono về lời kêu gọi của công việc từ thiện của Gates: ‘Jay-Z, tất cả những anh
chàng hip-hop, đều yêu mến anh ấy. Bởi vì anh ta không được coi là một nhân vật
lãng mạn - tốt, có thể lãng mạn theo nghĩa Neil Armstrong lãng mạn, một nhà
khoa học nhưng không phải là một nhà thơ. Anh ấy đã hoàn thành công việc.’
Làm xong việc rồi. Bạn có thể nghe thấy các cụm
từ khác đối với điều này. Các nhà tư bản từ thiện thế hệ mới tuyên bố là hướng
đến kết quả nhiều hơn và hiệu quả hơn so với các nhà tài trợ từ thiện trước đó.
Họ muốn cách mạng hóa lĩnh vực cuối cùng chưa bị ảnh hưởng bởi thế giới siêu cạnh
tranh, định hướng lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản tài chính: thế giới của việc
cho tặng một cách từ thiện. Thay cho vũng lầy công việc hành chính, họ có lên kế
hoạch để hoàn thành công việc.
Những
người đề xướng chủ nghĩa tư bản từ thiện thường cho rằng cách tiếp cận giống
như doanh nghiệp đối với hoạt động từ thiện là một điều hoàn toàn mới mẻ. Lấy cảm
hứng từ những khẩu hiệu như ‘giá trị được chia sẻ’, được đặt ra bởi các nhà lý
thuyết quản lý Mark Kramer và Michael Porter, các nhà từ thiện thế hệ mới lập
luận rằng điều đặt ra cách tiếp cận của họ so với các mô hình cũ là một điểm nhấn
mới lạ về việc đo lường kết quả của hoạt động cho tặng từ thiện để đảm bảo hoạt
động từ thiện tạo ra nhiều lợi ích xã hội nhất theo cách hiệu quả nhất: điều
quan trọng là tính toán đúng chi phí-lợi ích.
Ví dụ,
vào năm 1999, Kramer và Porter đã công bố một bài báo trên tạp chí Harvard
Business Review tuyên bố rằng có quá ít quỹ từ thiện ‘nghĩ
một cách chiến lược về cách thức họ có thể tạo ra giá trị cao nhất cho xã hội bằng
các nguồn lực mà họ có thể sử dụng. Người ta ít đo lường kết quả. Ngược lại,
các quỹ thường coi việc đo lường hiệu suất là không liên quan đến sứ mệnh từ
thiện của họ.’
Chỉ
có một vấn đề với đề xuất này. Rõ ràng khẳng định trên là sai. Trên thực tế,
cách tiếp cận từ thiện theo định hướng tác động, giống như kinh doanh đã chiếm
ưu thế trong hoạt động từ thiện quy mô lớn ít nhất là 120 năm nay rồi, kể từ
khi các nhà công nghiệp như Carnegie và Rockefeller tuyên bố áp dụng các kỹ thuật
kinh doanh vào lĩnh vực từ thiện. Chỉ cần nhìn vào người cố vấn chính về hoạt động
từ thiện của Rockefeller, một cựu giáo sĩ hội thánh Tin lành Baptist tên là
Frederick T. Gates. Gates rời chức vụ ở hội thánh Baptist vào cuối những năm
1880 và tiếp tục dành nhiều thập kỷ sau đó để tư vấn trước hết cho Rockefeller
cha, và sau đó là con trai của ông, John D. Rockefeller con, về cách tốt nhất để
giải ngân các khoản từ thiện của họ. Là một người hâm mộ thẳng thắn Phong trào
Tính hiệu quả, một trường phái tư tưởng phát triển mạnh mẽ từ những năm 1890 đến
đầu những năm 1930 nhằm áp dụng các nguyên tắc quản lý của Taylor vào tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội và kinh doanh, Gates liên tục khuyên
Rockefeller cố gắng lấy chi tiêu từ thiện của ông làm đòn bẩy theo nhiều cách
nhằm đạt được điều tốt nhất có thể quan sát được.
William
Schambra, một chuyên gia được coi trọng về hoạt động từ thiện có trụ sở tại Viện
Hudson, đã nhắc lại điểm này với tôi trong một cuộc phỏng vấn: “Ý tưởng rằng
chúng ta nên tổ chức các hoạt động từ thiện theo cách chúng ta tổ chức các công
ty của mình - đó là ý tưởng ban đầu của John D. Rockefeller. Rằng chúng ta thiết
lập một kiểu cấu trúc công ty với bộ máy hành chính và việc ra quyết định cẩn
thận. [Chủ nghĩa tư bản từ thiện] chỉ là hơn thế nữa.’
Khi
những người đề xướng chủ nghĩa tư bản từ thiện tuyên bố rằng hoạt động từ thiện
‘mới’ mang tính định hướng tác động hoặc mang tính chất kinh doanh hơn là các
phương pháp tiếp cận từ quá khứ, họ đang trơ tráo bỏ qua di sản của các
phong trào như Trường phái Tính hiệu quả. Nhà sử học Stanley Katz đã thẳng thắn
đưa ra quan điểm này. Ông viết: ‘Phần lớn những lời hùng biện quảng bá cho các
quỹ hiện tại, đối với tôi dường như để nói lên sự thiếu hiểu biết đáng lo ngại
về lịch sử của các quỹ vĩ đại và rộng lớn của Hoa Kỳ.’
Nhìn
xa hơn về quá khứ, đến thế kỷ mười tám, sự tương đồng giữa các nhà tư bản từ
thiện ngày nay và các thế hệ trước càng trở nên nổi bật hơn. Thoạt nhìn, sự kết
hợp nghịch lý của một cụm từ như ‘chủ nghĩa tư bản từ thiện’ có vẻ khá rõ ràng.
Hiếm có điều gì có vẻ đối nghịch nhau bằng từ thiện, một lĩnh vực của lòng
vị tha, và chủ nghĩa tư bản, một lĩnh vực của việc tìm kiếm tư lợi. Tuy nhiên,
nhìn vào lịch sử, ý tưởng được cho là mới đã biến mất.
Một
tuyên bố chính của hoạt động từ thiện ‘mới’ là thị trường và đạo đức không phải
là những hiện tượng khác biệt, mà là những hàng hóa tương đương nhau. Bằng cách
khai thác sức mạnh của thị trường, chủ nghĩa tư bản từ thiện chắc chắn sẽ đóng
góp vào phúc lợi của một cộng đồng rộng lớn hơn. Đây là một ý tưởng mạnh mẽ
nhưng hầu như không phải là một ý tưởng mới mẻ. Ngược lại, nó lặp lại những
giả định lâu nay về lợi thế xã hội của doanh nghiệp tư nhân. Thật vậy, người
ta có thể nói rằng đó là hạt nhân sáng lập của nền kinh tế chính trị hiện đại,
ít nhất là rõ ràng kể từ khi có các bài viết của Bernard
Mandeville và Adam
Smith, các nhà kinh tế chính trị, những người đã nâng cao ý tưởng rằng khi
các cá nhân lao động để đạt được các mục tiêu kinh tế tư lợi thì cũng đương
nhiên đóng góp vào hàng hóa công cộng chung cho mọi người.
Nhà
triết học Slavoj Žižek là một trong số ít các nhà quan sát phê bình nêu lên cảm
giác kỳ lạ dường như đã từng nhìn thấy, cảm giác này thấm đượm vào lời hùng biện
của những người đam mê chủ nghĩa tư bản từ thiện. Ông đã chỉ ra rằng châm ngôn
của họ giống như một ‘phiên bản hậu hiện đại hóa về bàn
tay vô hình của Adam Smith: thị trường và trách nhiệm xã hội không đối
lập nhau, mà có thể kết hợp lại vì lợi ích chung ... mục tiêu của họ không phải
là kiếm tiền, mà là biến đổi thế giới (và như một sản phẩm phụ, hãy kiếm nhiều
tiền hơn nữa)’.
Žižek
đã nêu một vấn đề đúng. Nhưng có hai điều đang còn mới về hoạt
động từ thiện mới. Một là quy mô. Hai là cách nói thẳng thắn mà các nhà tài trợ ca
ngợi thay vì che đậy khả năng sử dụng hoạt động từ thiện để làm giàu
cho tư nhân.
Khi
nói đến quy mô, trong khi những con số vững chắc khó nắm bắt, rõ ràng là hoạt động
từ thiện toàn cầu đang ở giai đoạn vàng. Gần một nửa trong số 85.000 quỹ tư
nhân ở Hoa Kỳ được thành lập trong 15 năm qua. Thêm hàng nghìn quỹ từ thiện tư
nhân được thành lập mỗi năm.
Các
chuyên gia suy nghĩ khác nhau về việc liệu sự phát triển mạnh mẽ của các quỹ
riêng lẻ này có thực sự thể hiện sự gia tăng đáng kể trong tổng thể hoạt động
cho tặng từ thiện so với những thập kỷ trước đó hay không. Ray Madoff, giáo sư
luật tại Đại học Boston, đã chỉ ra rằng tại Hoa Kỳ, tổng thể hoạt động từ thiện
vẫn ở mức khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội kể từ những năm 1970 và các khoản
đóng góp từ các cá nhân vẫn giữ nguyên trong 40 năm, chiếm khoảng 2% thu nhập
khả dụng.
Mở rộng
tầm nhìn ra ngoài Hoa Kỳ, người ta dễ dàng tuyên bố rõ ràng hơn về sự
gia tăng hoạt động từ thiện toàn cầu. Các học giả về hoạt động từ thiện David
Moore và Douglas Rutzen cho rằng hoạt động từ thiện toàn cầu đã tăng lên đáng kể
trong những năm gần đây, một mức tăng trưởng ‘tương ứng với sự gia tăng của tài
sản tư nhân ở Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia khác’.
Sự
gia tăng hoạt động từ thiện toàn cầu này bắt nguồn từ việc gia tăng sự tập
trung của cải và sự gia tăng bất
bình đẳng về kinh tế - điều gì đó đã làm phong phú thêm khả năng cho
đi những khoản tiền ấn tượng của những người giàu có. Việc Warren Buffett tặng
30 tỷ USD vào năm 2006 cho Quỹ Gates và được đánh giá cao chỉ là một ví dụ gần
đây.
Nhưng để làm gì?
Điều
đáng chú ý về số lượng quỹ từ thiện ngày càng tăng trong hai thập kỷ qua là việc
tăng cường đóng góp đã không làm giảm được mức độ bất bình đẳng kinh tế ngày
càng tăng. Trong thực tế, một điều ngược lại đã xảy ra với trường hợp này. Điều
gì làm cho thực tế là việc gia tăng hoạt động từ thiện và việc gia tăng bất
bình đẳng dường như song hành với nhau? Làm từ thiện có thực sự làm cho người
giàu giàu hơn và người nghèo trở nên nghèo hơn?
Khó
có thể đưa ra khẳng định đơn giản về mối quan hệ nhân quả, vì có nhiều yếu tố
góp phần làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo. Nhưng có một số lý do khiến mức
độ từ thiện ngày càng tăng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng
đang gia tăng hơn là giảm thiểu nó. Một là các khoản quyên góp từ thiện làm mất
đi nguồn thu từ thuế của kho bạc có thể được chi cho các chính sách phúc lợi
tái phân phối.
Hai
là một tỷ lệ nhỏ đáng ngạc nhiên của quỹ nhằm hỗ trợ kinh tế cho những người có
thu nhập thấp. Báo cáo hàng năm từ các tổ chức như Viện Trao tặng (Giving
Institute) cho thấy chỉ có một tỷ lệ nhỏ, thường dưới 10% mỗi năm, được chi cho
các sáng kiến được dán nhãn là vì ‘lợi ích xã hội công cộng’, trái ngược với
khoản chi tiêu lớn hơn nhiều cho các hoạt động tôn giáo hoặc quà tặng cho những
trường đại học giàu có.
Một
mối quan tâm khác là hoạt động từ thiện được sử dụng để ngăn chặn các yêu cầu về
đánh thuế cao hơn, để bảo vệ và mở rộng tài sản chứ không nhằm phân phối lại của
cải. Hoạt động từ thiện thường mở ra thị trường cho các công ty đa quốc gia có
trụ sở tại Hoa Kỳ hoặc châu Âu có đối tác là các tổ chức như Quỹ Bill và
Melinda Gates để tiếp cận người tiêu dùng mới. Cho tặng nhiều hơn là một chiến
lược để nhận được nhiều hơn, giúp tập trung sự giàu có vào một hạt nhân ngày
càng thu hẹp của các nhà môi giới quyền lực với ảnh hưởng ngày càng tăng lên đối
với việc hoạch định chính sách tại các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới.
Bản
thân các nhà từ thiện thường là những người đầu tiên thừa nhận rằng hoạt động từ
thiện của họ nhằm mục đích bảo tồn hơn là phân phối lại của cải. Carlos Slim,
có lẽ là người thẳng thắn nhất về thực tế này, khi tóm tắt cách tiếp cận từ thiện
của chính mình với nhận xét, ‘Sự giàu có giống như một vườn cây ăn quả. Bạn phải
chia sẻ trái cây, chứ không phải là chia sẻ cây cối.’
Bình
luận của Slim lặp lại như một con vẹt một niềm tin làm nền tảng cho lòng hào
phóng của các nhà hảo tâm trước đó như Andrew Carnegie, ông nam tước ngành
thép. Trong các bài luận có ảnh hưởng của mình về giá trị của việc cho tặng từ
thiện, được xuất bản vào cuối những năm 1880 và 1890, Carnegie đã nêu rõ rằng
những cử chỉ từ thiện là rất quan trọng để cho phép những người giàu có củng cố
tài sản và đảm bảo các quy trình sản xuất không bị đe dọa bởi một tầng lớp lao
động ngày càng hoạt động tích cực đòi thay đổi tổ chức.
Vào
năm 1889, ông gợi ý rằng hoạt động từ thiện sẽ giúp ‘giải quyết vấn đề giàu và
nghèo. Quy luật tích lũy sẽ được để tự do, quy luật phân phối cũng được tự do.
Chủ nghĩa cá nhân sẽ tiếp tục, nhưng nhà triệu phú sẽ chỉ là người được ủy thác
của người nghèo, được ủy thác cho một mùa vụ với một phần lớn tài sản gia tăng
của cộng đồng, nhưng quản lý nó cho cộng đồng tốt hơn nhiều so với những gì họ
có thể hoặc sẽ tự làm.’
Khi ấy
Carnegie đang viết vào thời điểm có những bất ổn lớn về lao động trên đất Hoa Kỳ.
Một số công nhân của ông đã bị lung lay bởi đề xuất rằng cái gọi là ‘quy luật
tích lũy’ phải được giữ nguyên để ông và một vài người khác có thể kiểm soát sự
giàu có vô hạn nhằm ban tặng cho những mục đích đã được lựa chọn.
Một
số tiểu thuyết gia thời Victoria và đầu thế kỷ 20 đã viết những lời châm biếm về
cách suy nghĩ này của Carnegie và các nhà hảo tâm bạn của ông. Tác phẩm The
Ragged Trousered Philanthropists (Nhà từ thiện rách rưới) của Robert
Tressell, là một cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh của một nhóm thợ sơn nhà, đã mở
rộng một cách châm biếm nhãn hiệu ‘nhà từ thiện’ ra cho một nhóm công nhân
ngoan ngoãn tuân theo yêu cầu của ông chủ. Với sự dí dỏm ranh mãnh, Tressel cho
rằng việc họ sẵn sàng cho đi với giá rẻ sức lao động là hành động từ thiện tối
thượng.
Ngày
nay, hoạt động từ thiện hầu như không còn là đối tượng của những liên tưởng
châm biếm như trước đây. Từ các buổi hòa nhạc như Live Aid, đến sự phổ biến của
các chương trình như The Secret Millionaire (Nhà triệu phú bí ẩn), một chương
trình truyền hình ăn khách của Anh, nơi các nhà hảo tâm ẩn náu trong các cộng đồng
nghèo để tìm người nhận xứng đáng cho quỹ từ thiện của họ, hoạt động từ thiện
đã đạt được danh tiếng phổ biến khiến các hành động cho tặng khó bị chỉ trích
hoặc chất vấn.
Sự
khen ngợi của công chúng, thậm chí cả sự tôn kính, dành cho các nhà từ thiện
ngày nay được khơi gợi bởi nhiều phương tiện truyền thông đại chúng bị khuất phục,
có xu hướng tiếp nhận và duy trì tuyên bố rằng có điều gì đó xưa nay chưa từng
có về hoạt động từ thiện mới mẻ, ‘mang tính chiến lược’ tại các tổ chức như Quỹ
Gates.
Một
số kỹ thuật đo lường có thể là mới, chẳng hạn như các thử nghiệm ngẫu nhiên có
đối chứng xuất hiện từ những năm 1920 nhưng đã đạt được ưu thế trong giới
nghiên cứu phát triển trong 20 năm qua. Nhưng chưa có đánh giá tác động.
Tuy
nhiên, hết lần này đến lần khác, các nhà tư bản từ thiện ngày nay có xu hướng bỏ
qua lịch sử của thế hệ tiền nhân. Một ví dụ điển hình là một bài báo gần đây của
người đồng sáng lập Napster, ông Sean Parker trên báo Wall Street Journal.
Parker gợi ý rằng điều bất thường ở giới tinh hoa toàn cầu mới là họ có não trạng
‘hacker’ (‘tin tặc’). Theo cách nói của ông, ‘việc nhào nặn ra giới tinh hoa
hacker mới này là một lệch lạc trong lịch sử của sự hình thành của cải.’ Để làm
bằng chứng, ông kể về những thanh niên trong giới tinh hoa ngày nay: thực tế là
nhiều tỷ phú công nghệ đã đạt được thành công trước khi bước sang tuổi 40. Sau
đó, ông đối lập giới tinh hoa ‘hacker’ mới với các quỹ từ thiện truyền thống ‘cổ
xưa’ mà ông cho là họ không quan tâm đến việc đánh giá hiệu quả của họ.
Cả
hai điểm đều sai. Carnegie và Rockefeller, mỗi người đều tích lũy được khối tài
sản đáng kể khi còn ở lứa tuổi ba mươi, và mỗi người có thể là ‘hacker’ trong
thời đại của họ, tuyệt vọng muốn tách rời việc cho tặng của mình khỏi việc bố
thí, vì người ta thường cho rằng tự thân hành động từ thiện đã là có đạo đức rồi
bất kể hiệu quả thực tế. Trái ngược với gợi ý của Parker trong bài viết - lập
luận của ông ấy rằng “về mặt lịch sử, tuổi trẻ và lòng từ thiện luôn tách bạch
với nhau” - Rockefeller và Carnegie đã hào phóng cho tặng trong suốt cuộc đời của
họ chứ không chỉ đơn giản là lúc đã về già. Rockefeller đã bắt đầu từ bỏ một phần
đáng kể thu nhập của ông một cách có hệ thống khi vẫn còn là một thiếu niên.
Ít
có điều gì trong bài báo gần đây trên Wall Street Journal của Parker là chính
xác về mặt lịch sử, đó là điều được nêu lên bởi các trang mạng chuyên ngành như
HistPhil, một trang web dành cho lịch sử quyên góp quy mô lớn. Tuy nhiên, bài của
Parker đã được đăng tải trên báo chí chính thống, bao gồm một bài đánh giá rực
rỡ trên Intercept, một diễn đàn trực tuyến do Pierre Omidyar tài trợ, như thể
cách tiếp cận của Parker thực sự sáng tạo hoặc chưa từng có, theo cách gợi ý của
ông.
Omidyar,
người sáng lập eBay, là một người khác thường trong số các nhà tư bản từ thiện
khi thừa nhận tính thích đáng của các nhà kinh tế chính trị thời kỳ đầu với
cách tiếp cận của chính ông đối với hoạt động từ thiện và kinh doanh; ông thường
ca ngợi Smith vì đã khơi dậy niềm tin của ông rằng doanh nghiệp tư nhân, với
các điều kiện đúng đắn, tự do kinh doanh, ít quy định gò bó, sẽ dẫn đến lợi ích
tập thể.
Nhưng
đây chỉ là hình ảnh một phần sáng tạo của Smith. Trong một dịp hiếm hoi khi các
nhà từ thiện mới nói về những người tiền nhiệm của họ trong lịch sử, họ có xu
hướng chọn những đoạn văn viết tiện lợi để tuyên truyền những bức tranh biếm họa
tiện lợi vẽ các nhà kinh tế chính trị thời kỳ đầu.
Ta
hãy xem các bài viết của Mandeville, một triết gia người Hà Lan sinh năm 1670,
người đã dành phần lớn sự nghiệp của mình ở Anh. Nhiều người cho rằng Adam
Smith đã có công khởi xướng ý tưởng rằng các cá nhân khi lao động để đáp ứng
nhu cầu và mong muốn kinh tế của bản thân, cũng sẽ thúc đẩy lợi ích công cộng.
Nhưng một nguồn gốc sớm hơn của ý tưởng đó thực sự được tìm thấy ở Mandeville.
Nó được gói gọn trong bài luận có sức thuyết phục của ông, Truyện ngụ ngôn về
loài Ong (The Fable of the Bees).
Trong
tiểu luận này, Mandeville sử dụng phép ẩn dụ về một tổ ong. Ông viết, trong tổ
ong, có rất nhiều con ong siêng năng và khéo léo, cũng có nhiều con ong có vẻ
vô đạo đức - dối trá, kiêu ngạo, không trung thành - nhưng mong muốn của những
con ong đó đã giúp biến ‘toàn bộ quần thể trở thành một Thiên đường’. Mặc dù khởi
đầu từ sự vô đạo đức, nhưng kế hoạch khéo léo đã giúp thúc đẩy một ngành công
nghiệp năng động, tạo ra sự thoải mái đến mức ‘Người nghèo/Sống tốt hơn Người
giàu trước đây’.
Nói
cách khác, sự tiến bộ bắt nguồn từ lòng tham kinh tế, chứ không phải là từ sự
tiết chế trước cám dỗ. Với mong muốn vơ vào; chứ không phải là kiềm chế để
không vơ lấy. Ý tưởng cho rằng tư lợi phục vụ một chức năng kinh tế và đạo đức
quan trọng là dễ thấy trong một phổ hệ trực tiếp bắt nguồn từ Mandeville và
Smith, thông qua các nhà công nghiệp thế kỷ 19 như Carnegie và Rockefeller, cho
đến những nhà vô địch của chủ nghĩa tư bản từ thiện ngày nay.
Lấy
ví dụ về chân dung nam và nữ được nhà nhân học Hoa Kỳ Karen Ho mô tả trong
nghiên cứu của bà về các chủ ngân hàng đầu tư trẻ tuổi ở Phố Wall. Các chủ ngân
hàng mà bà gặp tỏ vẻ thật sự rất bối rối khi nhiều người ngoài lĩnh vực ngân
hàng nhận thấy sự thiếu đạo đức trong hành động của họ. Trái lại, họ tự tin rằng
họ đang thực hiện một dịch vụ công cộng thiết yếu. Họ coi việc chấp nhận nhiệt
tình các hình thức của sự ‘phá hủy đầy sáng tạo’ của Schumpeter là
điều cần thiết để đảm bảo các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể phát triển và cạnh
tranh. Giống như Mandeville, họ nhấn mạnh rằng lợi nhuận tư nhân tạo ra sự thừa
nhận công cộng.
Nhưng
có một khía cạnh quan trọng trong lập luận của Mandeville thường bị bỏ qua.
Trong Truyện ngụ ngôn về loài Ong, ông viết đoạn thơ sau:
Và từ đó,
người ta nhận thấy Thói hư tật xấu là có ích lợi
Khi Thói
hư tật xấu bị Công lý trói lại.
Trong
một phần khác, ông khẳng định rằng ‘nhờ Quản lý có kỹ xảo của một Chính trị gia
khéo léo, Thói hư tật xấu Tư nhân có thể biến thành Đức hạnh Công cộng.’ Nói
cách khác, sự tôn kính của Mandeville đối với tư lợi kinh tế, nhấn mạnh sự cần
thiết của việc quản lý của chính phủ và các ràng buộc pháp lý để đảm bảo rằng
trục lợi công cộng thực sự dẫn đến phần thưởng công cộng.
Điều
còn thiếu trong sự nhiệt tình vui vẻ của các nhà tư bản từ thiện ngày nay là sự
công nhận đầy đủ những cuộc đấu tranh lịch sử giành lợi nhuận tư nhân và lợi
ích công cộng, những cuộc đấu tranh này đã định hình mối quan hệ lao động ít nhất
là kể từ thời Mandeville. Khi họ thừa nhận lịch sử, điều này không thường xuyên
xảy ra, các nhà tư bản từ thiện ngày nay ca ngợi một phiên bản bị pha tạp của nền
kinh tế chính trị thời kỳ đầu, một phiên bản bỏ qua sự nhấn mạnh mà Mandeville
và sau này là Adam Smith đặt ra về nhu cầu cần có sự điều tiết của chính phủ.
Doanh
nghiệp tư nhân có thể thu được lợi ích công cộng. Nhưng chỉ khi các chủ thể nhà
nước, thông qua ‘Quản lý có kỹ xảo’, thì mới có thể quản lý được của cải theo
cách đảm bảo rằng lợi ích công và tư đều được phục vụ. Mandeville, người hùng
thầm lặng ban đầu của từ thiện tư bản chủ nghĩa, thực sự là một nhà vô địch đấu
tranh cho các chính phủ can thiệp, mạnh mẽ. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà
tư bản từ thiện ngày nay có xu hướng phớt lờ ông ta.
.
Người
dịch: Lê Thị Hạnh
.
Nguồn: “Does
Philantrocapitalism Make the Rich Richer and the Poor Poorer? Income Inequality
and Philanthropy”, Evonomics,
23.02.2016
.
Vài nét về
tác giả :
Linsey
McGoey là
giáo sư xã hội học và là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Xã hội học Kinh tế
và Đổi mới (CRESI) tại Đại học Essex. Cuốn sách mới nhất của bà, The
Unknowers: how strategic ignorance rules the world (tạm dịch: Những
người không biết: cách thức người ta dùng chiến lược cố ý không biết để cai trị
thế giới) đã ra mắt với Zed Books.
-------------------------------
Bài có
liên quan: Huyền
thoại về lòng từ thiện
No comments:
Post a Comment