Thursday, 19 November 2020

CHÂU Á TƯỚC QUYỀN LỰC MỸ - CÒN TRUMP THÌ ĐI CHƠI GOLF (Max Borowski)

 


Châu Á tước quyền lực Mỹ – còn Trump thì đi chơi golf

Max Borowski

Posted on Tháng Mười Một 15, 2020

https://phanba.wordpress.com/2020/11/15/chau-a-tuoc-quyen-luc-my-con-trump-thi-di-choi-golf/

 

Nội dung của thỏa thuận thương mại châu Á – Thái Bình Dương mới, RCEP, về mặt hình thức là không có gì gây chấn động. Nhưng nó đánh dấu một bước nữa trong sự chuyển dịch quyền lực toàn cầu. Mỹ và châu Âu không chỉ từ bỏ nhiều phần trong thương mại mà còn từ bỏ cả ảnh hưởng của mình trong bảo vệ môi trường và nhân quyền.

 

Biểu tượng khó có thể gay gắt hơn: Tổng thống Mỹ Donald Trump rất tiếc vì không thể tham dự hội nghị thượng đỉnh ảo của cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á ASEAN và các nước khác trong khu vực Thái Bình Dương, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, người đại diện cho ông, quả quyết. Cùng lúc đó, các phương tiện truyền thông Mỹ đã công bố hình ảnh về những gì quan trọng mà ông tổng thống không tái đắc cử đã làm thay vào đó: chơi golf trong khu nghỉ dưỡng của riêng ông, Mar-a-Lago ở Florida. Trong khi đó, 15 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương tham gia đã ký kết một thỏa thuận cho khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

 

https://phanba.files.wordpress.com/2020/11/trump-spielt-golf.jpg?w=1024

Không đến được vì một cuộc hẹn khẩn cấp trên sân golf: nhà lãnh đạo không tái đắc cử của thế giới tự do, Donald Trump.

 

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Khu vực (RCEP) và việc Tổng thống Mỹ chơi golf cho thấy tọa độ trong hệ thống thương mại thế giới đã thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào. Một khu vực thương mại khổng lồ đang hình thành ở châu Á, bao gồm khoảng một phần ba dân số và sản lượng kinh tế thế giới. Hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại là Hoa Kỳ và EU không những không tham gia vào hiệp định này. Họ cũng không tạo ra đối trọng thông qua các thỏa thuận thương mại tương tự như vậy cho riêng họ. Trump đã ngăn chận cả sự tham gia của Hoa Kỳ vào Hiệp định Thương mại Thái Bình Dương PPT – một hiệp ước được xem như là đối trọng với sự thống trị của Trung Quốc ở châu Á – lẫn thương mại tự do với châu Âu theo hiệp ước TTIP. Giờ đây, RCEP cho thấy sự tích hợp của thương mại thế giới đang tiến triển như thế nào bất chấp chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ hay sự hoài nghi toàn cầu hóa ở châu Âu: với Trung Quốc đứng đầu.

 

Trong khi đó thì văn bản của hiệp ước, đã được đàm phán trong nhiều năm, có rất ít nội dung mang tính cách mạng. Các quốc gia tham gia – ngoài các thành viên ASEAN Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam còn có Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Hàn Quốc cũng tham gia – đã kết nối với liên minh ASEAN thông qua các hiệp định thương mại song phương. Thành tựu thực tế của RCEP là nó làm hài hòa những hiệp định có phần khác nhau này thành một hiệp ước. Ở các công ty mua bán thì việc này hẳn sẽ được nhận thấy trước hết là qua việc giảm bớt quan liêu. Mặt khác, các thỏa thuận về cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản thương mại khác không mang nhiều tham vọng so với các hiệp định khác – hiện bây giờ.

 

Không có tiêu chuẩn cho môi trường và nhân quyền

Nhưng với RCEP, một tổ chức thương mại đã xuất hiện mà hiện bây giờ ở trong đó thành quả được tạo ra từ kinh tế nhiều hơn ở bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. RCEP sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng thương mại ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương này. Châu Âu và Hoa Kỳ không chỉ có nguy cơ bị mất thị phần. Quyền lực của họ trong việc thiết lập các tiêu chuẩn cho thương mại thế giới sẽ suy giảm, và ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng. Điều này có nghĩa là gì thì có thể nhận thấy được, ngoài trừ những việc khác, là ở việc RCEP – trái ngược với các hiệp ước được Hoa Kỳ và Châu Âu thúc đẩy trước đây – không bắt buộc các thành viên của mình phải tuân theo bất kỳ tiêu chuẩn tối thiểu nào về nhân quyền, bảo vệ môi trường hay bảo vệ sở hữu trí tuệ.

 

Nhưng đồng thời, RCEP cũng thể hiện một nhượng bộ của giới lãnh đạo ngày càng mạnh hơn về chính trị và kinh tế ở Bắc Kinh đối với các nước láng giềng của họ. Trong khi Trung Quốc có một trọng lượng áp đảo trong mọi quan hệ song phương với các nước trong khu vực thì nước này hoàn toàn không thống trị trong hiệp ước thương mại đa phương. Cùng với nhau, các đối tác có định hướng Phương Tây trong hiệp ước, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia ít nhất là cũng bình đẳng về kinh tế. Theo quan điểm của họ, RCEP, sau khi Hoa Kỳ không còn là đối tác nữa, là một bước quan trọng trong việc hạn chế sự gia tăng quyền lực nhanh chóng của Trung Quốc.

 

Phan Ba dịch từ ntv: https://www.n-tv.de/wirtschaft/Asien-entmachtet-die-USA-und-Trump-golft-article22170040.html

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats