Ba
chữ C biến chính trị thành “chính chị chính em”
Jason Nguyen - Luật
Khoa
21/11/2020
https://www.luatkhoa.org/2020/11/ba-chu-c-bien-chinh-tri-thanh-chinh-chi-chinh-em/
.
Các thiên kiến
trong đầu mỗi người ảnh hưởng lớn đến cách ta tiếp nhận và xử lý thông tin. Ảnh:
LegacyCultures.com
Trong bối cảnh các cuộc
tranh luận về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 dường như vẫn chưa có hồi
kết, nhiều người thường theo dõi tin tức trên Facebook, hay các tờ báo để cập
nhật những diễn biến chính trị.
Tuy nhiên, có một điều
thường cản trở họ (đôi khi bao gồm cả chính người viết bài này) trong việc tìm
kiếm các dữ liệu uy tín và đa chiều: những thiên kiến, hay thành kiến nhận thức của chính mình.
Vậy thiên kiến nói chung,
hay thiên kiến và thiên vị chính trị nói riêng là gì?
Và vì sao chúng ta lại có
xu hướng dựa vào những thiên kiến cố hữu của bản thân trong việc tìm kiếm thông
tin cho riêng mình?
Để định nghĩa một cách
đơn giản, thiên kiến là khuynh hướng chủ quan của một người trong việc yêu,
ghét một cá nhân, món ăn, đồ vật; hay rộng hơn là một chính trị gia hay đảng
phái chính trị nào đó.
Bên cạnh đó, còn có sự
thiên vị từ bên ngoài, chẳng hạn như truyền thông.
Ví dụ, truyền thông có thể
tận dụng và khai thác những định kiến có sẵn của đa số chúng ta bằng cách chỉ
cung cấp những dạng thông tin “câu khách” ở mức độ bề nổi.
Những chiến thuật như vậy
có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên dư luận nếu được áp dụng một cách nhất quán. Để
tránh những cái bẫy nhận thức này, chúng ta có thể “tự đề phòng” bằng cách nhận
ra và hiểu được một số loại thiên kiến thường gặp (tham khảo từ bài viết “11
Cognitive Biases That Influence Political Outcomes”).
Ở đây, ta sẽ nói về “ba
chữ C” quan trọng nhất, góp phần biến vô số các cuộc thảo luận nghiêm túc về
chính trị trở thành những chuyện bát nháo “chính chị chính em”.
Confirmation bias
(Thiên kiến tự khẳng định)
Một người mang thiên kiến
tự khẳng định là khi họ chỉ tìm kiếm những thông tin mang tính củng cố quan điểm
đã có sẵn trước đó của mình.
Là một trong những thiên
kiến phổ biến và thường gặp nhất, nhận thức này có thể khiến chúng ta trở nên
quá cứng nhắc trong quan điểm chính trị của bản thân, ngay cả khi được tiếp xúc
với những ý kiến hoặc bằng chứng trái chiều.
Trong một thí nghiệm,
các nhà khoa học đã chọn ra một số tình nguyện viên với những quan điểm khác
nhau về các vấn đề chính trị xã hội nhất định. Sau đó, họ được tiếp nhận những
thông tin hoặc mang tính trái chiều, hoặc khẳng định quan điểm có sẵn, hay kết
hợp cả hai. Kết quả là, trong số những người được tiếp nhận bằng chứng trái chiều,
chỉ có 1/5 thay đổi lập trường của mình.
Hơn thế nữa, những người
chọn giữ quan điểm trước đó còn có xu hướng tự tin hơn vào quyết định của họ –
một minh chứng cho thấy thiên kiến tự khẳng định có ảnh hưởng to lớn như thế
nào.
Coverage bias (Thiên
kiến truyền thông)
Bên cạnh những thiên kiến
cá nhân từ bên trong còn có những thiên kiến từ bên ngoài, trong đó có sự thiên
vị của truyền thông.
Thiên kiến truyền thông,
đặc biệt trong bối cảnh chính trị, là sự thiên vị mà truyền thông sử dụng để đưa tin không công bằng về một số chính trị gia
hoặc chủ đề nhất định. Hay thậm chí trong một số trường hợp, các phương tiện
truyền thông còn có thể biến tấu các dữ kiện nhằm lèo lái khán giả theo câu
chuyện đã có sẵn của mình.
Ví dụ, một nghiên
cứu từ Đại học South Florida đã phân tích tần suất đưa tin của truyền
thông về lệnh cấm đi lại năm 2017 của Tổng thống Trump. Các nhà nghiên cứu đã
phát hiện ra rằng, những người dẫn chương trình vào khung giờ vàng trên nhiều
kênh truyền hình đã đưa tin về lệnh cấm này qua những góc nhìn hoàn toàn khác
nhau.
Trục hoành tương ứng cho thang điểm trong tư tưởng độc
giả của các kênh tin tức. Người tham gia khảo sát sẽ trả lời 10 câu hỏi, được
tính “-1” nếu câu trả lời thuộc quan điểm cấp tiến, “+1” nếu thuộc quan điểm bảo
thủ, và “0” cho các câu trả lời khác. Ảnh: VisualCapitalist. Việt hóa: LK.
Concision bias
(Thiên kiến đi tắt)
Thiên kiến đi tắt là một kiểu thành kiến từ bên ngoài khác, khi chính trị gia hoặc
giới truyền thông tập trung một cách có chọn lọc vào những khía cạnh của một
thông tin mà có thể dễ dàng đánh vào tâm lý người xem. Bên cạnh đó, các thông
tin chi tiết hơn thì bị lược bỏ khỏi bối cảnh chung.
Một cách thức thường được
sử dụng là cắt trích đoạn âm thanh hay video ngắn (sound bites) từ bài phát biểu
của một chính trị gia. Khi bị mang ra khỏi ngữ cảnh gốc, những đoạn clip này có
thể gây hiểu lầm cho người xem.
Các vấn đề đa chiều cũng
có thể dễ dàng trở nên phân cực hóa nếu không được đặt trong một bối cảnh phù hợp,
và đây cũng có thể là lý do cho sự
chia rẽ đảng phái ngày càng tăng ở Hoa Kỳ. Hiện nay, sự đồng nhất về
giá trị chính trị của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đang ở mức thấp hơn bao giờ
hết.
Năm 1994, chỉ 64% người
theo đảng Cộng hòa có xu hướng bảo thủ hơn người theo đảng Dân chủ. Đến năm
2017, con số này đã tăng lên tới 95%.
Xu hướng tương tự cũng diễn
ra ở chiều ngược lại. Có 70% người theo đảng Dân chủ có xu hướng cấp tiến hơn
người theo đảng Cộng hòa vào năm 1994, tỷ lệ này đã tăng lên 97% vào năm 2017.
Ảnh:
VisualCapitalist. Việt hóa: LK.
Ta có thể thấy chỉ với ba
chữ C đơn giản, nhận thức của mỗi người về chính trị nói riêng và mọi thông tin
nói chung đều có thể dễ dàng bị biến tấu lệch lạc.
Trong các bài viết tiếp theo,
Luật Khoa sẽ tiếp tục giới thiệu cùng bạn đọc những loại thành kiến khác mà tác
động, hay tác hại của nó, là không thể xem thường.
No comments:
Post a Comment