Tuesday 6 April 2021

VỀ LÝ LỊCH BẦN NÔNG (Thái Hạo)

 




VỀ LÝ LỊCH BẦN NÔNG   

Thái Hạo

05/04/2021 lúc 04:55  

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=967122214096967&id=100023975920044

 

Cứ sau mỗi mùa bầu cử, báo chí và truyền thông chính thống lại làm cái công việc “xây dựng lý lịch” về các “tân lãnh đạo” bằng các bài viết kể khổ thủa hàn vi của họ: nào là nhịn đói đi học, nào là đèn đom đóm, đèn vỏ trứng, nào là nhà nghèo rớt mùng tơi các kiểu.

 

Cái nhận thức này rất có vấn đề. Muốn “giàu” có khi chỉ cần một đời, nhưng để “sang” thì phải mất nhiều đời. Cái sang ấy thuộc về tầng lớp “thượng lưu”, “quý tộc”. Bọn này có cốt cách thanh cao, có chiều sâu văn hóa và tri thức uyên thâm. Tất cả những cái đó được vun bồi trong những gia tộc dòng dõi nhiều đời hưng thịnh và quý phái – cái quý phái của nhân cách.

 

Thượng lưu không phải những kẻ quyền cao chức trọng hay những người lắm tiền nhiều của vừa mới nổi. Có tiền có quyền rồi muốn học làm sang tắp lự cũng không dễ đâu, sơ hở một chút là cái bản chất nông dân hay trí thức nửa mùa sẽ lộ ra ngay (Nhớ lại vở hài kịch “Trưởng giả học làm sang” của Molière sẽ dễ hình dung hơn). Những kẻ ấy đa phần là trọc phú: giàu có về tiền bạc và địa vị nhưng thấp kém về văn hóa. “Thượng lưu” là một phẩm chất cần tu dưỡng dài lâu để trở nên lịch lãm sang trọng một cách tự nhiên. Nó toát ra từ phẩm cách và trí tuệ bên trong chứ không thể bắt chước mà có được.

 

Ở các nước Phương tây có nhiều gia tộc mấy trăm năm uy danh lừng lẫy làm thành một đẳng cấp thể hiện sự kết tinh văn hóa và giá trị quốc gia lâu dài. Chính tầng lớp này đã luôn đóng vai trò lãnh đạo và dẫn dắt dân tộc của họ. Như thế, càng ngày đất nước càng phồn vinh và được nhân loại kính nể. Việt Nam về cơ bản chưa bao giờ có một tầng lớp như thế trong suốt chiều dài lịch sử của nó. Tuy nhiên, đã từng có một lớp “quý tộc phong kiến” là hoàng tộc và các gia đình quan lại, địa chủ nhiều đời. Tiếc thay, trong cuộc “cải tạo” mà người ta đã tiến hành vào giữa thế kỷ trước thì “trí phú địa hào” đã bị “đào tận gốc” để tôn vinh “bần cố nông”.

 

Những tưởng đến thế kỷ 21 này, cái tư duy hoang dại ấy đã phải lùi vào lịch sử rồi, thế mà ngày nay người ta vẫn cố níu kéo và ngợi ca. Thật đáng thương, đáng thương cho họ và cho quốc gia. Cái này còn thua xa cả thời phong kiến: để chuẩn bị cho một vương triều mới của mình, ông vua sẽ tìm cách thần thánh hóa, huyền thoại hóa xuất thân, cốt để tạo cái ý niệm về nguồn gốc cao quý thiêng liêng, từ đó mà dễ bề cai trị dân chúng. Nay không tự nâng lên mà cứ thích tụng ca nghèo hèn. Thích xuất thân nghèo khổ nhưng lại ham sống trong giàu có. Thật khó hiểu.

 

Thay vì lựa chọn bọn “đèn đom đóm” hay lũ “mặc quần thủng đít” để lãnh đạo đất nước, hãy nghĩ khác đi và tìm ra những chân giá trị còn sót lại như “những hạt bụi vàng” đã từng bị bạc đãi nhưng vẫn còn lấp lánh đâu đó trên xứ sở.

 

Thái Hạo

 

73 BÌNH LUẬN   

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats