Người Mỹ gốc Việt nói gì về
nạn kỳ thị thù hằn chống người Châu Á?
Tina
Hà Giang
BBC News Tiếng Việt
5 tháng 4 2021, 14:21 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-56599483
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/F95A/production/_117843836_antiasianhatecrimeprotest.jpg
Biểu tình phản đối
nạn kỳ thị thù hằn chống người châu Á tại New York hôm 4 tháng Tư
Sau vụ xả súng giết 6
phụ nữ gốc Hàn ở Atlanta, dữ liệu của Google Trends cho thấy mức truy
tìm cụm từ 'Tội căm thù người châu Á' (Anti Asian hate crime) tăng gần 1700% so
với mức trung bình 12 tháng qua.
Nhiều cuộc biểu tình phản
đối hành động hành hung, bắn giết người gốc Á trong hơn hai tuần gần đây đã nổ
ra, không chỉ tại nhiều thành phố trên nước Mỹ, mà còn ở Canada, Đức, Pháp, Hà
Lan và New Zealand.
Trong cộng đồng người Mỹ
gốc Việt tại Hoa Kỳ, nhiều người cũng bắt đầu lên tiếng.
Năm người Mỹ gốc Việt thuộc
nhiều lứa tuổi và nhiều thành phần chia sẻ cảm nhận và suy nghĩ của họ với BBC
News Tiếng Việt về vấn đề hiện đang làm họ rất quan tâm này.
*
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/13D52/production/_117843218_annphongquotebanner.png
Ann Phong là một họa sĩ, hiện đang là giáo sư dạy môn mỹ thuật
tại Đại học Cal Poly Pomona.
Bà nghĩ
gì về tình hình tội ác căm thù người châu Á ngày càng gia tăng ở Mỹ?Từ đầu năm 2021 đến nay, những tin tức về việc
người Mỹ gốc Á bị hành hung càng ngày càng nhiều. Vâng, chúng tôi lo lắng.
Không những cho bản thân, cho con cái, mà lo cho tất cả mọi người Á Châu sống tại
Mỹ.
Ngay từ giữa năm 2020 khi
Người lãnh đạo nước Mỹ xử dụng từ China Virus, bạn thân tôi, cô Hòa Bình Lê,
đang dừng xe đèn đỏ trên đường về nhà tại Quận Cam cũng bị một bà Mỹ trắng xe kế
bên kéo kiếng xe xuống chửi đổng "Tụi mày cút về China đi.'
Điều
này ảnh hưởng cuộc sống của bà ra sao?
Những tin tức về người Á
châu bị hành hung làm chúng tôi phải suy nghĩ và chùn chân trước khi ra đường,
nhất là đi bộ một mình. Hôm nay có dịp nói chuyện với con gái tôi, con nói là
con và bạn con đi đâu tụi con cũng để ý xung quanh. Nhất là khi gặp một người Á
Châu lớn tuổi, con và bạn con đi chậm lại để xem cụ ấy có cần sự giúp đỡ không.
Theo bà,
làm sao để có thể giải quyết vấn đề này?
Trên mạng xã hội, tôi thấy
nhiều nhóm bạn trẻ đã nỗ lực tổ chức đi biểu tình. Các bạn trẻ đã xử dụng tiếng
Anh để vận động và gióng lên tiếng nói cho mọi người. Cuối tuần này tôi thấy cô
bạn tôi Julie Diêp Slp cùng nhóm bạn của cô cũng tổ chức biểu tình. Tôi sẽ xắp
xếp xem có thời gian để đi chung với các em không.
Nghệ
thuật có thể giúp gì cho tình trạng này không?
Nghệ thuật tạo hình cần
nhiều thời gian để vẽ và diễn đạt. Không thể vẽ ngay được hình ảnh mỗi sự kiện
đang xảy ra khi nói xảy ra. Khi cần diễn đạt một để tài, nhất là về xã hội hay
chính trị trong một thời gian ngắn, vẽ chữ, hay làm khẩu hiệu khi đi biểu tình
thì có hiệu quả nhanh.
*
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/116BA/production/_117845317_thangdaoquotebanner.png
Thang Dao là một nhà biên đạo múa hiện sống tại Atlanta,
Georgia, và là người thường xuyên lên tiếng chống nạn kỳ thị chủng tục trên
Facebook cá nhân.
Anh nghĩ
gì về tình hình tội ác căm thù người châu Á ngày càng gia tăng ở Mỹ?
Bạo lực chống người gốc Á
và người Mỹ gốc Á trước giờ vẫn có, nhưng hành động hành hung người gốc Á gần
đây đã bị châm ngòi bởi những luận điệu phân biệt chủng tộc do giới truyền
thông và các nhân vật công chúng gây ra. Thật đáng sợ khi chứng kiến chế độ phụ
hệ thành công trong việc chia rẽ và khiến các cộng đồng bị áp bức căm ghét
nhau, đến mức chúng ta không thể nhận ra những điểm tương đồng trong chấn
thương, bạo lực và áp bức của tất cả chúng ta.
Điều
này ảnh hưởng cuộc sống của anh ra sao?
Tôi cảnh giác hơn về nơi
mình đến và những người xung quanh mình. Thật đáng lo ngại khi có những người
xung quanh hành hung người khác chỉ vì sự khác biệt, và sau đó có những người đồng
lõa với tội ác bằng sự im lặng và ngó lơ.
Theo anh,
làm sao để có thể giải quyết vấn đề này?
Một cách để bắt đầu giải
quyết là làm sao cho cộng đồng của chúng ta hiểu được lịch sử của quá trình thực
dân hóa để nhận ra hệ thống đã khiến chúng ta trở nên vô hình. Chính cơ chế đó
đã gây tổn hại cho các cộng đồng thiểu số khác trên khắp nước Mỹ, đặc biệt là cộng
đồng người da đen. Chúng ta cũng phải thừa nhận những tổn thương, bạo lực và áp
bức đang xảy ra cho các cộng đồng da màu, Hồi giáo, LGBT, tạo đồng minh để ủng
hộ lẫn nhau khi một trong các cộng đồng này bị tấn công.
Khi chúng ta chỉ chú tâm
đến việc tập thể mình bị áp bức, chúng ta tự động giảm giá trị và sự đau khổ của
họ, của họ và do đó làm giảm giá trị của chúng ta trong mắt các đồng minh tiềm
năng trong cuộc chiến ngăn chặn phân biệt chủng tộc.
Anh
vừa nhắc đến cộng đồng, vậy theo anh cộng đồng người Mỹ gốc Việt cần
phải làm gì?
Cộng đồng Việt Nam sống
khá cách biệt, và hầu hết vẫn đang hồi phục sau đau thương của Cuộc chiến Việt
Nam. Như đã nói, cộng đồng chúng ta có xu hướng xem nỗi đau và trải nghiệm của
chúng ta quan trọng hơn những đau thương của người khác, đến mức không thể nhìn
thấy, hoặc nhận ra bạo lực và áp bức mà những đồng khác đang phải chịu. Thái độ
đó khiến chúng ta trở thành chính cơ chế hỗ trợ bánh xe của chế độ phụ hệ và
bánh xe đó cuối cùng sẽ quay ngược lại cán lên chúng ta. Tôi nghĩ rằng thế hệ
trẻ của người Mỹ gốc Việt đồng cảm hơn, và đang tham gia một cách hiệu quả để
xây dựng đồng minh chống lại sự phân biệt chủng tộc và định kiến.
*
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/A112/production/_117843214_tuyetlebrownquotebanner.jpg
Bà
Tuyet Le Brown là một nhà Tham vấn Tâm lý Lâm sàng, hiện sống ở
Fresno, California.
Bà nghĩ
gì về tình hình tội ác căm thù người châu Á ngày càng gia tăng ở Mỹ?
Chẳng bao lâu sau 11/9, bất
cứ ai trông giống một người Hồi giáo, dù họ là Ấn Độ, Shik, hay người Ả Rập, tất
cả đều là nạn nhân của các cuộc tấn công, vì vậy bây giờ đến lượt những người
đàn ông và phụ nữ châu Á già nua, dường như bất lực. Hầu hết các cuộc tấn công
này dường như được thực hiện bởi những người có một số vấn đề tâm lý nghiêm trọng,
những người mà với họ, những phụ nữ già, gầy nhỏ hơn và trông có vẻ yếu đuối là
mục tiêu dễ dàng.
Tôi nghĩ nếu nghiên cứu về
bệnh lý của những kẻ bắt nạt, nó cho thấy một hình ảnh khá rõ ràng về những kẻ
hành hung "ghét người châu Á.'' Nghiên cứu cho thấy họ không hòa hợp được
vào xã hội, dễ bị lo lắng và không hiểu cảm xúc của người khác. Họ hay hoảng loạn
và hoang tưởng, hiểu sai ý định của người khác, thường có những hành động thù địch
trong các tình huống bình thường.
Theo bà,
làm sao để có thể giải quyết vấn đề này?
Tôi không nghĩ rằng việc
có thêm cảnh sát trên đường phố hoặc biểu tình với những biểu ngữ yêu cầu những
kẻ tấn công tiềm năng này "ngừng căm thù" sẽ giúp giải quyết vấn đề
vì một vài lý do: a) những kẻ bắt nạt đạt được sự chú ý mà họ muốn; và b) nó
"hợp pháp hóa" nguyên nhân (ngừng làm lây lan COVID) của họ. Biểu
tình thậm chí có thể thúc đẩy hành vi bạo lực của những kẻ căm thù. Hãy nghĩ về
một người bạo hành trong gia đình, những người này có khuynh hướng thích được nạn
nhân van xin dừng tay lại, tận hưởng nỗi đau của người phải chịu đựng.
Điều chúng ta có thể làm
để ngăn chặn những cuộc tấn công này là chú ý hơn đến môi trường xung quanh
mình. Hãy cảnh giác một chút nếu được bất cứ người đàn ông nào tiếp cận, ngay cả
khi điều đó có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy hơi xấu hổ vì đánh giá sai người tốt. Hỏi
kỹ, chúng ta sẽ thấy 9/10 những vụ hành hung hay hiếp dâm xảy ra, là tội do có
cơ hội. Kẻ hành hung sẽ không dám làm bậy, tấn công, nếu xung quanh ta có một
đám đông sẵn sàng can thiệp.
*
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/52F2/production/_117843212_alexthaiquotebanner.png
Tiến sĩ Alex-Thái D. Vo là một sử gia chuyên nghiên cứu về lịch sử người
Mỹ gốc Việt, hiện đang sống ở Berkeley, California.
Anh nghĩ
gì về tình hình tội ác căm thù người châu Á ngày càng gia tăng ở Mỹ?
Sự tăng vọt trong bạo động
thù hận đối với người Mỹ gốc Á trong năm qua không là phải ngẫu nhiên mà là hậu
quả do sự khích động bởi những sự cạnh tranh và tranh cãi trong lòng xã hội Mỹ
về các vấn đề như di dân, chủng tộc, cũng như an sinh xã hội. Một điều nữa là
nó cũng cho ta thấy sự lớn dần/trưởng thành của cộng đồng người Mỹ gốc Á, trong
đó có người Mỹ gốc Việt.
Điều
này ảnh hưởng cuộc sống của anh ra sao?
Hiển nhiên những bạo động
vì thù hận vừa qua đều có ảnh hưởng đến tôi, dù không ảnh hưởng đến thân xác
thì cũng là một mối lo tinh thần: lo cho sự an nguy của cha mẹ, của anh chị em,
của vợ, và của con cái. Là một người sống và lớn lên ở Mỹ từ lúc 8 tuổi, ít nhiều
tôi cũng đã trải nghiệm những sự kỳ thị, và cái tác hại của nó là một sự ám ánh
khó gỡ bỏ, nếu không muốn nói là không gỡ bỏ được. Vì vậy tôi luôn mong là con
cái mình sẽ lớn lên trong một xã hội, một tương lai gần mà chúng không cần phải
trải qua những gì mình đã trải qua.
Theo anh,
làm sao để có thể giải quyết vấn đề này?
Nước Mỹ cần mở rộng đàm
luận về lịch sử và vai trò của người Mỹ gốc Á tại Hoa Kỳ, nêu lên những ngược
đãi trong lịch sử nhưng đặc biệt là những cống hiến của họ trong việc kiến tạo
và làm cho nước Mỹ giàu mạnh hơn.
Thực ra, ở Mỹ, hệ thống
giáo dục đưa môn Lịch sử vào giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, chỉ có một
số ít trang để nói về cộng đồng người châu Á ở Mỹ trong khi lượng lớn còn lại để
viết về người Mỹ trắng. Cũng có Tháng Di sản của Người Mỹ gốc Á và Đảo Thái
Bình Dương vào tháng 5 mỗi năm, nhưng hầu như nhà trường không dạy, thành thử học
sinh cũng không biết được ai là tiêu biểu của người gốc Á, như trường hợp
Martin Luther King hay Rosa Park trong lịch sử người gốc Phi. Việc này có thể
khiến học sinh không thấy được tầm quan trọng và những cống hiến của châu Á.
Người gốc Á cũng giống như bao người Mỹ khác, đến đây và có quốc tịch Mỹ. Họ
cũng chạy nạn và tìm một mảnh đất để lập nghiệp giống như người da trắng thuở
ban đầu, hay sau Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến. Họ góp phần xây dựng nước Mỹ. Ví
như người Hoa, họ xây hệ thống đường xe lửa từ miền Đông qua miền Tây để tạo
nên nước Mỹ phát triển như hôm nay.
Cũng cần mở rộng đàm luận
về chủng tộc và kỳ thị chủng tộc để công nhận rằng sự kỳ thị đối với người Mỹ gốc
Á là một hiện thực rõ ràng từ trong lịch sử cho đến hiện tại. Riêng với cộng đồng
Mỹ gốc Á và người Mỹ gốc Việt thì đây là cơ hội chúng ta nói lên những vấn đề
này hầu có một sự thông cảm hơn. Chúng ta cũng cần tranh đấu và yêu cầu được đối
xử công bằng như mọi công dân Hoa Kỳ, đúng với khái niệm rằng tất cả mọi người
đều sinh ra có quyền bình đẳng, như lời mở đầu trong tuyên ngôn độc lập của Hoa
Kỳ.
*
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5D1A/production/_117843832_dongxuyenquotebanner.png
Đông Xuyến là một tiến sĩ về tâm lý trị liệu, và là một thành
viên của đảng Việt Tân, hiện sống ở Fullerton, California
Bà nghĩ
gì về tình hình tội ác căm thù người châu Á ngày càng gia tăng ở Mỹ?
Sự gia tăng nhanh tội ác
căm thù với người châu Á vừa qua một phần đến từ những thông điệp và tin tức tạo
sự ghét bỏ kỳ thị. Người ta dùng nhiều hình ảnh và lời lẽ miệt thị để giễu cợt,
duy vật hóa những người da màu trong đó có người Mỹ gốc Á. Nhiều người đổ tội rằng
nguyên nhân của COVID-19 đến từ người gốc Á Châu, và người ta không phân biệt
được nhiều dân tộc khác nhau trong khối người Mỹ gốc Á, nhất là không cho rằng
người da màu là người Mỹ, dù họ sinh ra ở Hoa Kỳ. Đây là một hồi chuông cảnh
báo cho thực trạng còn nhiều kỳ thị tại đất nước này.
Điều
này ảnh hưởng cuộc sống của bà ra sao?
Tôi thấy xót xa và quặn
lòng khi nghe tin những người phụ nữ gốc Á bị tàn sát tại Atlanta, Georgia. Tôi
nghĩ đến mẹ mình, dì mình, những người quen biết và cả mình khi nhận ra nguy cơ
có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, một lời nói miệt thị, một ánh mắt nhìn căm
ghét, hay một hành vi bạo lực của người có lòng kỳ thị. Hiện nay tôi không cảm
thấy an toàn khi ra ngoài và luôn cẩn thận hơn. Sự bất an này có thể là một
căng thẳng âm ỉ kéo dài cho nhiều người Á Châu trong lúc này.
Theo
bà, làm sao để có thể giải quyết vấn đề này?
Mỗi người, nếu được, cần
làm một điều gì đó như gọi bạn bè chia sẻ vấn an nhau, ký thỉnh nguyện thư phản
đối kỳ thị hay yêu cầu các chính sách ngăn chặn kỳ thị, làm các buổi tưởng niệm
và cầu nguyện cho nạn nhân, kêu gọi sự hỗ trợ của cảnh sát và cộng đồng trong
việc nhận diện dấu hiệu kỳ thị và cùng nhau ngăn chặn, hỗ trợ nạn nhân và gia
đình. Mọi người cần hiểu rõ nhân quyền của mình, lên tiếng, tạo các buổi nói
chuyện cộng đồng và hướng dẫn nhau cách ngăn ngừa và đối phó nhất là sáng tạo
trong việc đem các cộng đồng lại làm việc và đối thoại cùng nhau, tổ chức các
buổi trao đổi văn hóa các sắc tộc qua thức ăn, âm nhạc, sắc phục và cùng chia sẻ
những quan tâm, tạo áp lực lên dân cử và chính quyền thúc đẩy sự an toàn chọ mọi
sắc dân, nhất là qua phương tiện truyền thông và các tiếp cận phát huy sự chấp
nhận khác biệt, hòa đồng cũng như đẩy mạnh việc dùng ngôn ngữ thể hiện sự tôn
trọng khác biệt trong văn hóa, sắc tộc và lối sống.
Sự an toàn thoát khỏi nạn
kỳ thị không tự nhiên có, đó là hoa trái từ các cuộc tranh đấu dài dẳng hy sinh
tính mạng của người da màu, nhất là người da đen trong lịch sử phân biệt chủng
tộc tại Hoa Kỳ.
Có an toàn rồi vẫn phải
tiếp tục giữ và tranh đấu cho sự an toàn cho mỗi người và mọi người. Nguy hiểm
của một người hôm nay là nguy hiểm của chính mình ngày mai. Trách nhiệm bảo vệ
nhau là của mọi người.
****
TIN LIÊN QUAN
Linda Nguyễn kể chuyện là
nạn nhân của tội phạm kỳ thị người châu Á ra sao
11 tháng 3 năm 2021
.
Phân biệt và kỳ thị người
gốc Á đã có từ lâu
29 tháng 3 năm 2021
.
London: Người Thái Lan 24
tuổi bị hành hung và chửi là 'đồ virus'
17 tháng 2 năm 2020
.
Virus corona đẩy tâm lý kỳ
thị người Trung Quốc và gốc Á lên cao
1 tháng 2 năm 2020
.
Covid-19: Hơn 100 ca tử
vong ở Nga là người Việt
5 tháng 4 năm 2021
No comments:
Post a Comment