Nguyễn
Đức Hiệp và 14 đồng nghiệp
12/04/2021
https://www.diendan.org/the-gioi/mua-he-den-2019-2020-o-uc
Cháy rừng trong ba
tháng hè 2019-2020 ở Úc
và ảnh hưởng của nó đối với môi trường
và sức khoẻ cộng đồng
Nguyễn Đức Hiệp et
al
Biến cố cháy rừng từ
tháng 11 năm 2019 đến giữa tháng 1 năm 2020 (mùa hè ở nam bán cầu) ở
Đông Nam lục địa Úc châu, nơi đa số dân số tập trung ở hai tiểu bang New
South Wales (NSW) và Victoria, là lớn và lâu dài nhất từ khi lập quốc đến
nay. Mặc dầu mỗi năm, ở Bắc Úc cháy cỏ Savannah thường xuyên xảy ra
theo chu kỳ mưa, nắng và cháy với cường độ và phát tán lớn hơn nhưng
những nơi này không có người ở. Lục địa Úc là nơi cháy lượng sinh học (biomass
burnings) lớn nhất, Indonesia thứ hai, sau đó là Brazil và Nga. Là lục
địa khô, cháy rừng hoang đã bắt đầu ít nhất là từ kỷ Paleogen thế trung
Thuỷ Tân (Middle Eocene) cách đây khoảng 40 triệu năm. Các loài sinh vật đã tiến
hóa thích ứng trong môi trường này như Banksia.
Bài báo cáo khoa học này
trên Tạp chí Quốc tế Nghiên cứu Môi trường và Sức khoẻ Cộng đồng (International
Journal of Environmental Research and Public Health số 18(7), 2021, xem đường dẫn
dưới đây) phân tích nguyên nhân dẫn đến biến cố cháy rừng này mà nay được gọi
là Mùa hè đen (Black summer wildfires) 2019/20. Dùng dữ kiện quan trắc từ vệ
tinh và ở mặt đất cùng với mô hình khí tượng và chất lượng khí, bài nghiên cứu cho
thấy nguyên nhân, diễn tiến và ảnh hưởng cháy rừng chạy dài từ bắc NSW đến
Victoria đến mực độ ô nhiễm không khí và ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng. Vào
cao điểm cuối tháng 12, lượng khói và bụi phát ra từ các đám cháy đã lên
cao hơn 7km vào tầng khí quyển stratosphere (tầng bình lưu) và từ đó được
chuyển qua Nam Mỹ.
Hình :
https://www.diendan.org/the-gioi/mua-he-den-2019-2020-o-uc/Chay-rung-Uc-2019-2020.jpg
No comments:
Post a Comment