Saturday 3 April 2021

MỐI QUAN HỆ GIỮA MỸ và BẮC KINH NGÀY CÀNG CÀNG THẲNG (Ned Temko - Christian Sciense Monitor)

 



Mối quan hệ giữa Mỹ và Bắc Kinh ngày càng căng thẳng.

Ned Temko  -   Chtistian Science Monitor

Người dịch: Anh Ho

03/04/2021

https://www.the-interpreter.org/post/moi-quan-he-giua-my-va-bac-kinh-ngay-cang-cang-thang

 

Translated from Christian Science Monitor's article Biden wants to beat China. Beijing says, bring it on.

By Ned Temko, on 01-04-2021, 03:00:00

 

 

https://static.wixstatic.com/media/be74b3_617256730ad2407fb0e91d941db14718~mv2.png/v1/fill/w_740,h_493,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/be74b3_617256730ad2407fb0e91d941db14718~mv2.webp

Dương Khiết Trì (giữa), Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách ngoại giao Trung Quốc, và Vương Nghị (thứ 2 bên trái), Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc

 

                                                        ***

Trong viễn ảnh của một cuộc “chiến tranh lạnh mới” sẽ bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Bắc Kinh đã sẳn sàng để ra trận.

 

Phái đoàn Trung Quốc đẫn đầu bởi Dương Khiết Trì (giữa), Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách ngoại giao Trung Quốc, và Vương Nghị (thứ 2 bên trái), Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc, giao tiếp với những đối tác Hoa Kỳ trong cuộc hội đàm tại khách sạn Captain Cook, Anchorage, Alaska, ngày 18 tháng 3 năm 2021.

 

Trong khi Hoa Kỳ tìm cách thiết lập một liên minh để đối phó với chế độ chuyên quyền đối nội và cách hành xử hung hăng đối ngoại của Trung Quốc , Bắc Kinh có nhiều dấu hiệu quyết tâm cản trở viêc đó và tự thành lập một liên minh riêng.

 

Cả hai bên đều không muốn đối đầu với một Chiến tranh lạnh thứ hai giữa hai cường quốc quan trọng nhất thế giới và các đồng minh của họ.

 

Tại cuộc hội đàm cấp cao Hoa kỳ-Trung quốc đầu tiên dưới quyền Tổng thống Joe Biden ở Anchorage vào tháng trước, cả hai đều có triển vọng tìm được các lĩnh vực để hợp tác với nhau.

 

Nhưng cuộc hội đàm này đã gặp nhiều trở ngại ngay từ đầu vì những đối đáp gắt gao giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và ông Dương Khiết Trì về vấn đề nhân quyền.

 

Ông Blinken liệt kê một loạt cuộc đàn áp người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, chiến dịch gây áp lực của Trung Quốc đối với Đài Loan, và việc đàn áp người Hồi giáo Ngô Duy Nhĩ ở khu vực Tân Cương. Ông Dương đáp lại rằng Mỹ nên nhìn lại lịch sử nhân quyền của mình trước khi chỉ trích nước khác.

 

Vài ngày sau khi Hoa Kỳ, Châu Âu và Canada áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức chỉnh phủ ở Tân Cương, Trung quốc trả lời cứng rắn và rõ rệt: chúng tôi sẽ có phản ứng kiên quyết và mạnh mẽ hơn đối với những áp lực của Hoa Kỳ và đồng minh.

 

Bắc Kinh trả đủa với những biện pháp trừng phạt của riêng mình. Đáng ghi nhận là những trừng phạt này nhắm tới Liên Minh Châu Âu như một cảnh cáo rằng các nước này phải trả giá đắt đỏ để có thể tiếp cận thị trường tiêu dùng khổng lồ của Trung Quốc, nếu họ liên kết với Mỹ.

 

Ngày hôm sau, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chào đón Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong một chuyến viếng thăm. Khi ông Lavrov tố cáo Mỹ bỏ rơi “các đồng minh quân sự và chính trị của thời kỳ Chiến tranh lạnh," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ủng hộ ông. Bà bảo, “Chỉ cần nhìn vào bản đồ và bạn sẽ thấy Trung Quốc có bạn bè trên toàn thế giới. Đâu có gì để chúng tôi lo lắng?”

 

Như đổ thêm dầu vô lửa bỏng, Bắc Kinh tăng cường mối quan hệ của Trung Quốc với hai quốc gia đáng nằm trong hàng đầu lo ngại của Washington và vấn đề mà ông Blinken muốn Trung Quốc hợp tác.

 

https://static.wixstatic.com/media/be74b3_83660893b8bf4254b5e913e0198ec8be~mv2.png/v1/fill/w_740,h_493,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/be74b3_83660893b8bf4254b5e913e0198ec8be~mv2.webp

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tham dự một cuộc họp báo sau cuộc họp của họ ở Gullin, Trung Quốc, ngày 23 tháng 3 năm 2021.

 

Đầu tiên, hợp tác vũ khí hạt nhân với Triều Tiên. Chủ tịch Tập Cận Bình trao đổi thông diệp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un để tái khẳng định mối quan hệ đồng minh giữa hai quốc gia. Bình Nhưỡng gọi sự hợp tác này thể hiện tinh thần “đoàn kết” chống lại chính sách “thù địch” của chính quyền Biden.

 

Vài ngày sau, Ngoại trưởng Vuong Nghị ký một hiệp ước “lâu dài và chiến lược” 25 năm với Iran. Hiệp ước sẽ giúp phát triễn sâu sắc các mối quan hệ kinh tế, cơ sở hạ tầng và an ninh giữa hai quốc gia, dưới chương trình tại trợ “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

 

Đối nội, Quốc hội Trung Quốc tuần vừa rồi thông qua cải cách bầu cử tại Hong Kong bằng cách giảm số ghế trong Quốc hội Hong Khong và bắt tất cả ứng cử viên phải nêu lên lòng trung thành “yêu nước” đối với Bắc Kinh.

 

Điều mĩa mai là, ít nhất trong thời hạn ngắn, phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc dường như củng cố thay vì xói mòn sự gắn kết giữa Washington và các liên minh. Cảm nghĩ phổ biến về Trung Quốc ở các nước dân chủ trở nên càng tồi tệ. Một khảo sát của Pew thu nhập dữ liệu của hôn một tá nền kinh tế tiên tiến thấy cứ 10 người thì 8 người thiếu tin tưởng vào ông Xi sẽ “làm việc đúng” cho thị trường quốc tế.

 

Một loạt các báo cáo gần đầy liên quan đến người Uyghurs - cùng với báo cuộc sử dụng lao động và triệt sản cưỡng bức - khiến các thành viên của Nghị viện châu Âu càng chỉ trích về hồ sơ nhân quyên của Trung Quốc.

 

Cơ quan đó phải phê chuẩn hiệp ước đầu tư được ước nguyện từ lầu giữa Nghị viện châu Âu và Trung Quốc được ký vào tháng 12 năm ngoái. Nhưng kể từ Bắc Kinh áp đặt biện pháp trừng phạt đối với một số nhà lập pháp châu Âu, việc phê chuẩn của của Quốc hội càng ngày khó xảy ra.

 

Câu hỏi chính bây giờ là liệu Washington và Bắc Kinh sẽ quyết tâm - hoặc có thể - tìm ra cách ngăn chặn tình trạng đối đầu chính trị trực diện trên diện rộng và kiếm các lĩnh vực hợp tác chung.

 

Hành động ngoại giao giang tay chấp nhận Triều Tiên và Iran của Trung Quốc gần đây có thể không chỉ nhằm chế nhạo mà còn là một lời nhắc nhở đối với Washington: Nếu bạn muốn kiềm chế kho vũ khí hat nhật của Triều tiên và ngăn cản quyền sở hữu của Iran thì bạn cần sự giúp đỡ của chúng tôi.

 

Và vẫn còn vấn đề khác và lớn hơn, chính quyền Hoa Kỳ đã làm rõ rằng họ coi mối quan hệ đối tác của Trung Quốc là thiết yếu: ứng phó diện toàn thế giới về biến đổi khí hậu.

 

Vấn đề đó có thể cung cấp đấu hiệu sớm về việc liệu hợp tác vẫn còn khả thi và phép thử sẽ không bảo gồm các cuộc họp, thương lượng ngoại giao, lệnh trừng phạt hoặc trao đổi khoa trương.

 

Thay vì điều ấy sẽ bao gồm hồi âm tham dự một hội nghị thượng đỉnh qua mạng mà Biden sẽ chủ trì vào cuối tháng này,

 

Ông Xi nằm trong danh sách khách mời.

 

---------------------------

Người dịch: Anh Ho

Biên tập: Paul Nguyen

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats