Mấy
suy nghĩ về vụ việc xảy ra ở trường Tiểu học Sài Sơn B, Hà Nội
Mạc
Văn Trang
02/04/2021
Có mấy người nhắn cho
tôi, bảo sao không lên tiếng về vụ cô giáo Nguyễn Thị Tuất ở trường Tiểu học
Sài Sơn B huyện Quốc Oai, Hà Nội. Xem qua báo chí, lướt mạng xã hội thấy tràn
ngập thông tin, bài viết bàn nát ra rồi, nhưng vẫn rối bời!
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/1-6.png
Cô Nguyễn Thị Tuất.
Ảnh: M.H./ aFamily
Theo cách nhìn quản lý
giáo dục, tôi nghĩ vụ này thực ra rất đơn giản, nhưng các cấp lãnh đạo đã nhảy
vào làm ra to chuyện, rối bời, làm tốn thì giờ công sức, gây thêm hoang mang
cho xã hội… Sự việc thì đơn giản, nhưng diễn biến của nó, chứa đựng đầy những
điều mờ ám.
Tôi nghĩ:
1.
Nếu chuyện cô Tuất tố cáo
trường lạm thu, chi tiêu bất minh, Phòng giáo dục kiểm tra làm rõ SỰ THẬT, giải
quyết rốt ráo, đúng – sai, phải trái, xử lý nghiêm minh cho dứt điểm thì xong
việc. Nhưng có lẽ xử lý vụ việc này chẳng công minh, nên hiệu trưởng (HT) Nguyễn
Thị Quyên mới dùng quyền lực của mình triệt hạ đối thủ? (Chuyện này xảy ra như
“cơm bữa” trong xã hội ta, ở mọi cấp, mọi ngành ai cũng thấy).
2.
Chuyện “Cô Tuất cho hay,
mình từng có 6 năm liền là chiến sĩ thi đua từ năm học 2012 đến năm 2018 [2]”;
“Hiệu trưởng trường Tiểu học Sài Sơn B được Báo Kinh tế & Đô thị dẫn lời,
khẳng định bản thân cô Tuất đã từng có 6 năm (không phải liên tục) đạt danh hiệu
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp
huyện” [3]…
Thế mà HT sau đó không
cho cô Tuất dạy và làm chủ nhiệm lớp cô ấy vẫn dạy, lại bố trí cô Tuất làm các
việc lao công, sau đó cho dạy Sử – Địa lớp 4 – 5 rồi bảo dạy kém, khiến học
sinh (HS) chống đối, phụ huynh HS kiến nghị tum lum, làm rối loạn cả trường…
Rất đơn giản, hồi 1962,
khi tôi làm HT trường cấp 2, một trường trong huyện cũng xảy ra chuyện, GV, HT
kiện nhau rồi lôi kéo GV làm 2 phe, cả HS, phụ huynh HS vào cuộc rồi bời; Phòng
giáo dục điều HT trường này lên Phòng và cử ngay một cán bộ Phòng GD vốn là một
HT giỏi về trường đó, sau một tháng mọi chuyện đâu vào đấy.
Tất cả mọi chuyện xảy ra ở
trường Tiểu học Sài Sơn B đều thuộc về trách nhiệm, quyền hạn của HT phải giải
quyết cho ổn, HT không làm nổi điều đó tức là không đủ phẩm chất, năng lực, uy
tín làm HT, phải thay luôn bằng một người xứng đáng. Đơn giản vậy thôi.
3.
Tôi thực sự không hiểu nổi
đầu óc của các nhà quản lý, cơ quan quản lý hiện nay ra sao nữa! Có việc như vậy
mà Phòng GD về “điều nghiên”, thống kê so sánh điểm kiểm tra môn Sử – Địa cô Tuất
dạy ở lớp 4-5 so sánh với điểm số các trường trong huyện và chứng minh cô Tuất
đúng là dạy kém (?). Thế rồi Ban Kiểm tra liên ngành: Công an, UB, Phòng, Sở
GD, Thanh tra… kéo một đoàn về trường đọc lệnh, ngồi họp, hàng đàn PV báo chí
quay phim chụp hình, cứ như đang xử lý một vụ trọng án kinh khủng!
Rồi “Bộ giáo dục vào cuộc”!
Cả một bộ máy từ Bộ đến Sở, phòng, các ban ngành nhặng cả lên để đi đến cái gì?
Đấy là Thủ tướng Phúc, Phó Thủ tướng Đam đang bận họp Quốc hội, chứ không, có
khi cũng chỉ đạo phải giải quyết gấp và báo cáo ngay! Hình như các cơ quan quản
lý của nhà nước này, chuyện gì thuộc dân sự cũng thích “chuyện bé xé ra to”,
làm phức tạp, nâng lên tầm quan trọng để chứng tỏ uy quyền của mình với cấp dưới,
với xã hội? Nó giống như cách viết truyện hài “Trái núi đẻ chuột” của Nguyễn
Công Hoan.
4.
Nếu HT và cô Tuất mâu thuẫn
nhau hay có vấn đề gì đó, thì Chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội đồng GD,
Hội Cha mẹ HS … của nhà trường đâu? Tại sao cứ để cô Tuất đơn độc đối đầu với
HT với HS, cha mẹ HS và làm loạn cả nhà trường lên mà tập thể sư phạm, các đoàn
thể như vô hình? Thế mới biết bây giờ HT toàn quyền như vua con, mọi cái gọi là
chi bộ, hội, đoàn, tập thể… đều vô nghĩa!
5.
Thương cho các cháu HS,
buồn cho cha mẹ HS. Rất nhiều người đã lên tiếng, trẻ em bị lôi kéo, xúi giục
nhục mạ người lớn, nhất là cô giáo của mình là điều đau lòng lắm. Chuyện kinh
hoàng và khốn nạn, đốn mạt đó đã xảy ra ở thời cải cách ruộng đất, ở cách mạng
văn hoá Trung quốc cách đây 70 năm rồi, nay vẫn tái diễn sao? Các cháu bé nhúng
tay vào những chuyện ngu muội, nhơ bẩn đó sẽ hoặc là thành kẻ tàn ác, nhẫn tâm,
hoặc sẽ mang mặc cảm tội lỗi suốt đời.
Còn cha mẹ HS và nói
chung dân ta vẫn dễ bị quyền lực sai khiến ghê lắm. Không nói thời cải cách ruộng
đất hay Nhân văn giai phẩm làm gì; nói ngay năm 2003 – 2004, chuyện 200 người
dân ký tên sẵn sàng đi tù thay cho bà Ba Sương Giám đốc nông trường Sông Hậu,
mà sau đó xin rút lui, thậm chí một số người còn quay lại tố cáo bà Ba Sương!
Ôi dân tôi còn nhiều người như thế đó! Nhưng “giận thì giận mà thương càng
thương”…!
Tóm lại, nhiều chuyện rất
đơn giản, nếu ngay từ đầu những người liên đới, có trách nhiệm dám làm rõ SỰ THẬT,
xử lý vấn đề theo CÔNG LÝ thì mọi chuyện sẽ êm xuôi. Nhưng chuyện đơn giản mà
những người có quyền lại cố tình che giấu sự thật, dùng mưu hèn kế bẩn để đổi
trắng thay đen, bảo vệ nhau thì sẽ làm sự việc rối bời, rồi từ SAI LẦM sẽ dẫn đến
TỘI LỖI… Nhiều chuyện trong xã hội ta đã diễn ra theo một “quy trình” như vậy
đó.
No comments:
Post a Comment