Giới
thiệu sách VIỆT NAM – HÔM NAY và NGÀY MAI
Nguyễn Xuân
Xanh
08/04/2021
https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/gioi-thieu-sach-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/
VIỆT NAM – HÔM NAY và NGÀY MAI
Chủ biên:
Trần Văn Thọ & Nguyễn Xuân Xanh
Sau một năm lao động tích
cực, chúng tôi hết sức vui mừng được giới thiệu với bạn đọc quyển sách mới ra mắt:
VIỆT NAM – HÔM NAY và NGÀY MAI, một công trình biên soạn tập thể của 22 học giả,
nhà nghiên cứu, công nghệ, giáo dục Việt Nam trong và ngoài nước, với tâm tư
nóng bỏng muốn góp phần vào quá trình đổi mới đất nước:
Hồ Tú Bảo – Huỳnh Thế Du
– Giáp Văn Dương – Kim Hạnh – Nguyễn Thị Hậu – Vũ Ngọc Hoàng – Trần Quốc Hùng –
Phạm Chi Lan – Trương Trọng Nghĩa – Nguyên Ngọc – Nguyễn Quang Ngọc – Huỳnh Như
Phương – Trần Đức Anh Sơn – Huỳnh Bửu Sơn – Đặng Kim Sơn – Trần Hữu Phúc Tiến –
Trần Văn Thọ – Phạm Duy Thoại – Nguyễn Trung – Nguyễn Tùng -Trần Ngọc Vương –
Nguyễn Xuân Xanh
Quách Thu Nguyệt phụ
trách phần biên tập và xuất bản.
Xuất bản: Ban Tu thư Đại
học Hoa Sen và Nhà xuất bản Đà Nẵng
Đây là một tác phẩm phân
tích, tổng hợp, nhìn về quá khứ, hiện tại, để phóng chiếu tương lai, chạm đến
những vấn đề lịch sử, tư tưởng, kinh tế, phát triển, giáo dục, y tế và khai
sáng, trong bối cảnh rất phức tạp của thế giới. Người Việt Nam đang đứng trước
nhu cầu ngày càng bức thiết phải thực hiện một cuộc đổi mới toàn diện và hiệu
quả để “lột xác” và bắt kịp thế giới. Chúng ta đang ở vào thời kỳ “giông bão và
thôi thúc”, cần có những nhận định và bước đi tương xứng.
Dưới đây là những dòng chữ
đầu tiên đọc được khi cầm lên quyển sách:
*
“Những người trí thức dấn thân xã hội phải chấp nhận
thực trạng như họ đang sống, và tìm cách định hình nó theo những mục tiêu xã hội
tích cực, chứ không đứng cô lập bên lề tự cho mình là đúng”.
JOHN
DEWEY
*
“Việt Nam đang đứng trước một thập niên mới, đánh dấu
bởi nhiều sự kiện quan trọng: Covid-19 với nhiều hệ quả to lớn lên toàn thế giới,
kỷ niệm 75 năm Quốc khánh, 45 năm hòa bình và thống nhất đất nước, Đại hội XIII
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người Việt Nam cũng đang có “giấc mơ hóa rồng”, muốn
tạo ra được những sản phẩm công nghệ, công nghiệp đẳng cấp trên thị trường thế
giới, có những tập đoàn công nghiệp mạnh, để có thể nâng cấp nhanh chóng nền
kinh tế lên tầm mức thế giới. Vâng, người Việt Nam thấy cần thay đổi cả vận mệnh
lịch sử của mình, như các dân tộc xung quanh từng làm.
Đổi mới cho nên là mệnh lệnh của thời đại, từ quản
lý hành chính, cơ chế tuyển chọn lãnh đạo, đào tạo nhân tài, đến giáo dục, nhất
là giáo dục đại học, và hoạt động của doanh nghiệp.
Nhà nước cũng cần phải có tính chất đổi mới sáng tạo
để dẫn dắt, “kiến tạo và phát triển”, khuyến khích động não, từ bỏ những lề lối
cũ. Einstein cũng từng nói, chúng ta không thể giải quyết những vấn đề phát
sinh bằng những tư duy cũ đã sản sinh ra chúng.
Quyển sách này là sự hội tụ của nhiều trí thức, học
giả, nhà nghiên cứu từ nhiều lãnh vực khác nhau nhằm đáp lời cho một sự đổi mới
sáng tạo trước những thử thách mới thời đại đặt ra.
Cuốn sách này gồm 4 phần, bao gồm gần hết các mặt của
đất nước Việt Nam hiện nay. Hầu hết các bài viết phân tích từ góc nhìn những vấn
đề hôm nay và gợi ý, phát ra thông điệp cải cách hoặc kiến tạo để Việt Nam có
ngày mai thịnh vượng, tươi đẹp.”
*
“Đổi mới sáng tạo là mệnh lệnh của thời đại. Trong
tinh thần đó, một số trí thức trong và ngoài nước đã tập hợp lại những suy nghĩ
của mình về những chủ đề như kinh tế, lịch sử, văn hóa, tư tưởng, thể chế, giáo
dục, khoa học, công nghệ và y tế. Như một nhà lãnh đạo châu Á từng nói, “Lịch sử
luôn cho thấy những quốc gia được dẫn dắt bởi những trí thức năng động, tham vọng
và nhiệt tình sẽ phát triển nhanh hơn những quốc gia không có.” Chúng tôi muốn
chia sẻ trách nhiệm đó. Đây cũng là món quà tinh thần tặng GS Cao Huy Thuần như
một sự tri ân cho những đóng góp văn hóa hơn nửa thế kỷ qua của ông.”
Và những lời từ trái tim
của một người bạn lâu năm dấn thân và nhiệt huyết:
“Sáng kiến quyển sách
này quả thật bất ngờ với tôi. Một phần thưởng mà tôi không hề dám nghĩ đến.
Lòng tôi tràn ngập sự biết ơn đối với tình cảm của các anh chị đã có sáng kiến
cũng như đối với các anh chị đã đồng lòng hưởng ứng. Thực sự, tôi tự thấy mình
bé nhỏ trước vinh dự quá lớn mà các anh chị đã dành cho tôi.
Nhưng, vượt qua xúc động đầu tiên, tôi nghĩ lại: quyển
sách này đâu phải chỉ để thực hiện những tình cảm cá nhân giữa chúng ta với
nhau? Chúng ta, những người trí thức ở bốn phương, gắn bó với nhau, vượt không
gian và thời gian, trên hết còn vì tình cảm chung đối với quê hương đất nước. Bởi
vậy, tôi xin được xem vinh dự này không phải chỉ là vinh dự cá nhân mà là vinh
dự chung. Vinh dự được là người trí thức trước sóng gió của thời cuộc.”
CAO HUY THUẦN
Hình bìa sách
Sách khổ 16x24cm, dày 532 trang, in màu trên giấy
ford, giá bìa 305.000 đồng
MỤC LỤC SÁCH
Dẫn nhập Từ Hôm nay nghĩ về Ngày mai Việt
Nam Trần
Văn Thọ và
Nguyễn
Xuân Xanh
Phần I Lịch sử, Văn hóa
Đoàn kết để cường thịnh:
Từ quá khứ nhìn về tương lai Huỳnh
Bửu Sơn
Chủ quyền của Việt Nam ở
Hoàng Sa và Trường Sa:
quá trình từ sơ
khai đến thật sự và toàn vẹn
Nguyễn
Quang Ngọc
Sài Gòn mỹ lệ xuyên thời
gian và không gian
Trần
Hữu Phúc Tiến
Bản sắc đô thị Saigon
trong bối cảnh Nam bộ Nguyễn Thị Hậu
Đoạn đường Huế-Đà Nẵng thời
xưa
Nguyễn
Tùng
Bảo tồn di sản văn hóa Việt
Nam hiện nay:
Thực trạng và giải
pháp Trần
Đức Anh Sơn
Phần II Tư tưởng, Thể chế
Vấn đề chủ nghĩa dân tộc,
chủ nghĩa quốc gia ở
Việt Nam hiện
nay Trần
Ngọc Vương
Francis Bacon – Fukuzawa
Yukichi và Việt Nam
Nguyễn
Xuân Xanh
Độc lập, tự do và phát
triển
Vũ
Ngọc Hoàng
Suy nghĩ về thế giới và
nước ta thời hậu đại dịch Covid19 Nguyễn Trung
Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa:
Đặc thù chính trị của Việt
Nam Trương
Trọng Nghĩa
Suy nghĩ về con đường
phát triển của Việt Nam Huỳnh Thế Du
Phần III Giáo dục, Y tế
Đại chúng hay tinh hoa?
Nguyên
Ngọc
Xây dựng và quản trị trường
học phổ thông:
một vài kinh nghiệm Giáp
Văn Dương
Giáo dục đại học Việt Nam
bước vào những năm
2020 Huỳnh Như
Phương
Chuyển đổi số và giáo dục
Hồ Tú Bảo
Đại dịch Covid-19 và Y tế
Việt
Nam
Phạm Duy Thoại
Phần IV Kinh tế, Kinh doanh
Chính trị và kinh tế thế
giới sau đại dịch:
Cơ hội và thử thách cho
Việt
Nam Trần
Quốc Hùng
Tương lai kinh tế Việt
Nam nhìn từ đại dịch
Trần
Văn Thọ
Doanh nghiệp Việt và giấc
mơ Việt Nam thịnh vượng
Phạm Chi Lan
“Tài nguyên nội địa” và vấn
đề phát triển bền vững Vũ
Kim Hạnh
Tái cơ cấu nông nghiệp và
phát triển nông thôn
Đặng
Kim Sơn
*
MUA SÁCH
Chỉ trong vòng một hai
ngày kể từ hôm nay sách sẽ có mặt tại các quầy sách. Bạn đọc ở xa có thể liên lạc
với địa chỉ sau của người phụ trách Cửa hàng sách Ban Tu thư Đại học Hoa Sen ở
Đường Sách Nguyễn Văn Bình, Q.1, Thành phố Hồ Chí Minh để đặt mua sách:
Xuân Nguyễn Thị Hoài <
xuan.nguyenthihoai@hoasen.edu.vn >,
MP: 091 8223498
Ngoài ra sẽ có những buổi
ra mắt sách tại Saigon, Đà Nẵng và Hà Nội, dự kiến:
-Saigon (9:00am ngày 24/4
tại Đường Sách)
-Hà Nội (14h00 ngày thứ Bảy
08/5, tại Cà phê Trung Nguyên, số 52 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm)
-Đà Nẵng (9:00am ngày
15/5 tại Tầng 3, Khách sạn Hilton, 50 Bạch Đằng Đà Nẵng)
NHẬN CÁC BÀI MỚI QUA EMAIL
Để thường xuyên nhận được
bài của tác giả, xin click vào đây để đăng ký.
Join 396 other
subscribers
Địa chỉ thư điện tử
(email)
Đăng ký
BÀI VIẾT MỚI
·
Giới
thiệu sách VIỆT NAM – HÔM NAY và NGÀY MAI
·
Iwan
Turgenev: Thay một lời tựa
·
Ca
ngợi Lý tính và Khoa học (Paul Hazard)
·
“Không
thể yêu nước trong sự vô minh”
·
Không
thể có quốc gia mạnh với các đại học yếu
·
Hiện
tượng Do Thái – Một lý giải
·
Cuộc
hóa rồng và Giới tinh hoa kỹ trị
·
Vũ
Trụ Huyền Diệu của GS Nguyễn Quang Riệu
·
TS
Lê Đăng Doanh giới thiệu sách EINSTEIN
·
Nhà
văn Nguyên Ngọc giới thiệu sách EINSTEIN
·
Sóng
hấp dẫn Einstein đã được nhìn thấy (2016)
·
Lá
thư cuối cùng của W. A. Mozart gửi cha
·
Tại
sao phải làm sách và đọc sách
·
Cuộc
cách mạng công nghệ nano
·
Tạ
Văn Tài: Người phụ nữ qua luật pháp và tập quán Việt Nam
·
Huyền
thoại tự do của Giai cấp trung lưu
·
Nils
Holgersson của Selma Lagerlöf
·
Cuộc
Khai Sáng Công Nghiệp : Chuyên ngành Cơ khí
·
Kỷ
yếu Hạt Higgs và Mô hình chuẩn
·
Giáo sư
ĐẶNG ĐÌNH ÁNG qua đời
·
Đại
sử về Nguyễn Văn Tường của học giả Nguyễn Quốc Trị
·
Martin
Luther King Jr.: Bạo loạn là ngôn ngữ của những gì chưa được lắng nghe
·
Hoa
Kỳ không phải là một nền dân chủ, cho đến khi người Mỹ da đen làm cho nó trở
thành như thế
·
Phát
biểu của Angela Merkel nhân ngày Luật cơ bản
·
“Bạn
cần búa tạ” để giảm thiểu sự lây lan: Gabriel Leung
·
Diễn
từ của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho ngày 8/5/2020
·
Hsinchu
(Tân Trúc) và Bài học cất cánh của Đài Loan
·
Sao
chổi SWAN (THIÊN NGA): Kỳ quan vũ trũ
·
H.
R. McMaster: Trung Quốc Nhìn Thế Giới Như Thế Nào
·
Những
chuyến thăm lịch sử mang lại những hệ quả khác nhau
·
Hậu
CoVid-19: Phương Tây thức tỉnh trong sự đau đớn
·
Ngày
sách thế giới 23/4 & Sinh nhật Immanuel Kant 22/4
·
MAI
THI – Người truyền cảm hứng khoa học
·
Nhà
vật lý Freeman Dyson qua đời
·
Tân
Trúc (Hsinchu) Silicon và Cuộc công nghiệp hóa Đài Loan
·
Thông
tin về dịch vi-rút Corona – 19
·
Ludwig
van Beethoven sắp 250 tuổi
·
Dẫn
nhập sách Hoàng đế Minh Trị của Donald Keene
·
100
năm ánh sáng bị lệch trên trời
·
Sức
ỳ của ý thức khoa học Việt Nam
·
Giới
thiệu Thiền và Văn hóa Nhật Bản
·
Buổi
nói chuyện trước Viện Goethe
·
Bài
phỏng vấn của nhật báo Thanh Niên
·
Shibusawa
Eiichi, sơ lược về cuộc đời và tác phẩm
·
ĐẠI
HỌC nhận được Giải Sách Hay 2019
·
Shibusawa
Eiichi: Doanh Nhân Lập Quốc Vĩ Đại của Nhật Bản
·
Alan
Turing được chọn ảnh trên đồng bảng Anh!
·
Nước
Đức thế kỷ XIX tái bản lần IV có gì mới?
·
Murray
Gell-Mann, cha đẻ của hạt Quark không còn nữa
·
Giá
trị khai phóng của Khoa Học
·
GS
Phạm Phụ giới thiệu sách ĐẠI HỌC trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần
·
Thầy
tôi: Klaus Krickeberg – Người yêu mến đất Việt
·
Klaus
Krickeberg: Một đời gắn bó
·
A
Brief Story of String Theory by Emil Martinec
·
Lời
dẫn nhập cho sách Tại sao Lý thuyết dây?
·
Buchvorstellung:
ĐẠI HỌC (UNIVERSITÄT) von Nguyễn Xuân Xanh
·
Giáo
sư Trần Thanh Vân – Người tiếp sức cho khoa học Việt Nam
·
Giới thiệu
sách ĐẠI HỌC của Nguyễn Xuân Xanh
·
Sách Einstein,
Thuyết tương đối hẹp và rộng (2018)
·
Erwin
Schrödinger và Con đường
·
Thơ
Bertolt Brecht: Gửi những người mai sau
·
Luật
Đại chúng hóa KHCN của Trung Quốc
·
Tu
thân yếu lĩnh của Fukuzawa Yukichi
·
Kỷ
niệm 100 năm định lý Emmy Noether
·
Bao
giờ có một đề thi về nhà bác học Albert Einstein?
·
Chuyến
thăm Đà Lạt của GS ‘t Hooft
·
Hội
thảo Khoa học để Phát triển tại Quy Nhơn 2018
·
Paul
J. Crutzen, Địa chất học của nhân loại
·
Tiểu sử
Giáo sư Gerard ‘t Hooft
·
Giáo
sư vật lý giải Nobel Gerard ‘t Hooft thăm Đà Lạt: Thông cáo báo chí
·
Phan
Châu Trinh – Việt Nam – và Nhật Bản
·
Lời
chia tay Stephen Hawking của một nhà vật lý
·
Định lý
cuối cùng của Fermat
·
Stephen
Hawking không còn nữa!
·
Nhân ngày phụ nữ quốc tế: Madame
Roland
·
Tại
sao cần giáo dục khai phóng?
·
Lời
tựa cho quyển sách Thiên Tài và Số Phận
·
Tình
yêu khoa học hay Lý tính thời Trung cổ
·
Lời
tựa cho Cuộc Cạnh Tranh Chất Xám Vĩ Đại
·
Hạt
Higgs – Con đường phát minh và khám phá “Hạt của Chúa”
·
Yoichiro
Nambu – Một thiên tài hiền hòa và nhân hậu
·
Cái lớn
lao của Đức – Schiller
·
Yuval
Harari: Tương lai cần một sự nâng cấp
·
Kỷ yếu
Đại học Humboldt 200 năm
·
Một
Googler Việt Nam tìm cách dạy máy hiểu cảm xúc của con người
THẺ
Abraham Lincoln AI artificial
intelligence bình
đẳng Chuck
Feeney Cà
phê thứ Bảy công nghiệp David Christian David Hilbert diễn văn dịch sách Einstein Gerard 't Hooft Gettysburg giáo dục Goethe hiệu ứng Flynn hiệu ứng Medici Hoa Kỳ Homo Deus Humboldt ICISE khoa học kỷ yếu lá thư lòng trắc ẩn Mặt Nhân Bản nhân ái Nhật Bản Nobel philanthropy Sapiens Stephen Hawking this fleeting
world Toán học trách nhiệm trí tuệ nhân tạo Trần Thanh Vân tuổi trẻ Yuval Harari ánh sáng Đức đại học đại học Humboldt đọc sách
LƯU TRỮ
·
TS Lê Quang
Ánh không còn nữa! 26 Tháng Mười Một, 2019
·
Chuyện về nhà Toán học tự học Ấn
Độ: SRINIVASA RAMANUJAN 28 Tháng Sáu, 2019
·
Terence Tao: Thần đồng trở
thành nhà Toán học vào hàng đầu thế giới hiện nay 10 Tháng Sáu, 2019
·
Jocelyn Bell Burnell
– một nữ Khoa học gia bị “quên” trong giải Nobel Vật lý 1974 8
Tháng Ba, 2019
·
Nhà toán
học MAURICE AUDIN là ai? 19 Tháng Mười Hai, 2018
·
Hàm số Zeta và giả
thuyết Riemann 18 Tháng Mười Một, 2018
·
Sofia Kovalevskaya –
nhà nữ Toán học xuất sắc, nữ giáo sư đầu tiên của châu Âu và cũng là nhà văn 30
Tháng Chín, 2018
·
Sophie
Germain – Nhà nữ Toán học đầu tiên đã can đảm vượt qua thành kiến xã hội 10
Tháng Chín, 2018
·
Hội
đồng tuyển chọn giải thưởng Huy chương Fields 2018 29 Tháng Tám, 2018
·
Emmy Noether – nhà Toán học
nữ vĩ đại nhất của lịch sử 21 Tháng Tám, 2018
META
© 2021 Bài viết của Nguyễn Xuân Xanh.
theme: Serena, by Kay Belardinelli
No comments:
Post a Comment