Có
phải đảng CSVN đang chuẩn bị quà sinh nhật 100 năm ngày thành lập đảng CSTQ?
Trương
Nhân Tuấn
15/04/2021
Tập Cận Bình muốn làm một cái gì đó trong năm
nay để đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập đảng (ngày 23 tháng 7 năm 1921).
Tập có thể gây chuyện “thống nhứt đất nước” để
đánh Đài Loan. Tập có thể chiếm các đảo của Việt Nam hay của Phi ở Trường Sa với
danh nghĩa “giải phóng các lãnh thổ đã bị địch chiếm đóng từ Thế chiến thứ II”.
Tất cả các chuyện này đều có thể là món quà nặng ký của Tập Cận Bình dâng lên đảng.
Họ Tập cần phải thành công ở một trong các mục tiêu này để khẳng định tính
chính đáng và uy tín của cá nhân.
Nhưng việc sử dụng quân sự để giải quyết tranh
chấp lãnh thổ có thể họ Tập sẽ tính toán sai lầm vì việc này sẽ mở màn cho chiến
tranh.
Mỹ sẽ chống lưng Đài Loan, thậm chí cùng với
Nhật can dự vào chiến tranh, không để Hoa lục thôn tính Đài Loan. Mỹ cũng sẽ chống
lưng Phi và Việt Nam đến đánh Trung Quốc cho tới khi Trung Quốc không còn chiếc
hàng không mẫu hạm hay chiếc khu trục hạm nào. Tiềm lực hải quân Mỹ dư sức làm
việc này.
Nhưng Trung Quốc có thể tiến hành những thủ
thuật khác, hòa bình, để khẳng định chủ quyền hải phận và lãnh thổ ở Biển Đông.
Ta thấy tháng 11 năm 2020, ông Phúc đã ký nghị
đinh cấm phổ biến hay bàn luận những thông tin về chủ quyền biển đảo. Phải có
chuyện gì CSVN mới làm như vậy. Từ nhiều thập niên nay học giả, báo chí trong
nước bàn tán không ngớt về nội dung này.
Theo tôi, giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay
đang bí mật tiến hành việc phân định hải phận ngoài cửa vịnh Bắc Việt. Ta thấy
việc phân định vùng biển này tùy thuộc vào hiệu lực các đảo Hoàng Sa.
Mục đích bưng bít thông tin là vì đảng CSVN đã
có chủ ý nhượng bộ Trung Quốc về hai mặt.
Thứ nhứt là nhìn nhận chủ quyền Hoàng Sa thuộc
về Trung Quốc. Thứ hai chấp nhận một hiệu lực nào đó về hải phận kinh tế độc
quyền của các đảo Hoàng Sa.
Theo tôi, nếu hai điều này là sự thật thì CSVN
đã mở một tiền lệ nguy hiểm. Đó là, thứ nhứt, khi nhìn nhận chủ quyền của Trung
Quốc tại Hoàng Sa thì CSVN đã nhìn nhận hiệu lực công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.
Và hai, khi chấp nhận các đảo Hoàng Sa có hiệu
lực là “đảo”, tức các đảo này có vùng EEZ, Việt Nam cũng tạo ra tiền lệ chấp nhận
các đảo nhỏ, không có người ở, cũng có vùng EEZ.
Cả hai sai lầm này có thể làm hại Việt Nam
trong tương lai ở các đảo Trường Sa.
Tôi muốn mở một dấu ngoặc ở đây là nói về số
phận của cựu bộ trưởng bộ ngoại giao Phạm Bình Minh. Ông này thôi chức bộ trưởng
ngoại giao nhưng không thấy được phân công nhiệm vụ nào cụ thể.
Phải chăng đảng CSVN gạt ông này ra ngoài, vì
mục đích dễ dàng nhượng bộ cho Trung Quốc?
No comments:
Post a Comment