Bắt
Nguyễn Thúy Hạnh: Khi nhà cầm quyền quyết không cho những điều tốt đẹp tồn tại
Thứ Ba, 04/13/2021 - 17:54
— nguyenhuuvinh
https://www.rfavietnam.com/node/6757
Nhận được tin Nguyễn Thúy Hạnh bị nhà cầm quyền
bắt giam, tôi không bất ngờ.
Tôi đã từng chứng kiến nhiều những vụ bắt bớ
tương tự với những người có tiếng nói độc lập, có tinh thần yêu nước và căm thù
quân xâm lược, nặng lòng với Tổ Quốc và giang san. Rất nhiều trong số họ hiện
đang mòn mỏi trong các nhà tù cộng sản và con số đó ngày càng đông đúc, ngày
càng rộng khắp. Những người còn lại đều đang là tù nhân dự khuyết, nếu họ vẫn
canh cánh bên lòng những nỗi lo lắng về việc xây dựng và bảo vệ đất nước, lãnh
thổ.
https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2021/04/thuy-hanh1.jpg?resize=438%2C438
Nhưng, với việc bắt Thúy Hạnh, nhà cầm quyền
Hà Nội đã giáng một cú đòn quyết định với cái tốt đẹp, cái nhân bản và tình yêu
thương trong xã hội. Có lẽ đó là bước cuối cùng của con đường đưa xã hội, dân tộc
Việt Nam đến gần nhất với bản chất man rợ và bạo lực, loại trừ tất cả những điều
tốt đẹp xưa nay mà cha ông ta đã từng xây đắp, gìn giữ.
Bắt Thúy Hạnh, nhà cầm quyền đã chính thức
tuyên chiến với những điều mà biết bao con người trong xã hội đang cố gắng để đạt
được cho mỗi cá nhân, mỗi tập thể và cho cộng đồng xã hội ngõ hầu mong xây dựng
một xã hội nhân ái, hiền hòa và bình an, con người được sống trong tình yêu
thương và đùm bọc lẫn nhau.
Với những gì chúng tôi đã biết, đã hiểu về
Thúy Hạnh, có thể nói rằng với Thúy Hạnh, rất nhiều điều có thể rút ra từ cuộc
đời của cô ấy.
Đó là sự phấn đấu vươn lên vượt hoàn cảnh gian
nan của từng công dân để trở thành người có nhận thức tốt nhất, có ích cho gia
đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
Đó là tình yêu thương, tình đồng loại, là sự
quan tâm đến những số phận, những con người cùng khổ.
Đó là một sự ngay thẳng mà mỗi con người đều cần
đến, một xã hội càng cần hơn nếu cầu mong sự tiến bộ.
Đó là tình yêu quê hương, đất nước và nỗi đau
đớn trước vận mệnh Tổ Quốc bị đe dọa, bị xâm lăng, trước việc nòi giống Việt
đang bị đặt trước sự tồn vong.
Đó là sự gan dạ mà mỗi con người cần có khi cần
bảo vệ cái đúng, cái tốt, chấp nhận sự hy sinh cho bản thân mà cá nhân mình mà
không hề suy bì tỵ nạnh với những điều mà người khác nhờ đó mà có được.
Những cuộc biểu
tình yêu nước đưa con người xích lại gần nhau
Tôi gặp Thúy Hạnh trong một buổi chiều trong
quán café trên Hàm Cá Mập giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội. Ngồi từ trên cao nhìn xuống
hồ Hoàn Kiếm khá yên tĩnh sau một ngày chúng tôi tập trung biểu tình và bị bắt,
bị đàn áp tan tác ở đó với tiếng loa hò hét, với tiếng hô bắt người yêu nước
như bắt giặc, với những đám công an giả dạng côn đồ thi thố đủ mọi trò bẩn thỉu
đối với những người yêu quê hương và lo lắng cho vận mệnh Tổ Quốc.
https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2021/04/thuy-hanh-_-vinh.jpg?resize=438%2C438
Chính sự bắt bớ, đàn áp khốc liệt của nhà cầm
quyền Hà Nội đối với những người biểu tình chống sự xâm lược của bọn bá quyền
bành trướng Bắc Kinh với lãnh thổ, giang sơn của Tổ Quốc đã làm người ta dễ phân
biệt được những gì là thật, là giả, những gì là thực chất và những gì là hình
thức của mỗi con người. Và qua đó, đưa người ta đến sự tin tưởng nhiều hơn.
Thúy Hạnh hỏi tôi về cuộc sống, về gia đình,
con cái học hành. Đặc biệt là về những cuộc gặp gỡ, làm việc với đám an ninh điều
tra Hà Nội sau mấy năm tôi cầm cây bút và những cuộc xuống đường. Những câu
chuyện đã đem đến cho chúng tôi sự cảm thông và tin tưởng để có thể kể lại cuộc
đời của mình.
Nó cũng đem đến cho tôi sự cảm phục về một
con người, một nghị lực và cả những điều bất hạnh, những thành công trong cuộc
sống.
Một con người vượt
lên hoàn cảnh và biết hy sinh
Thúy Hạnh mồ côi cha từ khi còn rất nhỏ, hai
chị em sống với bà ngoại khi mẹ đi bước nữa. Lớn lên trong hoàn cảnh ngặt nghèo
ở lứa tuổi chúng tôi, sống được đã là một sự cố gắng vượt bậc trong gia đình đầy
đủ mẹ cha, chưa nói đến hoàn cảnh côi cút mất cha rồi xa luôn cả mẹ như chị em
Thúy Hạnh.
Thế nhưng, cuộc sống khó khăn ăn không đủ no,
mặc không đủ ấm khi đó không ngăn được cô bé Thúy Hạnh cố gắng học tập và vươn
lên và đã tốt nghiệp Đại học Thương mại, trở thành Giám đốc đối ngoại của Công
ty TNHH KCP Việt Nam thuộc Tập đoàn KCP - một tập đoàn của Ấn Độ chuyên sản xuất
mía đường.
Từ một cô bé nghèo khổ vươn lên không nhờ hệ
thống chính trị nâng đỡ theo diện con cha cháu ông, không nhờ những đặc quyền đặc
lợi của bố mẹ để lại, Thúy Hạnh đã thành công trên đường học hành, thành đạt về
kinh tế.
Và không chỉ có thế, khi tiếp xúc với Thúy Hạnh
trong những bữa cơm liên hoan, trong các cuộc gặp gỡ cùng anh em, bè bạn, chúng
ta sẽ cảm nhận ở đó một sự giáo dục chỉn chu và nghiêm khắc, điều mà không nhiều
người dù thành đạt có được, từ lời ăn, tiếng nói, cách cư xử với mọi người
trong nhiều hoàn cảnh. Điều đó là một quá trình nhận thức và tự rèn luyện mà
có. Và chính điều đó, đã đưa đến việc Thúy Hạnh được nhiều sự mến mộ và yêu quí
của nhiều người.
Cũng chính vì vậy, năm 2016, khi nhiều người
đã làm phép thử đặt nhà cầm quyền trước tình huống lộ mặt bản chất của mình
trong cái gọi là Bầu cử Quốc hội, Thúy Hạnh đã tham gia ứng cử tự do. Tại ngay
Công ty TNHH KCP, Thúy Hạnh đã ngoạn mục vượt qua bằng việc lấy ý kiến cử tri
nơi công tác, Thúy Hạnh đã được 100% ủng hộ.
Tuy nhiên, điều đó chỉ làm lộ rõ ra thêm những
đòn chơi bẩn của nhà cầm quyền nhằm loại những đối tượng không được đảng chọn
vào “Đảng hội” mà thôi.
Có thể nói một điều, ở Thúy Hạnh, chính sự chỉn
chu, lo lắng cho người khác quên cả bản thân mình là một đức tính tự nhiên. Điều
mà bao nhiêu chục năm nay, gần cả thế kỷ người Cộng sản kêu ra rả như cuốc gọi
mùa hè bằng muôn vàn khẩu hiệu rằng “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” thì
hầu hết các cán bộ, đảng viên chỉ thực hiện được một vế sau mà thôi.
Còn Thúy Hạnh, cô hầu như không dùng đến chiếc
điện thoại thông minh đắt tiền. Những năm tháng khi thiên sắm cho mình hàng hiệu,
đồ xịn với những chiếc điện thoại thông minh, những chiếc xe gaz đắt tiền như một
mốt mới của những người có tiền hoặc tỏ ra có tiền, thì Thúy Hạnh vẫn dùng chiếc
điện thoại “cục gạch” bấm phím nghe gọi và nhắn tin, đi chiếc xe 82 đời cũ như
một sự chung thủy bền bỉ vì “Nó vẫn chạy tốt, có sao đâu”. Cô hết sức tiết
kiệm trong chi tiêu cho bản thân đến mức nhiều khi khắc nghiệt, đặt bản thân
vào sự rèn luyện và kỷ luật nghiêm ngặt.
Thế nhưng, với anh em bè bạn và những người
khác, thì lại là một sự trái ngược trong đối xử, cô rất hào phóng và rộng rãi với
những hoàn cảnh khó khăn.
Cách đây 10 năm trước, cô đã bỏ ra cả chục
triệu đồng, âm thầm gửi cho một tù nhân mới ra tù còn bơ vơ tay trắng mà người
đó không hề biết cô là ai và cô cũng chẳng nói điều đó với ai. Cho đến khi họ gặp
lại nhau ở Hà Nội, tù nhân đó kể về một người vô danh gửi cho cả chục triệu đồng
là một tài sản lớn khi đó để bước đầu mới vượt khó khăn trong cuộc sống, thì họ
mới nhận ra nhau.
Mới đây, sau khi Thúy Hạn bị bắt, trên một stt
của một vị linh mục ở Quảng Bình đã nói về Thúy Hạnh những điều tốt đẹp qua những
hành động của cô và mọi người đã tận tình giúp đỡ dân chúng trong thiên tai ở
những trận lụt bão những năm trước. Một ả tận miền rừng núi Ban Mê Thuột đã vào
comments những lời lẽ lăng mạ và chửi rủa. Rằng là “Một con quỷ cái già
đội nốt người chuyên lửa đảo để được sống xa hoa…” .
Có lẽ cần nói về chi tiết này rõ hơn, để nhiều
người chưa hiểu về Thúy Hạnh đã hành động vì điều gì. Bởi vì cho đến nay, không
chỉ có một cô ả vô học, nói một câu còn chưa sõi tiếng Việt, đã ngộ độc
mà ganh ghét với một người phụ nữ xinh đẹp gần 60, đã lên chức bà nội kia, mà
còn nhiều người vẫn cứ ngộ nhận hoặc ngộ độc theo giọng điệu nhà cầm quyền hễ
có tiếng nói độc lập, đấu tranh cho quyền con người là vì tiền.
Khi nghe tin Thúy Hạnh bị bắt đám dư luận viên
và nhiều kẻ vô tâm, vô cảm và bị ngộ độc thông tin đã dùng những lời lẽ khốn nạn
nhất để nói về Thúy Hạnh như một người kiếm sống bằng những hành động yêu nước
của mình và được sự ủng hộ của người khác về tiền bạc.
Hẳn nhiên, chẳng ai lạ gì những thông tin đó
xuất phát từ đâu. Tất cả những thông tin bịa đặt đó, xuất phát từ hệ thống an
ninh và những kẻ khốn nạn cứ nghĩ rằng ai cũng như họ, mọi hành động đều hướng
đến hoặc được sự chỉ đạo của đồng tiền.
Hẳn là công an cũng thừa biết rằng, Thúy Hạnh
có đủ khả năng về tiền bạc và tài sản để sống mà không thèm nhờ bất cứ ai hoặc
trông đợi vào sự giúp đỡ nào từ thiên hạ. Những năm tháng làm việc miệt mài, sự
năng động và nhất là lòng tin của mọi người dành cho cô, đã đưa cô đến những
thành công cả về mặt sự nghiệp lẫn kinh tế, Thúy Hạnh có đủ tài sản để không chỉ
lo cho mình mà còn lo cho con cái và người khác.
Cuộc hôn nhân đầu tiên của cô là cuộc hôn nhân
lấy sự hợp lý làm trọng tâm của một cô gái mới lớn lên trong sự côi cút khó
khăn, và đó là một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Cô sống với chồng cũ trong sự
tôn trọng lẫn nhau và họ cùng hiểu tình trạng của nhau, cùng thống nhất hẹn với
nhau rằng sẽ chia tay khi hai bên mẹ già không còn nữa để không làm đau lòng những
người mẹ thế hệ trước. Thế rồi khi mẹ chồng ốm đau, cô là người con dâu hiếu thảo
chủ động chăm sóc tận tình những khi bà cần người giúp đỡ cho đến khi tang lễ
hoàn tất.
Người chồng cũ qua những hoạt động kinh doanh
không thành công, cô đã cảm thông và để chồng thoải mái, tự do trong công việc
của mình cũng như những tài sản mà chồng kiếm được. Cô chăm lo chu cấp cho chồng
có cuộc sống đầy đủ và tự do. Thậm chí, khi chia tay, cô vẫn day dứt lo lắng
cho cuộc sống của chồng cũ sẽ như thế nào trong tương lai, bởi vì “dù sao đó
cũng là chồng và là bố của những đứa con mình”. Rồi cô để lại cho chồng đất
đai, nhà cửa và tiền bạc để bảo đảm cuộc sống được thoải mái về sau.
Hai đứa con sinh ra được sự chăm sóc của Thúy
Hạnh và được gửi đi học ở nước ngoài bằng sự cố gắng của bản thân cô hiện đang ở
những đất nước văn minh, tự do.
Với hoàn cảnh đó, với điều kiện đó, nếu cũng học
thói vô tình, vô cảm và vô tâm như những người khác, Thúy Hạnh có đủ khả năng để
có một cuộc sống thượng lưu mà nhiều người mơ ước, kể cả những viên an ninh đã
hành hạ, theo dõi và ra lệnh bắt cô.
Thế nhưng không.
https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2021/04/thuy-hanh-3.jpg?resize=438%2C438
Cái tính thẳng thắn, trung thực và quyết liệt
của cô đã đưa cô đi từ sự tin tưởng, mù quáng đến nghi ngờ, tìm và hiểu rồi đến
phản biện.
Những ngày đầu khi phong trào biểu tình chống
Trung Quốc xâm lược nổ ra năm 2011, Thúy Hạn xuống đường với chiếc cờ đỏ sao
vàng trong tay và bên trong vẫn là một niềm tin vào đảng, vào bác và những thứ
thông tin Thúy Hạnh cũng như bao người thế hệ chúng tôi được nhồi vào đầu bằng
mọi cách, mọi lúc và mọi nơi.
Khi đó, cũng như nhiều người trong thế hệ
chúng tôi, niềm tin vào “bác hồ” trong Thúy Hạnh như một sự bất biến và là thần
tượng, là thần thánh còn đảng là quang vinh, là vì đất nước và dân tộc.
Thế nhưng, sự thật phũ phàng đã bị phơi bày
sau những cuộc biểu tình đó, bộ mặt của hệ thống chính trị đã tự bộc lộ trước sự
ngỡ ngàng rồi đến phẫn uất và đến những hành động phản kháng của Thúy Hạnh cũng
như nhiều người khác.
Ở đó, người ta thấy rõ bộ mặt hèn với giặc, ác
với dân của nhà cầm quyền trước sự bành trướng xâm lược của bạn vàng của đảng
và sự khốn nạn của những kẻ làm tay sai cho giặc.
Và quá trình nhận thức lại đã bắt đầu từ đó
trong con người của cô.
https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2021/04/thuy-hanh-4.jpg?resize=438%2C438
Kể từ đó, cô tham gia các cuộc biểu thị lòng
yêu nước, kêu gọi mọi người vì tương lai của đất nước, của dân tộc, vì lãnh thổ
của Tổ Quốc là thiêng liêng, bảo vệ môi trường sống cho đời sau, dù con cháu của
cô hiện đã ở nước ngoài và không còn phải lo chuyện môi trường hoặc hệ thống
chính trị độc tài. Nhưng còn đó giòng giống, cháu chắt và những người thân yêu
của cô mà cô vẫn cứ phải đấu tranh vì một tương lai đất nước.
Những cuộc khủng bố, bắt bớ cô đã không làm cô
nhụt chí, trái lại càng hun đúc trong cô một quyết tâm sống cho ra sống, sống
cho có ích với cuộc đời, với đất nước.
Những cảnh đời nghèo khổ, những người là nạn
nhân của chế độ vì việc chung mà chịu sự khó khăn, bất hạnh, nghèo khổ, cô đã tận
tình giúp đỡ như chính những người thân của mình.
Không chỉ bằng tiền bạc cá nhân, mà cô đã bỏ
ra thời gian công sức để lặn lội tìm kiếm đến họ, nhiều khi ngay trong sự nghi
ngờ và sự cảnh giác của chính gia đình, thân nhân các nạn nhân kia, chấp nhận
nhiều những tủi hổ và vượt qua bằng sự cảm thông với hoàn cảnh của từng người,
từng gia đình vì “Nhận thức của họ hiện nay cũng giống mình khi xưa”.
https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2021/04/thuy-hanh-_chenh.jpg?resize=438%2C438
Thế rồi cô lập quỹ 50K, cái quỹ mà với nhiều
người chỉ là đồng tiền lẻ uống nước vặt, nhưng khi tập hợp lại bằng cả niềm
tin, bằng sự trung tín và rành mạch, cô đã huy động được rất nhiều để giúp đỡ
cho những con người bất hạnh.
Những con người khắp nơi từ Nam ra Bắc được
giúp đỡ vượt qua khó khăn ngặt nghèo, những em bé được đến trường đi học, những
người mẹ, người vợ bớt đi những khó khăn khi vừa phải nuôi con thơ, bố mẹ già vừa
phải nuôi tù hộ nhà nước.
Và những tấm lòng khắp nơi đã đổ về nơi người
phụ nữ có tấm lòng cao cả đó. Họ tin tưởng bởi sự minh bạch của cô, bởi sự ngay
thẳng trung thực mà nhất là tấm lòng của cô. Họ thừa biết cô chẳng bao giờ cần
những đồng tiền không phải của mình, bởi chính cô đã từng lên án nạn ăn chặn lừa
đảo những tấm lòng nhân ái.
Cô sống hòa đồng, cảm thông và nhân hậu, lấy
nghĩa tình làm trọng với anh em, bạn bè, đồng sự, có trước có sau với những người
thân quen, với họ hàng tổ tiên và những bậc sinh thành, có lòng tin yêu son sắt
với đất nước và dân tộc mà mong muốn cháy bỏng, lo lắng cho tiền đồ đất nước.
Thế là những đòn bẩn lại tiếp tục được nhà cầm
quyền sử dụng và tung ra với người đàn bà bé nhỏ nhưng kiên gan này. Bởi chế độ
này không chỉ tiêu diệt những kẻ bất đồng chính kiến mà họ tận diệt cả gia đình
con cái, thân thích của những người tù này trong khó khăn đói rét cơ cực.
Khoản tiền 500 triệu đồng mà khắp nơi gửi về
phúng viếng cụ Lê Đình Kình, là đồng chí, thành viên và là nạn nhân của cuộc thảm
sát Đồng Tâm do đảng tiến hành đã bị đảng lệnh phong tỏa tại ngân hàng. Điều
đó, chỉ càng như thêm một gáo nước lã dội thẳng vào bộ mặt nhem nhuốc bẩn thỉu
của đảng ngay đối với đồng chí, đồng đội và hết lòng tin yêu vào đảng mà thôi.
Nó là trơ ra sự lỳ lợm, sự đểu cáng và sự thối nát của bộ máy cầm quyền, lộ rõ
bản chất phản dân hại nước.
Và đó chính là tai họa cho bản thân cô, khi mà
nhà cầm quyền quyết tâm đi đến tận cùng con đường tự diệt, con đường tuyệt vọng
ngược lại với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc hun đúc từ ngàn đời
nay: Tiêu diệt những sự tốt đẹp trong xã hội.
Và hôm nay, cô ngồi trong lao tù của chế độ cộng
sản, nơi cô đã từng sùng bái tin tưởng và bỏ công sức mồ hôi nước mắt mà xây đắp
lên nó, để rồi thất vọng và để bị trả thù.
Tạm kết
Hiện tượng Nguyễn Thúy Hạnh là một sự thất bại
nhục nhã của nhà cầm quyền CSVN trong quá trình hình thành, phát triển và tồn tại
dựa trên sự lừa dối và bạo lực. Bởi bản chất đến một lúc nào đó, sẽ được bộc lộ
mà không thể mãi mãi giấu diếm.
Hiện tượng Nguyễn Thúy Hạnh là một sự thất bại
đau đớn của nhà cầm quyền CSVN khi biến những con chiên ngoan đạo, những tín đồ
trung thành của mình thành “thế lực thù địch”, bởi vì đường lối, tư tưởng và
hành động của nhà cầm quyền đã dựa trên nền tảng của bạo lực và thù địch, không
chấp nhận để người dân sống kiếp con người, không chấp nhận để người dân làm những
điều tốt đẹp như đạo đứa truyền thống tốt đẹp ngàn đời mà ông cha đã để lại.
Khi một nhà cầm quyền đã quyết đi đến tận cùng
con đường tiêu diệt những điều tốt đẹp trong xã hội, thì đó không chỉ là một đại
họa cho dân tộc, cho đất nước mà trước hết cho chính ngay kẻ cầm quyền.
Bởi quyền lực không phải là vĩnh cửu, súng đạn
không phải có sức mạnh vô biên, chế độ không phải là bất biến.
Chỉ có lòng người, những điều tốt đẹp, tình
yêu thương là còn mãi với thời gian, với thế giới loài người.
Ngày 13/4/2021
J.B Nguyễn Hữu Vinh
.
====================================================
.
.
Thứ Năm, 04/15/2021 - 11:10
— tuongnangtien
https://www.rfavietnam.com/node/6758
Tổ chức Người Bảo
Vệ Nhân Quyền cho biết hiện có 276 tù nhân lương tâm đang bị giam
giữ tại Việt Nam.
Nhà đương cuộc Hà Nội đối xử với họ ra
sao?
Tồ
Chức Ân Xá Quốc Tế nhận định: “Các nhà tù ở Việt Nam có tiếng
là quá đông và không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu. Vietnamese
jails are notoriously overcrowded and fail to meet minimum international standards.”
Muốn biết chính xác xem số tù nhân
“đông” tới cỡ nào, và họ sống dưới “tiêu chuẩn tối thiểu” bao xa, xin
nghe qua lời của năm ba nhân vật đã từng sống qua những năm tháng ở
những chốn này.
·
Đặng Thị Huệ: “Chị
Huệ nói rằng phòng của chị là 80 mét vuông nhưng mà có những lúc đến 70 người ở
hoặc nhiều hơn. Bản thân chị thì chỉ được một góc ngồi bằng một chiếu cá nhân
nhỏ, độ khoảng hơn một viên gạch một tí, có nghĩa là khoảng 50 cm. Tất cả đồ đạc
và chỗ nằm chỗ ở như thế rất là khổ, không bằng chỗ ở của một con chó!” (Giang
Nguyễn. “Thêm
Tù Nhân Lên Tiếng Về Tình Trạng Các Quyền Trong Trại Giam Bị Xâm Phạm” -
RFA 03/28/2021).
·
Phạm Thanh Nghiên:
“Thuở tôi bị giam ở Trần Phú (2008 – 2009) mỗi xuất nằm trên sàn trung
tâm giá từ hai đến ba triệu đồng. Sàn đối diện rẻ hơn một chút, dao động từ
một đến ba triệu, tùy vị trí. Chỗ nào gần quạt treo tường sẽ đắt tiền hơn. Mỗi
sàn có một quạt treo tường. Bây giờ, mọi thứ đắt đỏ, chắc chỗ trong tù cũng đã
lên giá.” (Phạm Thanh Nghiên. Những Mảnh Đời Sau Song Sắt.
Fall Church, VA: Tiếng Quê Hương, 2017).
·
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: “Mẹ Nấm-Nguyễn Như Quỳnh đã từng tuyệt thực 15 ngày để phản đối bị dối
xử một cách hà khắc, như chế độ ăn uống và không cho mặc đồ lót hay dùng băng vệ
sinh. (Hoà Ái. “Tình
Cảnh Nữ Tù Nhân Lương Tâm Trong Trại Giam” – RFA 01/03/2018).
·
Tạ Phong Tần: “Đội
10 làm công việc cạo hột điều. Tức là lấy con dao nhỏ cạo cho sạch vỏ chung
quanh hột điều cho tróc hết lớp vỏ lụa bên ngoài, hột điều trở nên trắng hết mới
được. Mới lên trại học làm thì giao cho cạo một ngày bảy ký lô, sau khoảng nửa
tháng thì tăng lên mười lăm ký lô một ngày. Ai cạo không nổi thì bị kiểm điểm,
kỷ luật (tức là nhốt vô xà lim), không được xét giảm án.
Tụi nó nói xưởng làm việc ẩm thấp, tối tăm,
mái lợp tôn thấp lè tè, nóng hừng hực, tù nhân phải tự bỏ tiền ra mua quạt máy,
mua bóng đèn neon gắn lên chỗ ngồi của mình quạt cho đỡ nóng mới ngồi làm việc
được, nếu không thì nóng chịu không nổi. (Tạ Phong Tần. Đứng Thẳng Làm
Người. Westminster, CA: Thiên Thu, 2019).
Có thể nói mà không sợ quá lời là hệ
thống lao tù hiện tại ở Việt Nam là nơi dùng để bóc lột sức lao
động của tù nhân, và trấn lột tiền bạc của thân nhân của họ bằng
nhiều hình thức.
T.N.L.T Phạm
Thanh Nghiên đặt câu hỏi: “Hãy đặt mình vào vị trí của kẻ ‘không gia
đình’, tức là không có người thăm nuôi, không được tiếp tế, bạn sẽ xoay sở thế
nào để tồn tại nếu không có sự cưu mang của bạn tù? Bạn tù, tức là những người
cũng khốn khổ như mình, có điều hàng tháng hoặc thi thoảng họ được gia đình tiếp
tế để không phải ngửa tay đi xin từng cuộn băng vệ sinh, cái bàn chải đánh răng
hay ít dầu gội đầu.”
Những kẻ không có gia đình”
(hay còn gọi là đám con bà phước) đầy nhóc trong mọi trại
tù. Sự thiếu thốn những vật dụng cần thiết tối thiểu trong sinh
hoạt hàng ngày của họ khiến bất cứ ai còn chút lương tri đều cảm
thấy ít nhiều áy náy. Bởi thế, từ lâu nay vẫn có nhiều cá nhân –
trong cũng như ngoài nước – vận động quyên góp để có thể giảm thiểu
phần nào nỗi khổ cực của những nhân vật bất đồng chính kiến, đang
bị giam cầm.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh, người chủ trương Quỹ 50 K, là một trong những người này –
theo tường thuật của Tạp
Chí Luật Khoa:
Phương châm của Quỹ 50k là giúp đỡ những trường hợp
khó khăn ít được công chúng biết đến. Tên gọi của quỹ là nhằm khuyến khích những
người dân bình thường đóng góp một số tiền nhỏ, thay vì suy nghĩ phổ biến rằng
làm từ thiện thì phải đóng góp nhiều hơn 50 nghìn đồng. Số tiền này cũng đủ nhỏ
để giúp những người muốn đóng góp bớt sợ bị công an sách nhiễu…
Ý nghĩa của Quỹ 50k vượt xa những hỗ trợ vật chất
thông thường cho tù nhân lương tâm. Nó đánh thức những tấm lòng, động viên những
người dân bình thường quan tâm đến chính trị, giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi vô
hình bủa vây tâm trí. Quỹ 50k, vô hình trung, bình thường hoá những gì bị cho
là “chính trị”, là “nhạy cảm”, mang những hoạt động đấu tranh đến với người dân
với tất cả sự trong sáng và ý nghĩa đẹp đẽ của nó.
Là người yêu cái đẹp và sự lãng mạn, Nguyễn Thuý Hạnh
vẽ nên một nét dài đầy tươi sáng của phong trào dân chủ Việt Nam.
Nét tươi sáng này,
tiếc thay, không giữ được lâu. Phu quân của bà Hạnh, nhà báo Huỳnh
Ngọc Chênh cho biết:
“…khi vụ Đồng Tâm nổ ra, chúng tui như ở trong tù,
không được bước ra khỏi cửa, thực phẩm phải do đứa cháu mang đến rồi nhân viên
an ninh mang lên, có thể bị bắt bất cứ khi nào, nhưng nghe Trịnh Bá Phương gọi
đến, cô đứng ra nhận giúp tiền phúng điếu viếng tang cụ Kình, Hạnh mở loa ra
cho tui nghe vừa đưa mắt nhìn tui, rồi trả lời đồng ý với Phương ngay, khi thấy
tui gật đầu.
Nếu lúc đó tui lắc đầu, thì Hạnh đã không bị bắt như
ngày hôm nay. Nhận lời đưa tài khoản cho Phương rồi, Hạnh và tui mới ngồi bàn
và lường hết hậu quả, biết sẽ vô cùng nguy hiểm, nhưng không thể không chia lửa
cho Phương, nó cũng đang bị bao vây chặt và bị bắt bất cứ lúc nào vì liên lạc
được vài dân oan Đồng Tâm để liên tục đưa tin cập nhật sự kiện, nó lại chỉ một
mình, còn chúng tui có hai người, không thể nào để cho nó cô đơn…
Rồi tui bắt đầu ngửi ra mùi căng thẳng, tui bảo
Phương và Hạnh tuyên bố đóng ngay tài khoản, ngưng nhận tiền phúng điếu. Tuy vậy
tiền vẫn tiếp tục đỗ về. Do tui và Hạnh quá cẩn trọng, không để nhập nhằng với
quỹ 50K nên hỏng việc, nếu dùng tài khoản của quỹ 50K, có I banking, Hạnh có thể
chuyển tiền đi được trước khi bị phong tỏa. Tài khoản VCB bỏ lâu không dùng đến
nên không làm I banking. Còn chúng tui bị giam trong nhà nên không ra ngân hàng
rút tiền được.
Hạnh day dứt, mất ăn mất ngủ vì để mất khoản tiền
quá lớn của mọi người, Hạnh cứ thấy mình có lỗi, tui khuyên giải gì Hạnh cũng
không vơi đi, luôn nghĩ ra cách để lấy lại. Mới đây, sau khi xử phúc thẩm Đồng
Tâm xong, Hạnh ủy quyền cho luật sư Ngô Anh Tuấn viết đơn yêu cầu bộ công an giải
tỏa tài khoản phúng điếu.
Luật sư gởi đơn lên bộ vài ngày thì Hạnh bị bắt. Nhiều
bạn bè cho rằng lá đơn đòi tiền đó là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước vốn
cân bằng do sự tính toán cân đo hơn thiệt của nhà cầm quyền trước việc bắt hay
không nên bắt Nguyễn Thúy Hạnh. Tui cũng đồng quan điểm đó…
Chỉ có cái tâm trong sáng và tấm lòng vị tha như Hạnh
mới làm cho quỹ 50K thành công vượt mức mong đợi và gây lo ngại cho nhà cầm quyền.
Ban đầu tài khoản của Hạnh nhận phần lớn tiền từ các nhà hảo tâm nước ngoài, số
người trong nước còn ít và còn dè dặt, chỉ gởi số tiền rất nhỏ và thường là ẩn
danh. Nhưng càng về sau, số bà con hảo tâm trong nước đông dần lên, vượt qua số
nhà hảo tâm là kiều bào, vượt qua sợ hãi, công khai tên tuổi, gởi số tiền càng
ngày càng lớn hơn. Chính điều này làm nhà cầm quyền e ngại nên quyết ngăn chặn
Hạnh.”
Ngày 9 tháng 4 năm 2021, BBC có bài
viết ngắn (“Phản Ứng Các Giới Trước Vụ Nhà Hoạt Động Nguyễn Thúy Hạnh Bị Bắt”)
thu thập ý kiến của những tổ chức quốc tế và nhiều vị thức giả
(khắp nơi) về sự kiện này.
Nhà văn Nguyễn
Xuân Nghĩa kêu than: “Một phụ nữ như thế ai không ngậm ngùi và căm phẫn
thay khi chịu lao tù?”
.
.
12/04/2021
https://vietbao.com/a307658/nguoi-phu-nu-moi-bi-bat
https://vietbao.com/images/file/qZmsGwf-2AgBAAl6/w400/ba-nguyen-thuy-hanh-bi-bat-rfa.jpeg
Bà Nguyễn Thúy Hạnh.
(nguồn: Đài RFA Tiếng Việt)
Nói thật ngắn gọn : Chị thuộc giới nhà giàu
tham gia cách mạng. Cách mạng ở đây là công cuộc chống chế độ độc tài do Đảng
Cộng Sản Việt Nam dựng lên từ cách đây gần 80 năm.
Lần đầu tiên tôi gặp chị là cách đây khoảng
hơn 9 năm trong một cuộc biểu tình tại Hà Nội nhằm
chống lại các hành động của Trung Cộng gây hấn
chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông nhưng chính
quyền thì câm lặng. Cũng như bao người mới tham
gia hoạt động xã hội lần đầu, chị cũng có những
biểu hiện rất nhiệt thành, hồn nhiên pha nhiều
ngây thơ trước một chế độ cáo già. Nhưng trên hết,
chị là người có trái tim rất dễ xúc động trước
hoàn cảnh thương tâm của người khác, nhất là những
người hoạt động, đấu tranh vì công lý. Hồi đó,
có lần chị tâm sự rất bộc trực về sự ngưỡng mộ anh
Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải, « Có những đêm ngủ
tôi toàn mơ về anh ! ». Trái tim yêu nước thường dễ
thổn thức trước những hành động yêu nước nhưng
ở chị mức độ thổn thức có lẽ nhạy cảm hơn
nhiều người. Với thu nhập từ nghề nghiệp thuộc
loại phú túc chị thường ngỏ ý sẵn sàng giúp đỡ vật
chất cho những anh chị em hoạt động xã hội bị
chính quyền gây khó khăn trong đường sinh nhai.
Trong dòng suy tưởng ngắn này, tôi muốn nói đến
chị ở hai điểm : một điểm nổi bật và một điểm
không nổi bật.
Điểm nổi bật ở chị, theo tôi, là chị không bao
giờ tự làm nổi bật mình. Chị làm nhiều hơn nói. Trong
các cuộc chuyện trò chị không có khiếu ăn to
nói lớn. Trong các thể hiện trên mạng chị không viết hay, càng không phải
là người hay viết. Trong các quan hệ với các cơ quan ngoại giao và các tổ chức
quốc tế nhân quyền, chị không phải là hình ảnh thân thuộc.
Điểm không nổi bật ở chị là điểm ít người nhận
thấy: Chị là người đầu tiên thực hiện thành công việc
quyên góp tài chính cho hoạt động chống độc
tài ở trong nước từ trong nước. Trước đây và cho tới
tận hiện nay nguồn hỗ trợ cho các cá nhân hoạt
động, đấu tranh chống độc tài ở trong nước đều đến
chủ yếu tuyệt đối từ cộng đồng người Việt hải
ngoại. Dù đây là một hỗ trợ cực kỳ quí giá và quan
trọng nhưng đây là một điểm yếu có tính chiến
lược dài lâu ở mọi góc cạnh trong công cuộc chống
độc tài nội tộc. Tuy nhiên, chị đã thành công
lập ra và điều hành công khai một quĩ có lúc đã huy
động được những ngân khoản lớn mà phần thu chủ
yếu đến ngay từ đồng bào trong nước để ủng hộ
các nạn nhân của chế độ đương thời.
Lý giải cho sự thành công của chị trong bối cảnh
xã hội đã bị đổ vỡ niềm tin ở mọi phương diện,
người ta có thể nghĩ đến do chị giàu có. Nhưng
có nhiều người giàu có hơn chị vẫn không thành công.
Thành công đó của chị không thể qua mắt được
những kẻ đã lên hoặc tiếp được ngôi quyền lực độc
tài từ tay trắng và lừa bịp.
Công cuộc chống độc tài vẫn đang tiếp tục và
đang trả những cái giá cần phải trả cho một tương lai
tốt đẹp hơn. Chị là một trong số những người
chấp nhận tự đóng góp vào những phí tổn đó cho toàn
dân tộc.
Chị là: NGUYỄN THÚY HẠNH.
Phạm Hồng Sơn
(12/04/2021)
No comments:
Post a Comment