Việt
Nam tăng kiểm duyệt thông tin khi yêu cầu Google chặn quảng cáo trên YouTube?
RFA
05/11/2020
Tiếp tục yêu cầu
có biện pháp ngăn chặn mới
Truyền thông Nhà nước Việt
Nam, vào ngày 5/11, cho biết công văn của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông
tin Điện tử vừa gửi đến Tập đoàn Google, ghi rõ “Hiện nay trên YouTube
đang tồn tại nhiều kênh và video hướng tới đối tượng người xem là giới trẻ có nội
dung không lành mạnh, vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của Việt
Nam”.
Công văn này còn nêu lên
các kênh YouTube và nhiều video dành cho trẻ em nhưng có hình ảnh
dung tục, phản cảm, nội dung nhảm nhí, cổ xúy việc chơi cờ bạc, thử ma túy,
kích động bạo lực...Và, mặc dù Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử
nói đã nhiều lần cảnh báo cũng như yêu cầu xử lý nhưng Công ty Google vẫn
chưa giải quyết dứt điểm.
Cục Phát thanh Truyền
hình và Thông tin Điện tử tiếp tục đề nghị Công ty Google tăng cường rà
soát, chấn chỉnh, xử lý qua các biện pháp bao gồm ngưng việc chia sẻ tiền quảng
cáo đối với các kênh YouTube có nội dung nhảm nhí, giật gân khi cơ
quan này có yêu cầu; tăng cường bộ lọc và công cụ kỹ thuật để chủ động rà soát,
phát hiện các kênh, video có nội dung nhảm nhí, ảnh hưởng xấu đến giới trẻ để
tiến hành ngăn chặn, gỡ bỏ. Nếu kênh nào tiếp tục vi phạm, Cục sẽ đề nghị YouTubengăn
chặn, gỡ bỏ kênh.
Cơ quan thuộc Bộ Thông
tin-Truyền thông, trong công văn, nhấn mạnh rằng các MCN (Multi-channel
Network), trong vai trò là mạng đa kênh của YouTube tại Việt Nam để
yêu cầu tăng cường rà soát, chấn chỉnh các kênh YouTube thuộc mạng lưới
quản lý phải tuân thủ theo quy định của luật pháp Việt Nam và cơ quan này
sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý nghiêm các đối tượng chủ
kênh YouTube và các MCN vi phạm.
.
Biện pháp ngăn chặn
mới: cho thấy điều gì?
Ông Hồ Thành Giang, một
người quan tâm và làm việc trong lĩnh vực văn hóa đồng thời cũng là một YouTuber,
vào tối ngày 5/11 lên tiếng với RFA về thông tin vừa nêu trên:
“Trước hết là phải xác định ở mức độ nào thì gọi là
‘nhảm nhí’, ở mức độ nào thì gọi là ‘giật gân’, ở mức độ nào thì gọi là ‘vi phạm
pháp luật’ của Việt Nam. Bởi vì hiện nay, luật pháp Việt Nam vẫn còn những điều
luật gọi là nhà nước không cấm thì nhân dân được làm. Chưa có cụ thể rõ ràng lắm,
cho nên phải kèm theo những thông tư…để quy định cụ thể cái gì được làm và cái
gì không được làm và mức độ ‘giải trí’, mức độ ‘nhảm nhí’ ở mức nào. Dù xác định
đó là mức độ ‘giải trí’, nhưng tác hại đến đâu thì phải xác định cụ thể từng
cái clip video. Vấn đề ở chỗ là tiêu chuẩn theo pháp luật và truyền thống văn
hóa của Việt Nam khác với tiêu chuẩn cộng đồng của YouTube.”
Là một người có nhiều năm
kinh nghiệm trong cả hai kênh truyền thông chính thống và mạng xã hội YouTube tại
Việt Nam, ông Hồ Thành Giang giải thích rõ về sự khác nhau của khái niệm tiêu
chuẩn cộng đồng giữa Chính quyền Việt Nam và Google:
“Hai tiêu chuẩn khác
nhau. Một tiêu chuẩn theo phương Tây là tự do ngôn luận, tự do được nói, tự do
được thể hiện cảm xúc, tự do được thể hiện ý kiến của mình. Còn truyền thống của
văn hóa phương Đông, đó là nói và làm việc theo pháp luật, theo sự hướng dẫn của
nhà nước và chính phủ, được nói trong phạm vi được cho phép. Hai tiêu chuẩn cộng
đồng rất khác nhau.”
Theo quan điểm cá nhân,
ông Hồ Thành Giang cho rằng việc Chính quyền Việt Nam yêu cầu Google chặn các
kênh trên YouTube mà được phía Việt Nam xác định là nhảm nhí, không
có giá trị nhân văn và định hướng giới trẻ một cách lệch lạc thì có thể Google
chưa hẳn hợp tác hoàn toàn, bởi vì sự khác nhau về tiêu chuẩn cộng đồng mà ông
vừa phân tích.
Ảnh minh họa.
Google thông báo xóa clip trên Youtube. Courtesy: netizen photo
Trong khi đó, nhà báo
Lê Trung Khoa, chủ tờ thoibao.de đưa ra nhận định với RFA rằng việc phía Việt
Nam tiếp tục yêu cầu Google có những biện pháp mới để ngăn chặn các kênh
trên YouTube là một chỉ dấu cho thấy Chính quyền Hà Nội dường như rất
lúng túng trong việc xử lý thông tin gọi là ‘lề dân’; tức là những người tự
thu-phát và ngay cả các hãng truyền thông của người Việt Nam ở nước ngoài cũng
như những hãng thông tấn nước ngoài; để thưa thông tin về Việt Nam và Chính quyền
Việt Nam nhận thấy các thông tin đó có tác dụng rộng rãi đến quần chúng gần 100
triệu người Việt Nam, vì số lượng những người sử dụng internet hàng ngày rất lớn.
Từ Berlin, Đức quốc, nhà
báo Lê Trung Khoa nhấn mạnh:
“Bởi vì họ thấy nguy cơ như vậy, nên họ tìm cách
ngăn cản những thông tin sự thật. Tất nhiên trong những thông tin đó thì có những
thông tin cần kiểm chứng. Thế nhưng, việc phía Việt Nam gửi công văn đến các đại
công ty lớn để yêu cầu ngăn chặn thì rõ ràng đấy là sự ngăn chặn quyền tự do biểu
đạt, quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận mà đã được ghi trong Hiến pháp
Việt Nam. Và đây là thêm một bằng chứng cụ thể về sự vi phạm của nhà cầm quyền
Việt Nam đối với quyền căn bản của công dân Việt Nam, ngay cả họ còn muốn khống
chế và ngăn cản cả những quyền của những công dân Việt Nam hoặc những người gốc
Việt sống ở nước ngoài. Đấy là những việc mà nhà cầm quyền Việt Nam đang tìm
cách ngăn cản.”
Kể từ khi tờ thoibao.de
đưa tin cập nhật về vụ việc Chính quyền Việt Nam bị cáo buộc đứng phía sau vụ bắt
cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức đưa về Việt Nam hồi năm 2017, cho đến nay tờ báo này
bị nhiều hình thức quấy phá và ngăn chặn mà nhà báo Lê Trung Khoa có bằng chứng
là do phía Việt Nam gây ra.
Nhà báo Lê Trung Khoa tiếp
lời về vấn đề này:
“Gần đây nhất đã có thông tin rõ ràng báo chí ở Đức
vừa đăng tải hàng loạt là những bài báo của Đức mà cụ thể chúng tôi cũng có
chia sẻ trên trang Facebook của mình thì đã bị phía Việt Nam ngăn cản, bằng
cách là chặn những bài báo này. Và sau đó, phía Đức đã có những phản ứng rất rõ
ràng qua việc đăng trên báo chí về sự phản đối chuyện này mạnh mẽ. Đặc biệt, tổ
chức Phóng viên Không Biên giới cũng loan báo thông tin này và được truyền thông
quốc tế loan tải trên toàn thế giới.”
Chủ tờ báo thoibao.de cho
biết hồi năm 2019, ông đã phối hợp với tổ chức Phóng viên Không Biên giới
(Reporters Without Borders) làm việc với Facebook liên quan danh sách khoảng 50
tài khoản người sử dụng ở Việt Nam bị chặn và khóa, bao gồm cả tờ thoibao.de.
Sau thời gian điều tra, Facebook thông báo nguyên nhân là do bị sai sót và bởi
bên thứ 3 gây ra. Mặc dù Facebook đã gửi thư xin lỗi và mở lại tài khoản, nhưng
đã không nêu đích danh bên thứ 3 là ai.
Trả lời câu hỏi của chúng
tôi liệu rằng với sự yêu cầu mới nhất của cơ quan thuộc Bộ Thông tin-Truyền
thông Việt Nam đối với Google thì sự phối hợp sẽ được chặt chẽ hơn hay không,
nhà báo Lê Trung Khoa nêu lên ý kiến của ông:
“Tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền Việt Nam và Đảng Cộng sản
ở Hà Nội có mong muốn ngăn chặn những thông tin mà họ không mong muốn. Ngược, lại
những đại công ty lớn như Google, Facebook cũng muốn những thông tin của họ được
lan tỏa rộng rãi. Hiện nay, theo thông tin của Facebook chuyển tải lại hồi tuần
trước rằng trong những tháng vừa qua họ đã bị phía Việt Nam gây sức ép một cách
khủng khiếp và phải nói là sức ép đó từ nhà cầm quyền Hà Nội và họ đang tìm
cách giải quyết để giữ được sự trung lập cho trang truyền thông của họ và để tiếp
tục cung cấp dịch vụ cho người dân Việt Nam.”
Đài RFA ghi nhận ý kiến của
một số người dân ở trong nước cũng chia sẻ rằng Việt Nam ngày càng hội nhập với
quốc tế nên không thể chặn thông tin một cách tuyệt đối được và người dân Việt
Nam cũng tự tìm cách tiếp cận thông tin sự thật, mặc dù có nhiều sự kiểm duyệt
hay cản trở.
***
Tin, bài liên quan
·
Việt
Nam yêu cầu Google ngưng trả tiền quảng cáo cho các kênh Youtube có nội dung nhảm
nhí
·
Cách
nào để ứng phó biện pháp đàn áp tự do Internet tại Việt Nam?
·
Người
dân có thực sự tín nhiệm trong thu ngân sách nhà nước?
·
Bộ
Công Thương giải thích nạn sạt lở ở miền Trung vừa qua và tác động của thuỷ điện
·
Xung
quanh chuyến thăm Hà Nội của Mike Pompeo
·
Cảnh
sát Nhật nghi ngờ nhóm người Việt ăn trộm hàng trăm con heo
·
Nhà
đầu tư BOT lại kiến nghị tăng phí
·
Nhật
Bản bắt giữ thêm người Việt giết mổ heo tại nhà
·
Tòa
án nào xét xử Đảng CSVN khi vi phạm Hiến pháp và pháp luật?
No comments:
Post a Comment