Vì
sao tôi không bầu cho Trump mà bầu cho Biden?
Jackhammer
Nguyễn
09/11/2020
https://baotiengdan.com/2020/11/09/vi-sao-toi-khong-bau-cho-trump-ma-bau-cho-biden/
Hôm thứ Bảy 7/11/2020,
các hãng truyền thông lớn của Mỹ đồng loạt tuyên bố, ông Joseph R. Biden thắng
cử tổng thống 2020. Tuy đây không phải là xác nhận chính thức của chính quyền
liên bang, cũng như các tiểu bang, nhưng dự báo các cuộc bầu cử của các hãng
truyền thông hiếm khi bị sai.
Trong các lá phiếu bầu
cho ông Biden có lá phiếu của tôi. Năm 2016 tôi bầu cho bà Clinton, mặc dù tôi
không thích bà ấy lắm, nhưng trực giác nói với tôi rằng, ông Trump sẽ là một đại
họa cho nước Mỹ.
Tuy nhiên khi ông Trump
thắng và nhậm chức, tôi tự nhủ: Hãy cho ông ta một cơ hội, chuyện quá khứ của
ông ta đâu có quan trọng, chắc ông ta cũng cố gắng làm việc cho toàn thể người
Mỹ thôi!
Chỉ vài ngày sau khi nhậm
chức, “thành quả” đầu tiên của ông Trump là sự hỗn loạn ở tất cả các phi trường
quốc tế của Mỹ, vì sắc lệnh của ông ta cấm người Hồi giáo không đầu không đũa,
không ai biết phải thực hiện nó như thế nào.
Đó là sự việc đầu tiên chứng
minh sự bất tài của Donald Trump, chỉ trên phương diện điều hành thôi, chứ chưa
nói gì đến các chính sách lâu dài.
Sau bốn năm cầm quyền của
Donald Trump, hiện tại đã có
hơn 243 ngàn người Mỹ thiệt mạng liên quan đến Covid-19, nền kinh
tế rơi vào khủng hoảng thê thảm, xung đột sắc tộc và bạo lực bùng nổ trên đường
phố.
Chưa bao giờ Donald Trump
nói rằng ông ta là tổng thống của toàn bộ người dân Mỹ, trong đó đa số là những
người không bầu cho ông (ông ta thua đến 3 triệu phiếu, nhưng nhờ vào hệ thống
đại cử tri nên thắng cử).
Đứng từ góc độ của một
công dân Hoa Kỳ tôi không thể bầu cho một kẻ bất tài như thế.
Ngoài tư cách là công dân
Hoa Kỳ, tôi còn là một người gốc Việt. Với ảnh hưởng rất lớn của Hoa Kỳ trên thế
giới, việc dân chủ hóa của xã hội Việt Nam, cũng như việc kềm chế cộng sản
Trung Quốc, lệ thuộc rất nhiều vào vị thế của Hoa Kỳ trên sân khấu quốc tế. Thế
nhưng Donald Trump hầu như chẳng có chính sách đối ngoại nào cả. Đối với ông
ta, việc giao thiệp với các quốc gia giống như việc mặc cả của một anh bán chợ
trời ở Việt Nam, dựa trên thái độ khi thì màu mè, khi thì hùng hổ, nói thách,
chụp giật,…
Kết quả là sau những cái
gọi là “deal” của ông ta, với những cú đánh thuế lên hàng nhập từ Trung Quốc,
chẳng những không đem lại việc làm cho những ngành công nghiệp nặng của Mỹ, mà
cái gọi là cuộc chiến thương mại ấy lại làm tổn thương nặng nề nông dân Mỹ, vốn
bán ngũ cốc và thịt sang thị trường rộng lớn của người Trung Quốc.
Có thể có người nói rằng,
ông Trump mạnh tay hơn với Trung Quốc trong quân sự, với sự hiện diện của tàu
chiến Mỹ trên biển Đông, nhưng đây không phải là điều gì mới, mà chỉ lập lại
khuynh hướng của nước Mỹ ở vùng này từ khoảng 10 năm nay.
Tệ hơn nữa là chính quyền
Trump không có sách lược nào rõ ràng cùng với đồng minh truyền thống ở trong
khu vực là Nhật, Hàn, Úc… tạo thành mặt trận bao vây Trung Quốc. Cái gọi là Khu
vực Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và rộng mở, gồm bộ tứ Nhật, Mỹ, Úc, Ấn Độ, cho
tới nay chỉ là lời nói. Không làm thì chớ, ông ta nay bắt chẹt nước này vài triệu
dollar, mai đòi đánh thuế hàng hóa nước khác, gây một sự bất an và hỗn loạn.
Không có lãnh đạo nào của
Nhật Bản chủ động gặp ông Trump sau cuộc gặp ở Florida hồi năm 2017. Ở chỗ
riêng tư các vị lãnh đạo Úc mong chờ Donald Trump ra đi, theo tin từ ABC
Australia.
Một giáo sư địa chính trị
và bang giao quốc tế, gốc Việt, ở vùng Washington DC, nói với tôi rằng: Ông ta
dựa trên những cái deal, mà khi deal như vậy, quyền lợi của các nước nhỏ như Việt
Nam dễ dàng bị đem ra thí chốt.
Ngoài ra, với sự chà đạp
lên những giá trị nhân quyền và dân chủ của Trump trong bốn năm qua, là thời
gian Đảng Cộng sản Việt Nam thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Trong tình hình nước Mỹ
hiện nay, tôi không nghĩ ông Biden sẽ đem lại điều gì đột phá, nhưng điều tối
quan trọng mà ông Biden có thể làm cho nước Mỹ là, đứng giữa các phe phái chính
trị, các luồng tư tưởng khác nhau, để có thể đoàn kết được nước Mỹ. Quá khứ
chính trị của ông đã chứng tỏ điều đó, rằng ông có thể làm việc tốt với những
người đối lập chính kiến với mình và đó là một điều cốt lõi của nền dân chủ.
Ngay sau khi có tin ông
Biden thắng cuộc bầu cử, Thị trưởng Paris chúc mừng bằng câu Tweet: “Chào mừng
nước Mỹ quay lại”. Châu Âu, Úc, Nhật, Canada, Đài Loan đều lên tiếng chúc mừng.
Ông Biden sẽ là một yếu tố quan trọng để các đồng minh cùng chung giá trị tự do
phương Tây tiếp tục củng cố một liên minh chống lại những kẻ độc tài cuối cùng
trên trái đất này.
Ngược lại, các nhà độc
tài Putin, Tập Cận Bình vẫn kín tiếng.
Vì sự tin tưởng vào những
giá trị Mỹ, và vai trò của nó đối với thế giới, với Việt Nam, như là một biệt lệ
(The American Exceptionalism), tôi bầu cho Joseph R. Biden.
No comments:
Post a Comment