TÔI
ĐỨNG VỀ PHÍA PHÁT NGÔN CỦA NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ksor H'Bơ Khăp
https://www.facebook.com/huy.nguyen.5439087/posts/10224136021693503
Có nhiều người chia sẻ
bài viết liên quan đến phát biểu của Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp về cây cao su với vẻ miệt
thị mỉa mai. Họ chê trách nữ đại biểu thiếu kiến thức cơ bản nhất. Thật tiếc, họ
lại nông cạn đến mức chỉ giới hạn kiến thức của mình ngang mức một học sinh cấp
2 mà thôi.
Bài này tôi phân tích về
sự cân bằng Carbon trong việc canh tác cây cao su dựa vào các phân tích khoa học.
Phân tích này không nhắm đến việc công kích ai. Tôi chỉ mong muốn cung cấp đến
những người còn hoài nghi về cây cao su phát thải CO2 nhiều hơn mức nó cung cấp
Oxy cho bầu khí quyển để mọi người có thêm thông tin đa chiều khi phán xét.
Kiến thức đơn giản (học
sinh cấp 2 được học) đó là cây xanh sẽ cung cấp Oxy cho bầu khí quyển thông qua
quá trình quang hợp vào ban ngày, đồng thời hấp thụ Oxy và thải CO2 vào ban đêm
khi không có ánh nắng mặt trời. Số giờ nắng trong ngày thường nhiều hơn và lượng
CO2 hấp thụ vào ban ngày sẽ nhiều hơn là phát thải vào ban đêm. Vì vậy, đa số
thực vật sẽ cung cấp Oxy nhiều hơn là mức CO2 nó phát thải. Cây xanh cũng tích
lũy CO2 trong sinh khối (Biomass) của nó. Chừng nào Biomass không bị đốt, hoặc
được đốt yếm khí thì sẽ giảm được phát thải CO2.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu
về hiệu suất hấp thụ hay phát thải CO2 thì cần phải tính đến chu kỳ phát thải
carbon của mỗi loài cây. Những nghiên cứu khoa học trên toàn cầu cho thấy cây
cao su phát thải nhiều CO2 hơn là lượng Oxy mà nó đóng góp. Dưới đây tôi dẫn chứng
một số nghiên cứu điển hình được đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín hàng
đầu.
CÂU CHUYỆN TỪ THÁI LAN (bài báo đăng trên tạp
chí khoa học Journal of Cleaner Production)
Sản xuất cao su đã diễn
ra ở Thái Lan trong nhiều thập kỷ. Thái Lan hiện là nước sản xuất cao su thiên
nhiên lớn nhất thế giới. Bài báo khoa học (link số 1) trình bày việc phát thải
khí nhà kính liên quan đến sản xuất mủ tươi và ba sản phẩm cao su nguyên sinh,
bao gồm mủ cô đặc, cao su khối (STR 20) và tấm hun khói (RSS) ở Thái Lan. Bên cạnh
các hoạt động công nghiệp trong các nhà máy cao su, các hoạt động nông nghiệp
trong trồng cây cao su cũng được tính đến. Tổng lượng phát thải từ quá trình sản
xuất cao su cô đặc, STR 20 và RSS tương ứng là 0,54, 0,70 và 0,64 tấn CO2 quy đổi/tấn
sản phẩm.
Đây là trường hợp các đồn
điền cao su đã được trồng trên đất canh tác hơn 60 năm. Phát thải chủ yếu liên
quan đến việc sử dụng tài nguyên và sử dụng phân bón tổng hợp. Bài báo cũng định
lượng phát thải đối với trường hợp rừng nhiệt đới tự nhiên đã được chuyển đổi
sang trồng cao su thời gian gần đây. Trong trường hợp này, lượng phát thải cao
hơn nhiều do lượng carbon thất thoát từ chuyển đổi đất: lần lượt là 13, 13 và
21 tấn CO2 quy đổi / tấn đối với mủ cô đặc, STR 20 và RSS. Bài báo chỉ ra tác động
của việc trồng cao su với chiến lược giảm phát thải khí nhà kính. Vậy là lượng
Oxy mà nó sinh ra không bằng với lượng CO2 mà nó phát thải.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng mức phát thải CO2 quy đổi trung bình hàng năm từ các hoạt động trong việc
trồng cây cao su bao gồm cả khi cây sinh trưởng và các sản phẩm mà cây cao su tạo
ra hậu đời sống của nó ở Malaysia là 315,54 GigaTon CO2 quy đổi và nó chiếm
0,11% so với mức phát thải CO2 trong năm 2011 của Malaysia.
CHI PHÍ LỢI ÍCH TỪ TRỒNG CAO SU VÀ CÔNG CUỘC GIẢM PHÁT THẢI
KHÍ NHÀ KÍNH TOÀN CẦU: (Bài báo đăng trên tạp chí Nature Communication)
Trong nghiên cứu này, khi
tính giá trị quy đổi giữa lượng phát thải từ canh tác cây cao su thì người trồng
cao su LẼ RA PHẢI TRẢ số tiền ‘’trách nhiệm’’ là 35-55 USD mỗi hecta canh tác cây
cao su để đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Số tiền này cần phải được dùng cho việc
phát triển rừng tự nhiên ở một khu đất khác. Bài báo kết luận, để bảo vệ rừng
khỏi sự xâm lấn của cây cao su thì hoặc giá các-bon phải được tăng lên hoặc cần
có các chiến lược khác, chẳng hạn như cam kết không phá rừng của doanh nghiệp
và quy định của chính phủ và thực thi bảo vệ rừng.
KHÍA CẠNH KHÁC VỀ CANH TÁC CÂY
CAO SU
Cây cao su đem lại nguồn
thu lớn cho các nước Đông Nam Á vì giá trị xuất khẩu. Nó được xem là vàng trắng
một thời. Mặc dù vậy, lợi nhuận đang thuộc về các nhà canh tác và chế biến, xuất
khẩu chứ không thuộc về đại đa số toàn dân, đặc biệt là những người dân bản địa
không sở hữu rừng cao su. Khi trồng cây cao su, người ta đã phải chuyển đổi đất
rừng tự nhiên thành rừng cao su.
Trong quá trình chuyển đổi
đó là CHẶT và ĐỐN để tận thu nguồn gỗ từ rừng tự nhiên. Trong quá trình canh
tác, vì cây cao su là cây đơn loài nên giảm đa dạng sinh học. Một khi côn trùng
và bọ cánh cứng giảm mật độ thì chim và thú cũng không trú ngụ ở rừng cao su.
Khi chuỗi thức ăn trong quần thể bị mất đi dù chỉ một loài, sự đứt gãy mắt xích
thức ăn đó kéo theo sự suy giảm cả hệ sinh thái. Dưới tán rừng cao su chỉ còn
vài loại cỏ dại có thể mọc thì còn đâu đa dạng sinh học nữa.
Việc bóc bỏ đi lớp thực
bì vốn dĩ có rất nhiều loài cây bụi và tán rừng để thay vào đó bằng cây cao su
sẽ khiến cho nước ngầm bị mất.
Mưa không thấm được xuống
các mạch nước ngầm sẽ gây LŨ LỤT.
Mưa không thấm được xuống
các mạch nước ngầm sẽ gây HẠN HÁN.
Năm nay La-Nina về gây
mưa lũ lớn, nhưng hãy đợi rồi xem. Ngay khi hết mưa bà con miền Trung và Tây
Nguyên sẽ đối diện với hạn hán khốc liệt. Vậy thì, cho dù quý vị chưa nghiên cứu
kỹ bản chất vấn đề, hoặc trong cách dùng từ của cô ấy chưa mô tả hết bản chất vấn
đề thì cũng cần hiểu rõ bản chất trong phát ngôn của Đại biểu Quốc Hội Ksor Khắp.
Cô ấy đang đại diện cho tiếng nói Đồng Bào ở nơi mà cô ấy sống, nơi cô ấy được
gửi gắm tiếng nói của hàng vạn con người cho một môi trường bền vững, cho một
tài nguyên rừng tự nhiên không bị suy kiệt?!!!
***
NHÂN TIỆN CẢNH BÁO: MƯA SẼ
RẤT LỚN TỪ ĐÀ NẴNG ĐẾN NHA TRANG TRONG ĐÊM NAY ĐẾN NGÀY 12/11. MƯA TIẾP TỤC LAN
RỘNG ĐẾN HUẾ, QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ VÀO CÁC NGÀY 11 VÀ 12/11. HÃY ĐỀ PHÒNG LŨ
QUÉT VÀ SẠT LỞ ĐẤT Ở QUẢNG NAM, PHÍA TÂY HUẾ VÀ PHÍA TÂY QUẢNG TRỊ.
Link 1: Greenhouse Gas Emissions from Rubber Industry in Thailand (Khí thải
nhà kính từ ngành công nghiệp cao su ở Thái Lan)
https://www.wur.nl/en/Publication-details.htm...
Link 2: Sumiani Yusoff, Zameri Mohamed and Aireen Zuriani Ahmad (June 5th
2019). Environmental Impact Evaluation of Rubber Cultivation and Industry in
Malaysia, Climate Change and Agriculture, Saddam Hussain, IntechOpen, DOI:
10.5772/intechopen.84420. Available from: https://www.intechopen.com/.../environmental-impact...
Link 3: Protecting tropical forests from the rapid expansion of rubber using
carbon payments (Bảo vệ rừng nhiệt đới khỏi sự mở rộng nhanh chóng của cao su bằng
cách sử dụng thanh toán carbon)
https://www.nature.com/articles/s41467-018-03287-9
https://www.facebook.com/photo/?fbid=10224135988892683&set=a.1628441076127
Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp
------------------------------------------
XEM THÊM
.
Cao su... đắng cay lắm...
YOUTUBE.COM
Nghịch lý
trong việc trồng cây cao su tại Thừa Thiên Huế
Nghịch lý trong việc trồng cây cao su tại Thừa Thiên Huế
.
https://www.tienphong.vn/.../cay-cao-su-co-thai-khi-co2...
Đại biểu nói có phần đúng
đó bạn à
TIENPHONG.VN
Cây cao su
có thải khí CO2 hay không?
Cây cao su có thải khí CO2 hay không?
No comments:
Post a Comment