Tin nghị trường VN :
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14
BTV Tiếng Dân
05/11/2020
https://baotiengdan.com/2020/11/05/tin-nghi-truong/
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội
khóa 14, từ ngày 20/10 đến ngày 17/11/2020 đang diễn ra. Diễn biến đáng lưu ý
trong phiên thảo luận Quốc hội chiều nay là có một số đại biểu không chỉ chất vấn,
mà còn phê phán thẳng một số bộ trưởng. Báo Thanh Niên dẫn lời Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp: ‘Nghe Bộ trưởng phát biểu thực sự
thấy sai sai’.
Vụ Bộ trưởng
NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng diện tích rừng tự nhiên ở VN đang
tăng lên chứ không phải giảm đi như lời của “thế lực thù địch”.
ĐBQH Ksor H’Bơ Khăp, từ Gia Lai dẫn ra mấy dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng,
chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và phản biện: “Đó đều là rừng
tự nhiên. Làm gì có chuyện rừng tự nhiên lại tăng lên như Bộ trưởng nói… nghe
Bộ trưởng phát biểu thực sự là thấy sai sai”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/0-5.jpg
Đại biểu Gia Lai
Ksor H’Bơ Khăp. Ảnh Gia Hân/ TN
Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp
còn lưu ý, hiện nay, cả cây cao su, cây cà phê, cây tiêu cũng được tính vào tỷ
lệ che phủ rừng, nhưng: “Rừng là nơi hấp thụ CO2 để thải ra O2, nhưng
cây cao su là loại cây hút O2 và thải ra CO2. Không có một con gì sống được ở
trong rừng đó”.
Bà Ksor H’Bơ Khăp chất vấn
cả Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh về hướng xử lý các tấm pin năng lượng mặt
trời quá hạn sử dụng. Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp: ‘Nghe Bộ trưởng phát biểu thực sự thấy
sai sai’, báo Thanh Niên đưa tin. Một câu hỏi hóc búa của bà dành cho Bộ
Trưởng Trần Tuấn Anh:
“Bây giờ điện năng lượng,
pin năng lượng tràn lan. Sau này pin đó dùng để làm gì? Dùng để nướng bò một nắng
hay sao, vì vùng lòng chảo của chúng tôi có đặc sản là bò một nắng, heo một nắng.
Thế những tấm pin đó sẽ xử lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay dùng để tiếp tục
làm món đặc sản bò một nắng?”
VTV có clip ghi lại đầy đủ
lời phát biểu của ĐBQH Ksor H’Bơ Khăp: “Pin mặt trời hết hạn thì đưa lên Mặt
Trăng hay dùng để nướng bò một nắng”.
https://www.youtube.com/watch?v=F-jOVFRzuNE&feature=emb_logo
Cả phần bình luận trong
bài báo Thanh Niên hay clip nói trên đều có những lời bình ấn tượng dành cho nữ
đại biểu đến từ Tây Nguyên. Trước giờ các ông bà nghị thể hiện truyền thống “gật
gù” trong hội trường, hiếm khi chất vấn thẳng các Bộ trưởng, chứ đừng nói là
phê phán như bà Ksor H’Bơ Khăp. Có ý kiến cho rằng, đây là lần đầu tiên có ĐBQH
phát biểu mạnh như vậy.
Trước khi bà Ksor H’Bơ
Khăp cho rằng Bộ trưởng NN&PTNT nói sai, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cũng đã
nghi ngờ về các số liệu rừng tự nhiên tăng lên, nhưng với giọng nhẹ hơn. Trang
Nhà Báo và Công Luận dẫn lời Đại biểu Quốc hội: Diện tích rừng tăng từ 9 lên 14 triệu là
đáng phấn khởi, nhưng con số này rất “vô lý”!
Số liệu nước ta có 9 triệu
ha rừng trước kia và bây giờ tăng lên 14 triệu ha rừng, do Bộ trưởng
NN&PTNT đưa ra, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho rằng, phải phân biệt rõ rừng trồng
và rừng tự nhiên:
“Bởi vì, đã có đại biểu thể hiện rồi và tài liệu
cũng cho thấy vai trò chức năng bảo vệ, năng lực bảo vệ đất đai, bảo vệ rừng rồi
tích lũy nước ngầm của rừng tự nhiên rất là khác với rừng trồng. Rừng trồng được
phép khai thác, 3 năm đến 5 năm là chặt đi, trồng mới thì nó khác. Ngay chỗ
này, tôi đề nghị là mình không thể nói chung chung như thế để mình so sánh đơn
giản thế được”.
Về mảng kinh tế – xã hội,
ĐBQH Dương Văn Thống không chọn cụ thể bộ trưởng để phê phán thẳng như bà Ksor
H’Bơ Khăp, mà cảnh báo các chỉ tiêu phát triển quá lạc quan. Trang Kinh Tế Đô
Thị có bài: Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế – xã hội: Không nhất
thiết đặt ra chỉ tiêu cao, sau đó điều chỉnh liên tục.
Theo nghị Thống, trong
tình hình thế giới vẫn đang bi quan về kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn hoành
hành, VN “không nhất thiết đặt ra chỉ tiêu cao, sau đó điều chỉnh liên
tục”. Ông Thống dẫn dự báo tình hình và tăng trưởng kinh tế năm 2021: Cách
đây hơn 5 tháng, Chính phủ dự kiến hai kịch bản tăng trưởng năm 2020 xấu nhất
là đạt 3,6%, cao nhất đạt 5,2% và cho rằng “cả 2 kịch bản đều chưa sát
thực tế”, vẫn còn quá lạc quan. Ông Thống lưu ý, “vẫn có nhiều bất
cập, kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng đầu tư công”.
Đáp lại nghị Thống, Bộ
trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phản biện: ‘Mục tiêu tăng trưởng 6% năm 2021 là có cơ sở’. Bộ
trưởng Dũng lý giải, “bên cạnh thách thức có cơ hội, và nếu tận dụng được
thì khả năng đạt được mức tăng trưởng cao vào năm 2021 là có cơ sở. Hơn nữa, mức
tăng trưởng năm 2020 dự kiến thấp (2 – 3%) là căn cứ xây dựng tăng trưởng năm
2021 cao hơn bình thường”.
____
Mời đọc thêm: Diện tích rừng tự nhiên tăng 1,3 triệu ha trong 30 năm (NNVN).
– ĐBQH: “Số liệu về rừng tự nhiên vô lý và có gì đó sai sai” (VOV).
– Nữ đại biểu Quốc hội Tây Nguyên tranh luận thẳng thắn với
hai Bộ trưởng (ANTĐ). – ĐBQH: Pin năng lượng tràn lan, hết hạn thì để nướng bò hay
đưa lên Mặt trăng? (VTC). – Bộ
trưởng Nguyễn Xuân Cường giải trình thêm dự án bản Mồng (ĐTCK).
– Thu ngân sách 10 tháng đầu năm 2020 thấp nhất trong 10 năm (VTC).
– Năng suất lao động của Việt Nam cần phải 20 năm nữa mới theo
kịp khu vực (DNVN).
No comments:
Post a Comment