Trần
Mai Trung
12/11/2020
https://baotiengdan.com/2020/11/12/nguoi-tai-o-dau/
Từ xưa tới nay, các
bậc minh quân hay lãnh đạo tài giỏi thường cố gắng tìm kiếm nhân
tài, họ hạ mình đến mời người tài ra làm việc giúp nước.
Vua Quang Trung Nguyễn
Huệ là một thiên tài quân sự, một danh tướng bách chiến bách thắng.
Nhà Vua đánh tan 20 ngàn quân Thái Lan và 300 chiến thuyền tại Rạch
Gầm, Mỹ Tho vào năm 1785, đánh thắng 20 vạn quân Trung Quốc tại Đống
Đa, Hà Nội vào năm 1789.
Nhưng Vua Quang Trung
biết mình có hạn chế về văn học, nên khi ra Bắc hà nhà Vua đã mời
những người có văn tài như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích ra làm việc giúp
nước, mặc dù những người này đã làm quan với Vua Lê – Chúa Trịnh,
là bên đã đánh nhau với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ.
Ở tỉnh Nghệ An có La
Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, một người học rộng tài cao. Thấy triều đình
Vua Lê Chúa Trịnh nhũng nhiễu, ông từ quan về nhà dạy học để đào
tạo nhân tài cho đời sau. Vua Quang Trung mến tài, đã tới gặp mặt 3
lần để mời ông ra làm việc với nhà Tây Sơn.
Cuối tháng 9-1945, quân
Pháp trở lại đánh chiếm Sài Gòn, họ muốn đô hộ dân ta thêm một lần
nữa. Đứng trước hiểm họa đó, hàng hàng con dân Việt Nam tham gia
chống thực dân Pháp. Khi đó, hầu hết người dân VN không biết chủ
nghĩa cộng sản là cái gì, thanh niên lên đường chiến đấu để giành
độc lập cho nước Việt Nam chứ không phải để xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
Có hai nhân tài tốt
nghiệp ở Pháp và trở về phục vụ đất nước là Triết gia Trần Đức
Thảo và Luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Hai ông có thiện cảm với chủ
nghĩa CS, muốn hợp tác với đảng CS để làm việc. Hai ông ngay thẳng
nói ra các sai lầm để đảng sửa chữa và trở nên tốt hơn, nhưng đảng CS
hẹp hòi cho đó là nói xấu đảng. Trong 40 năm, hai ông bị đảng cô lập,
không được thi thố tài năng. Đến lúc cuối đời mới dám nói ra những
suy nghĩ thật của mình (1). Đảng CS thù ghét những người chống cộng,
họ cũng không tin những người thân cộng, họ chỉ lợi dụng những người
thân cộng để trang trí bên ngoài cho chế độ.
Năm 1975, đảng CS đánh
thắng Việt Nam Cộng Hòa. Miền Nam có hàng vạn nhân tài về kỹ thuật,
kinh tế, quốc phòng, họ có kinh nghiệm làm việc 10 năm, 20 năm. Đảng
CS không để họ cùng xây dựng đất nước, trái lại rất nhiều người bị
bắt vào tù “cải tạo”, phí phạm nhân tài của đất nước. Con cháu của
những người này đã rời quê hương đi sang nước khác vì không chấp nhận
sự bất công của chế độ cộng sản, sau này họ học hành và làm việc
rất thành công ở Mỹ, Pháp, Úc, … Nước Việt Nam bị mất nhiều nhân
tài.
Các văn nghệ sĩ ở
Miền Nam, có thực tài, có tác phẩm, thì không được tiếp tục làm
việc văn học và nghệ thuật. Sáng tác khác đường lối của đảng CS
thì bị xem là “phản động”, văn hóa Việt Nam trở thành bải tuyên
truyền của một đảng. Không có tự do tư tưởng thì làm sao có tác
phẩm lớn. Văn Cao và Phạm Duy là 2 nhạc sĩ tài hoa, cùng tham gia
kháng chiến chống Pháp. Văn Cao ở với cộng sản đến cuối đời, Phạm
Duy bỏ cộng sản và đi vào Miền Nam. Trong 20 năm 1954-1975, Văn Cao sáng
tác được vài bài hát, Phạm Duy sáng tác được vài trăm bài hát. Chế
độ nào giúp người tài phát huy? Chế độ nào giết chết người tài?
Tháng 9-2007, một số
trí thức thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển (Institute of Development
Studies) để đóng góp vào việc xây dựng đất nước. Hoạt động được 2
năm thì đảng CS ra Quyết định 97 đòi hỏi các ý kiến phản biện về đường lối
của đảng phải gởi lên cơ quan thẩm quyền chứ không được công bố. IDS có
nhiều đảng viên CS, họ biết là mấy chục năm nay có hàng ngàn góp ý
của dân đã gởi tới đảng nhưng chưa bao giờ được trả lời, IDS đành tự
giải thể. Đảng viên trí thức còn bị đối xử như vậy, thì trí thức
không cộng sản làm gì có hy vọng phục vụ đất nước theo lý tưởng của
mình.
Các trường đại học
trên thế giới, trường thì mạnh về khoa học, trường thì mạnh về văn
hóa, có trường đặt nặng lý thuyết, có trường đặt nặng thực hành,
mỗi trường một vẽ, nhân tài ngành nào cũng có cơ hội tiến xa. Vài
năm nay, Đại học Tôn Đức Thắng ở Sài Gòn xây dựng được một đội ngũ
chăm lo cho trường, tiến tới tự chủ như các trường đại học trên thế
giới. Như vậy là đụng tới cơ chế đảng CS độc quyền lãnh đạo tất
cả, trường bị kết tội làm giảm vai trò lãnh đạo của đảng (!) Tổng liên
đoàn lao động không biết gì về giáo dục đại học cũng dựa vào đảng
để xía vào việc điều hành nhà trường. Trong môi trường đó thì nhân
tài không phát triển được.
Cuối tháng 8-2020, Võ
sư Tiến sĩ Phạm Đình Quý và Võ sư Tiến sĩ Hoàng Minh Tuấn làm đơn tố cáo
ông Bùi Văn Cường, Bí thư Đắk Lắk, đã đạo văn, sao chép các công trình xuất bản
trước đó vào luận án Tiến sĩ của ông ta ở Đại học Hàng Hải vào năm
2018. Nhìn những gì ông Quý đã đạt được thì ông là người tài giỏi.
Ông Quý và ông Tuấn tố cáo công khai, rõ ràng theo luật định, có tên
người tố cáo và bị tố cáo. Cuối tháng 9, công an Đắk Lắk bắt giam ông
Quý và ông Tuấn. Hai ông thẳng thắn xác nhận là tác giả của đơn tố
cáo, công an chơi chữ mập mờ là khai nhận hành vi vi phạm pháp luật, công
an xảo trá như vậy nên bị dân ghét.
Người tài là những
người có cá tính mạnh, có suy nghĩ riêng, có tư duy độc lập. Người
tài muốn khám phá ra cái mới, muốn thay thế cái cũ lạc hậu. Chủ
nghĩa cộng sản đã già hơn 100 năm, nhiều lý luận không còn hợp thời.
Người tài chỉ ra cái xấu và đề nghị cái tốt, thì bị kết tội là
tuyên truyền chống nhà nước XHCN. Người tài góp ý những việc có lợi
cho dân cho nước nhưng không có lợi cho đảng thì bị kết tội là âm mưu
lật đổ chính quyền (của đảng).
Đảng CS nói là muốn
tìm người tài, không cần đi qua Nga, Mỹ tìm kiếm cho xa xôi, hãy vào
nhà tù cộng sản thì sẽ thấy nhiều người tài đang bị giam trong đó.
Đảng CS tuyên truyền
là chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch. Ai ai cũng thấy là sau khi đem vào
một phần Kinh tế thị trường, kẻ thù của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì
đời sống nhân dân bớt khổ. Vậy mà trước kia, những người muốn làm
kinh tế thị trường lại bị đảng đàn áp. Ngày nay, những người muốn
cắt cái đuôi xã hội chủ nghĩa nặng nề cũng bị đảng đàn áp.
Người tài đưa ra các
chương trình thay đổi để người dân có cuộc sống tốt hơn, đảng CS lại
cấm mọi người đi ra khỏi đường mòn XHCN giả dối, dẫn tới một xã
hội chênh lệch giàu nghèo càng ngày càng nhiều. Nhân tài không phát
huy được trong chế độ cộng sản.
_____
(1) Những lời trăng trối.
Trần Đức Thảo, Tri Vũ – Phan Ngọc Khuê.
Un Excommunié – Kẻ bị
khai trừ. Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Quốc Vĩ.
No comments:
Post a Comment