Mỹ
: "Chủ nghĩa Trump" sẽ tồn tại
Tú
Anh -
RFI
Đăng
ngày: 06/11/2020 - 15:48
Còn Donald Trump hay không thì « chủ nghĩa
Trump » vẫn tồn tại ở nước Mỹ. Đó là xác quyết của báo chí Pháp ngày
06/11/2020 bên cạnh hai hồ sơ khẩn cấp khác đang gây lúng túng tại châu Âu là
khủng bố và Covid-19.
Trận bầu cử và trận khiếu nại
Biden cận kề chiến thắng,
Trump nổi cáu. Ứng cử viên đảng Dân Chủ trong thế thượng phong trên đường vào
Nhà Trắng, tổng thống mãn nhiệm bày trận pháp lý. Joe Biden chỉ cần thắng ở một
trong những bang cuối cùng như Nevada hay Georgia hay Pennsylvania là hội
đủ đa số đại cử tri. Phe Donald Trump, với một đạo binh luật sư, chuẩn bị hàng
loạt đơn khiếu nại và phản công trên mặt trận tư pháp. Trên mạng xã hội, tổng
thống và người ủng hộ phát tán vô tận lời cáo buộc « cuộc đầu phiếu bị
đánh cắp ». Trận bầu cử và trận khiếu nại. Đó là những tựa chính của Le Monde
về thời sự Hoa Kỳ. Tình hình ngày càng căng thẳng, nước Mỹ đứng trước thử
thách, tựa của Les Echos.
Donald Trump ghi dấu ấn lâu
dài
Nhận định chung của báo
Pháp là Joe Biden đang trên đà chiến thắng, nhưng dù Donald Trump có thua,
thì « chủ nghĩa Trump » (Trumpisme) vẫn tồn tại lâu
dài. Với tựa : « Trumpisme chứng tỏ khả năng bền bỉ », Le
Monde dẫn chứng với bản đồ bầu cử đỏ rực ở trung tâm nước Mỹ, những bang bầu
cho Donald Trump.
Phần xanh dương của Joe
Biden chỉ tập trung ở các bang miền viễn tây và đông bắc. Chiến dịch tranh cử của
Trump khẳng định khả năng của chủ nhân Nhà Trắng, các trào lưu ý thức hệ khác
nhau trong phe bảo thủ. Chiến lược gia của « chủ nghĩa
Trump » là Stephen Bannon đã giải thích : Sử dụng chiến lược
can thiệp duy ý chí vào kinh tế để thu hút lực lượng công nhân hội nhập vào các
hệ khác trong đảng Cộng Hòa. Kết quả bầu cử 2020 cho thấy tính chính xác của dự
án chính trị của Stephen Bannon và trực giác bén nhạy của Donald Trump.
Tuy « phong
trào ủng hộ Trump » không đủ sức tạo chiến thắng cho lãnh tụ
nhưng Trump đã thu thêm 5 triệu phiếu so với 2016 và nhất là cảm tình của các sắc
dân thiểu số gốc Nam Mỹ và Phi châu. (Joe Biden thêm 6 triệu so với Hillary
Clinton).
Qua hai trang báo, La
Croix dự phóng « Trumpisme » sẽ kéo dài, pha trộn
thông điệp chống hệ thống chính trị với chủ nghĩa dân tộc và tôn giáo bảo thủ.
Nhưng với sự tham gia đông đảo lịch sử của cử tri trong cuộc đầu phiếu là một bằng
chứng « nền dân chủ Mỹ » vững chắc.
Trong bài xã luận « Trumpisme,
di sản lâu dài tại Hoa Kỳ », Le Monde không lạc quan như đồng nghiệp.
Cho dù Joe Biden có thể là tổng thống của Mỹ nhưng Donald Trump không hoàn toàn
thất bại. Tổng thống mãn nhiệm thu hút được 68 triệu phiếu, hơn lần trước 5 triệu.
Đó là một thực tế. Donald Trump đắc cử năm 2016 không phải là một « tai
nạn » của lịch sử Mỹ, cũng không phải là « một màn
giúp vui » ở Nhà Trắng. Dù ai là người ngồi vào văn phòng bầu dục
vào tháng 01/2021, « chủ nghĩa Trump » sẽ tác động
lâu dài trong sinh hoạt chính trị Mỹ.
Joe Biden thắng thì cũng
phải phối hợp với trào lưu biến đổi này. Trong lúc tranh cử, ông đã phải thay đổi
đường hướng chú tâm hơn vào nguyện vọng của thành phần công nhân và mối ưu tư
kinh tế của họ. Joe Biden cũng phải dựa vào Thượng Viện trong tay đảng Cộng Hòa
và tương quan lực lượng tại Hạ Viện, nơi mà phe Dân Chủ vẫn còn đa số nhưng mất
một số ghế.
Le Monde không tin là
Donald Trump, dù ở tuổi 74, sẽ về hưu. Sức nặng, vai trò cá nhân của nhân vật
khác thường này rất lớn. Sức thu hút và ảnh hưởng đối với tầng lớp cử tri nòng
cốt là một trong những yếu tố quan trọng củng cố uy tín Donald Trump trong giới
bình dân. Thăm dò ý kiến trước phòng phiếu cho thấy đa số cử tri da trắng ủng hộ
Trump ưu tư cho đời sống kinh tế hơn là Covid-19 và rất ghét phong trào cánh tả
chống bạo lực cảnh sát.
Từ 1999, khi bắt đầu tính
chuyện dấn thân vào sân khấu chính trị, tỷ phú Donald Trump đã thấy không
một ứng cử viên nào quan tâm đến « quần chúng lao động » ở
miền trung nước Mỹ. Dựa vào thành phần nòng cốt này để đắc cử vào năm 2016, Donald
Trump chưa bao giờ phản bội cử tri của mình trong bốn năm qua mà còn nới rộng
điểm tựa cơ bản này, chinh phục một phần không nhỏ người Mỹ gốc châu Mỹ Latinh
(hơn một phần ba).
Vấn đề là nếu Donald
Trump chinh phục được 50% cử tri Mỹ bằng chiến thuật tuyên truyền dân tộc chủ
nghĩa, bằng gây căng thẳng thường trực, bằng thái độ khinh thường các định chế
và nói dối không hổ thẹn thì điều đáng lo là mô hình này vang động ra ngoài
biên giới nước Mỹ .
Chưa nói lời vĩnh biệt
Hai bài tham luận trên Le
Figaro gần như có cùng nhận định : « Nếu cuộc cách mạng Trump chỉ
mới bắt đầu ? » và « Donald Trump đã làm phe hữu
Hoa Kỳ thay đổi tận gốc ». Sử gia Ran Halevi dự phóng «
Tổng thống sắp mãn nhiệm chưa nói lời sau cùng ».
Trước mắt, tác giả cho rằng
đảng Cộng Hòa đã « chết não », hoàn toàn lệ thuộc vào
Donald Trump. Hôm nay, đảng bảo thủ củng cố được thế lực tại hai viện lập pháp
cho dù không có một cương lĩnh hành động vận động cử tri thì đó là nhờ
ai ?
Với hai bài báo khác, Le
Figaro đưa đến độc giả một số phản ứng từ Nga và Trung Quốc. Matxcơva chế nhạo
màn bầu cử tại Mỹ. Điện Kremlin tuyên bố chờ « thông báo chính thức » nhưng
để cho các nhân vật thân cận phản ánh quan điểm của thượng tầng : nếu bầu
cử tổng thống trên thế giới đều diễn ra như thế thì liệu Washington có tố cáo
hay không ?
Còn Bắc Kinh, theo Le
Figaro, rất thích thú với tình thế hỗn loạn tại Hoa Kỳ. Châu Âu thì lên cơn sốt
theo tình trạng rối ren căng thẳng của đồng minh.
Macron : Chúng ta sẽ thắng yêu quái trăm đầu
Le Figaro chọn một hồ sơ
nóng liên quan an ninh ở châu Âu đưa lên trang nhất : Chống khủng bố,
Macron muốn tăng cường lực lượng kiểm soát biên giới.
Chia sẻ với nhật báo
thiên hữu, tổng thống Pháp cho biết muốn tăng gấp đôi lực lượng tuần tra biên
giới, động viên hơn 1.500 hiến binh trù bị và 6 đơn vị lưu động, cũng như cải
cách không gian tự do đi lại gọi tắt Schengen chống nhập cư trái phép. Nhấn mạnh
quyết tâm chống Hồi Giáo chính trị mà ông gọi là một loại yêu tinh « nhiều
đầu », tổng thống Macron dự báo một cuộc chiến lâu dài trong nhiều
năm, sẽ gặp nhiều thất bại, nhưng cuối cùng sẽ thành công. Bộ trưởng Nội Vụ
Pháp đã lên đường qua các thủ đô có liên hệ gồm Roma, Alger và Tunis để tăng cường
hợp tác.
Nhưng Pháp cũng đang đối
phó với một tai họa khác là Covid-19. Với 58.000 ca lây nhiễm mới trong ngày thứ
Tư, bộ trưởng Y Tế Pháp báo động « đợt tấn công thứ hai sẽ vô cùng
tàn bạo ». Nếu tại Đức, bệnh viện công sắp bị bão hòa thì tại Pháp,
chính phủ trấn an là sẽ « chịu đựng được ».
Một thông tin khích lệ được
Le Figaro loan báo là giới bác sĩ tư nhân tuyên bố sẵn sàng trợ lực cho đồng
nghiệp ở nhà thương.
Các trường trung học được
phép phân chia học sinh ra hai nhóm thay phiên nhau : học từ xa và học
tại lớp. Chương trình Tú tài năm nay cũng được thay đổi : một số bộ
môn được tính điểm qua kiểm tra liên tục hoặc đình chỉ tùy theo diễn biến
đại dịch. Les Echos nói rõ hơn : học sinh cấp ba không còn bị bắt buộc phải
đến trường 100%. Tùy theo tình trạng địa phương, ban giáo sư có toàn quyền tổ
chức giảng dạy.
Trật tự Trung Quốc : Thực
hay hư ?
Trong khi Tây phương lúng
túng vì Covid, vì khủng bố, vì Trump thì Trung Quốc dường như gặt hái được nhiều
thành quả. Đối với Les Echos, đó chỉ là thế mạnh nhất thời của chế độ Tập Cận
Bình.
Theo nhật báo kinh tế,
nhìn qua thì « trật tự Trung Quốc » đã hình thành. Tại
một quốc gia phát xuất đại dịch mà chỉ có 42 người bị lây nhiễm trong tháng 10,
theo báo cáo cuối tháng 10, số người chết là 4.700 trên tổng số 1,4 tỷ dân. Con
số này không đáng tin cậy nhưng cho dù nhân thêm 10 lần cũng là quá thấp.
Trung Quốc cũng không bị đợt hai Covid đe dọa. Tăng trưởng kinh tế cũng
lên 4,9% trong quý ba…
Công luận có thể ngạc
nhiên khi thấy Trung Quốc không bị khủng bố Hồi Giáo đe dọa. Hồi Giáo khủng bố ở
châu Âu để gọi là « nhân danh đạo Hồi » nhưng lại im
lặng trước tình trạng người Hồi Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị đàn áp.
Trung Quốc cũng không bị « hồ
sơ » bản sắc dân tộc chi phối cho nên thẳng tay đàn áp cuộc phản
kháng tại Hồng Kông.
Những thành công này thật
ra không phải vì chế độ Trung Quốc có tính siêu việt mà vì lãnh đạo có tầm nhìn
xa, thi hành chính sách một cách thông minh. Trong khi đó, các chế độ dân chủ
Tây phương vừa tái xây dựng hệ thống y tế, vừa tìm cách vực dậy kinh tế toàn diện
và lâu dài, tạo điều kiện cho các cộng đồng khác nhau cùng chung sống hài hòa.
Các chế độ này đang bị suy yếu một cách nguy hiểm từ 20 năm nay. Châu Âu có thể
rơi vào tình trạng suy đồi trong suốt thế kỷ 21, thế kỷ Trung Quốc. Nhưng theo
tác giả, kịch bản ngược lại sẽ hợp lý hơn. Đó là Trung Quốc sẽ gặp những khó khăn
mà châu Âu đang gặp phải từ văn hóa, an ninh cho đến tự do.
Trong lúc Hoa Kỳ rối ren, tình
hình thế giới ra sao ?
Phong trào phản kháng ở
Belarus hụt hơi, tựa của Le Monde. Cuộc biểu tình Chủ Nhật 01/11 chỉ huy động
từ 20 ngàn đến 30 ngàn thay vì 100 ngàn như môt số lần trước. Chính quyền
Lukachenko đàn áp thẳng tay, đóng cửa công ty tham gia đình công, bắt giam bác
sĩ tham gia tuần hành, sa thải những nhân viên, sinh viên ủng hộ đình
công. Trong số này có 183 sinh viên và khoảng 15 giáo sư đại học.
La Croix chú ý số phận của
Tony Chung, sinh viên Hồng Kông 19 tuổi, thành viên phong trào sinh viên chủ
trương độc lập, có nguy cơ lãnh án tù từ 10 năm đến chung thân theo luật an
ninh Trung Quốc. Tony Chung bị bắt khi sắp vào lãnh sự Hoa Kỳ hôm 27/10/2020.
Con đường dấn thân của thanh niên Hồng Kông này bắt đầu từ những năm 2010 bên cạnh
các bạn như Hoàng Chí Phong, Chu Đình. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Hồng Kông
Free Press năm 2017, anh cho biết ý nguyện dấn thân tranh đấu không phát xuất từ
phong trào Dù Vàng hay chống giáo dục nhồi sọ, mà từ một cuộc biểu tình nhỏ trước
trại lính Trung Quốc năm 2013, chống sự hiện diện của binh sĩ Hoa lục tại Hồng
Kông.
No comments:
Post a Comment