Facebook
xóa các bài đăng kỳ thị chủng tộc về Kamala Harris
By
James Clayton
Phóng viên Công nghiệp Bắc Mỹ
19 tháng 11 2020
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54983116
Facebook đã gỡ xuống một loạt các bài đăng, meme và
bình luận mang tính phân biệt chủng tộc và bình luận về Phó Tổng thống đắc cử của
Mỹ, Kamala Harris.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9EA2/production/_114801604_p08tk9j9.jpg
Thượng nghị sĩ
Kamala Harris
Mạng xã hội này đã gỡ bỏ
loại nội dung nói trên, sau khi BBC News đưa ra cảnh báo về ba nhóm thường
xuyên lưu trữ tài liệu có tính cách gây thù nghịch trên các trang của họ.
Facebook nói đã loại bỏ
90% những bài đăng kích động căm thù này, sau khi chúng bị dán nhãn là nội dung
gây thù hận.
Một cơ quan giám sát
phương tiện truyền thông mô tả là các trang này "dành riêng cho việc tuyên
truyền hành vi phân biệt chủng tộc và bôi nhọ phụ nữ".
'Quả trên cành
thấp'
Tuy nhiên, mặc dù các
trang này thường xuyên có những lời nói đầy căm thù với phó tổng thống đắc cử
Kamala Harris, Facebook nói họ sẽ không có hành động đối với chính các nhóm
này.
Giám đốc của Media Matters, Angelo Carusone nói: "Việc Facebook chỉ xóa những nội
dung này sau khi nó bị giới truyền thông gắn nhãn là những phát biểu gây thù
nghịch, cho thấy các quy tắc và hướng dẫn mà Facebook thiết lập trống rỗng vì
công ty này không nỗ lực phát hiện chúng và thực thi chính sách của mình.''
"Chúng ta đang nói về điểm thấp nhất của những
quả trên cành thấp, từ góc độ phát hiện.''
"Thế mà, những phát biểu này đã không bị
Facebook để ý, cho đến khi chúng bị bên thứ ba gắn nhãn."
Cáo cuộc của các trang gồm
khẳng định là bà Harris không phải là công dân Hoa Kỳ - vì mẹ bà đến từ Ấn Độ
và cha bà đến từ Jamaica.
Các ý kiến khác cho rằng
bà không đủ "đen" cho đảng Dân chủ.
Một bài đăng khác nói bà
nên "bị trục xuất về Ấn Độ".
Và, trong một số meme,
tên của bà Harris bị chế nhạo.
Trump lặp lại giả thuyết về
“sinh quán” đối với Kamala Harris
Biden và Harris nói Trump
làm nước Mỹ 'nát bươm'
Kamala Harris có thể giúp
hay gây bất lợi cho Joe Biden ra sao?
VIDEO :
Kamala
Harris, nữ phó tổng thống Mỹ đắc cử là ai?
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54983116
Đồ họa khiêu dâm
Một trong những trang này
có 4.000 thành viên, trang khác có 1.200 thành viên.
Một loạt các bài đăng có
những họa đồ khiêu dâm và biểu tượng xem thường phụ nữ khác cũng bị xóa.
Facebook đã nhiều lần bị
các nhà quảng cáo và các nhóm dân quyền chỉ trích là đã không làm đủ để giải
quyết các ngôn từ kích động thù hận.
Trong tháng 8, hàng trăm
công ty đã ngừng quảng cáo trên nền tảng này để phản đối.
'Trải rộng sự
căm ghét'
Trước đây, các nhà vận động
khác đã nói với BBC News rằng phân biệt chủng tộc và ngôn từ kích động thù ghét
không được các công cụ kiểm duyệt nội bộ của Facebook lọc ra - và trong một số
tình huống thậm chí còn được quảng bá.
Rishad Robinson, từ chiến dịch Stop Hate for Profit, nói với BBC News rằng
Facebook đã "tạo ra một bộ thuật toán khuyến khích mọi người gieo rắc sự
căm ghét".
Kiểm
toán quyền dân sự của chính Facebook, vào tháng 8, nói công ty đã đưa ra
quyết định "gây khó chịu và đau lòng" về những lời nói gây căm ghét
thể hiện "những bước lùi đáng kể cho quyền công dân".
Và tuần trước, một trong
những trợ lý cấp cao của Joe Biden đã tấn công Facebook về việc
xử lý các thuyết âm mưu, các cuộc kêu gọi bạo lực và thông tin sai lệch
trong những ngày sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ.
"Nền dân chủ của chúng ta đang gặp nguy cơ,'' Phó Thư ký Báo chí của tổng thống đắc cử
Hoa Kỳ, Bill Russo, đã tweet:
"Chúng tôi cần câu trả lời."
***
TIN LIÊN QUAN
Video,Kamala Harris, nữ
phó tổng thống Mỹ đắc cử là ai?, Thời lượng 1,47
10 tháng 11 năm 2020
.
Trump lặp lại giả thuyết về
“sinh quán” đối với Kamala Harris
14 tháng 8 năm 2020
.
Joe Biden và Kamala Harris
nói Trump làm nước Mỹ 'nát bươm'
13 tháng 8 năm 2020
.
Bầu cử 2020: Harris có thể
giúp hay gây bất lợi cho Biden ra sao?
13 tháng 8 năm 20
No comments:
Post a Comment