GỞI TỚI
CÁC BẠN TRONG NHỮNG NGÀY THÁNG SẮP TỚI . . .
https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/5169024259778235
Bên cạnh việc chú tâm
theo dõi kết quả của cuộc bầu cử, tôi xin nhắc nhở các bạn ở Mỹ, Đừng Quên Đại Dịch COVID-19.
Hôm
qua ngay trong ngày bầu cử, con số ca tử vong vì COVID-19 đã nhảy lên mức cao
nhất trong 2 tuần qua ở con số xê xịch 1159-1199 ca tử vong trên toàn nước Mỹ
(tùy theo bản báo cáo của cơ quan nào mà bạn theo dõi).
Con
số này cũng đã nâng tổng số ca tử vong trung bình một tuần lên con số kỷ lục
875 người mất mạng, so với suốt 2 tháng qua tính từ ngày 4 tháng 9 đến nay, khi
con số tử vong mỗi tuần nằm ở mức 905 người. Cùng một lúc, những ca nguy kịch
(critical) cũng tăng vọt lên gần 18 ngàn ca mỗi ngày, trong khi suốt hơn 2
tháng qua, nó luôn nằm ở mức dưới 16 ngàn ca mỗi ngày. Con số này tăng sẽ nâng
con số tử vong tăng theo.
Ông Trump và chính
quyền của ông ta đã lên tiếng trực tiếp về chính sách chống dịch qua phương thức Miễn Dịch Cộng Đồng
– Herd Immunity. Nghĩa là cứ để dịch
lây lan tự nhiên, sau khi 90% dân số cả nước nhiễm bệnh thì … ai chết cứ chết,
ai may mắn sống sót, tự động sẽ … miễn dịch. Chưa kể đến tỷ lệ không nhỏ những
người đã nhiễm bệnh, lâm trọng bệnh và thoát chết, nhưng sẽ lây lất với sự tổn
hại về sức khỏe cho một thời gian dài, có khi suốt cả cuộc đời còn lại.
Các cơ quan Y Tế đã lên tiếng báo động
về ca lây nhiễm đang trong chiều hướng tăng vọt và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong
vòng 5 tháng tới, ít là cho đến hết mùa Đông ở Mỹ. Tuy nhiên, trong 2
tháng sắp tới, khi những ngày Lễ Tạ Ơn, Lễ Giáng Sinh và Tết Dương Lịch đến, sẽ
là cơ hội lây lan dịch bệnh ở mức rất đáng lo ngại, khi mọi người di chuyển, tụ
tập, gặp gỡ, ăn uống, nhậu nhẹt, thoát ra bên ngoài cái bong bóng cách ly của
gia đình từ bấy lâu nay.
Thiếu
bảo hiểm y tế, gia tăng đột biến bệnh nhân ở các khu vực ICU trong các nhà
thương, sẽ là những mối nguy khủng khiếp có thể xảy đến cho bất kỳ ai trong
chúng ta.
Các
bạn hãy hết sức cẩn thận cho mình và cho người thân.
Xin Thiên Chúa và Trời Phật chúc lành và che chở cho các bác sĩ,
các dược sĩ và các nhân viên y tế đang xả thân phục vụ cho các bệnh nhân ở các
nhà thương khắp nơi trên đất Mỹ, trong tình trạng khan hiếm y cụ và nhất là
trong tình trạng kiệt quệ về sức lực cũng như về tinh thần vì phải làm việc …
quá tải
.
.
Links của các cơ quan uy tín về dịch bệnh:
[Johns Hopkins: https://coronavirus.jhu.edu/map.html] …
[Coronavirus
trackers: https://coronavirus.1point3acres.com/en]
[WorldOmeter: https://www.worldometers.info/coronavirus/]
CORONAVIRUS.JHU.EDU
COVID-19
Map - Johns Hopkins Coronavirus Resource Center
COVID-19 Map - Johns Hopkins Coronavirus Resource Center
--------------------------------------------------
TÀI
LIỆU LIÊN QUAN
https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/4236260823054588
Herd
Immunity được gọi là Miễn Dịch Cộng Đồng hay Miễn
Dịch Bầy Đàn trong Y Học. Đây được coi như là một loại “chủng ngừa tự
nhiên”, cùng một lý thuyết với việc “ốm no thì bò dậy” như ông bà mình thường
nói. Chẳng cần thuốc men gì cả, khi bị đau bệnh, cứ nằm một chỗ thì tự cơ thể sẽ
tạo ra sức đề kháng để … hết bệnh. Trên thực tế, các loại bệnh dịch lây lan và
truyền nhiễm cho một cộng đồng, muốn ốm no bò dậy thì sẽ chết cả hàng chục triệu
người như trận đại dịch Spanish Flu năm 1918.
Miễn Dịch Cộng Đồng là một phương thức chống lại bệnh
truyền nhiễm bằng cách thụ động, nó thành hình khi một tỷ lệ lớn trong dân
chúng ở một khu vực rộng lớn, như ở một quốc gia hoặc ở một lục địa, lâu ngày,
đã tự tạo và trở nên miễn dịch với một loại vi khuẩn lây nhiễm nào đó. Diễn giải
một cách cụ thể hơn thì trong một cộng đồng, khi chưa có ai bị nhiễm dịch thì
việc lây lan và truyền nhiễm nếu để tự nhiên không cách ly, không phong tỏa và
không cô lập, sẽ bùng phát và bao trùm cả cái cộng đồng đó một cách mau lẹ. Nếu
chỉ số (Ro) cao hơn 10, thì chỉ trong vài tháng, một đất nước rộng lớn với trăm
triệu dân, có thể sẽ bị lây nhiễm gần như tới 90%, nhất là trong thời điểm mà
con người có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác quá dễ dàng và mau chóng như
hiện nay.
Phương thức Miễn Dịch Cộng Đồng dựa trên lý thuyết,
trong số những người bị nhiễm đó, sẽ có một số người Không Hề Bị Ảnh Hưởng vì
Cơ Thể của Họ Có Sự Đề Kháng và Chống Lại Một Loại Khuẩn Nào Đó Cách Tự Nhiên
(Giới Y Học tin rằng, con số này tương đối nhỏ, chỉ từ 5% đến 20% dân số, nhưng
những con số này cũng vẫn chỉ là võ đoán). Thêm vào đó, nếu có một số người
trong cộng đồng đó được chủng ngừa, tạo ra một số lượng lớn cá thể miễn dịch, dần
dà, cái quá trình lây nhiễm sẽ bị phá vỡ, làm cho sự lây lan của bệnh hoặc dừng
hẳn hoặc chậm lại. Tỷ lệ cá thể có miễn dịch trong một cộng đồng càng lớn, thì
khả năng những người không có miễn dịch tiếp xúc phơi nhiễm với cá thể nguồn
lây sẽ càng nhỏ. Tuy vậy, trong quá trình miễn dịch tự nhiên này thành hình, sẽ
có khả năng giết đi một số không ít những người nhiễm bệnh.
Phương cách chống dịch qua Miễn Dịch Cộng Đồng lần đầu
tiên được người ta công nhận là một hiện tượng xảy ra một cách tự nhiên vào thập
niên 1930 qua cái quá trình miễn dịch, được ghi nhận sau khi một số lượng lớn
trẻ em trên thế giới “tự nhiên trở nên miễn dịch” với bệnh sởi, số ca nhiễm mới
đã giảm tạm thời, bao gồm một số lớn những em dễ mắc bệnh. Việc chủng ngừa hầu
hết trên các em bé sơ sanh để tạo ra Miễn Dịch Cộng Đồng từ đó đã trở nên phổ
biến và đã thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của rất nhiều loại bệnh
truyền nhiễm, mà chúng ta thấy hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng. Việc
chủng ngừa một số loại vắc xin trên tất cả các em bé sơ sanh, trước khi chúng hội
nhập với thế giới bên ngoài cũng như trước khi chúng tiếp xúc với các loại bệnh
truyền nhiễm đã trở thành nguyên tố chính trong việc chấm dứt sự lây lan của
nhiều thứ bệnh truyền nhiễm trên thế giới ngày nay.
Trở lại với việc áp dụng phương sách Miễn Dịch Cộng
Đồng với Covid-19 này ở Mỹ.
Trong những bản tin của nhiều tờ báo vào hồi đầu
tháng 2, thì ông Trump cũng được “ai đó” giải thích về phương sách Miễn Dịch Cộng
Đồng này, và ông ta đã hồ hởi, phấn khởi muốn áp dụng ngay. Với hầu hết các nhà
lãnh đạo trên thế giới không chỉ riêng ông Trump, thì việc cách ly, cô lập và
phong tỏa là một phương sách, đối với họ, Không Thể Chấp Nhận Được, vì nó sẽ trực
tiếp dẫn đến việc ngưng trệ sản xuất, thất nghiệp gia tăng và phá sản về kinh tế.
Những sự kiện đó xảy ra, đương nhiên sẽ dẫn đến việc mất phiếu bầu và mất chức
trong tương lai.
Tuy nhiên, với cái đại nạn là Chưa Có Vắc Xin cho
siêu vi khuẩn Covid-19 thì cái quá trình áp dụng phương sách Miễn Dịch Cộng Đồng
sẽ rất chậm và sẽ phải có trên 70% dân số bị nhiễm bệnh mới có đủ số lượng người
Có Sự Đề Kháng Chống Lại Khuẩn Covid-19 Một Cách Tự Nhiên. Từ đó, lại phải mất
thêm một thời gian dài để cộng đồng tự tạo ra sự miễn nhiễm.
Thử tưởng tượng, 70% dân số Mỹ, vào khoảng hơn 230
triệu người, lớn bé già trẻ bị nhiễm Covid-19 trước khi cộng đồng tự tạo ra khả
năng chống dịch … Thế là ông Trump đành phải từ bỏ cái ý định đó trong … đớn
đau.
ĐÓ CŨNG LÀ LÝ DO mà PHƯƠNG SÁCH MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG,
KHÔNG THỂ ÁP DỤNG CHO COVID-19 ở BẤT CỨ ĐÂU TRÊN THẾ GIỚI, chỉ đến khi nào con
người tìm ra được vắc xin chủng ngừa.
Có rất nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, Covid-19
không hoàn toàn ngưng sau khi người bị bệnh được chữa khỏi. Nó còn để lại rất
nhiều thiệt hại về tim gan phèo phổi của người bệnh về lâu về dài. Có những nạn
nhân, mất đi sự hoạt động và làm việc của 2/3 lá phổi của họ, cũng như không ít
nạn nhân khác bị trụy tim mãn tính, sau khi được chữa khỏi Covod-19 và trả về
nhà.
BẠN CÓ MUỐN ở TUỔI 30s MÀ LÚC NÀO CŨNG ĐEO BÊN MÌNH
CÁI BÌNH OXYGEN KHÔNG?
Nếu không muốn … thì hãy ở nhà, tha hồ lên Facebook
chém gió, nấu nướng thả cửa và cứ viêc tự do đóng góp cho việc gia tăng nhân số,
ngõ hầu con cháu có cơ hội chung tay góp phần trả nợ công cho chính phủ sau
này, nhưng đừng ra đường, đừng đi đâu cả, chỉ khi nào thấy thật cần thiết.
Tôi Không Khuyên cũng Không Cản ai đi làm hay ở nhà
đâu nha. Đó là quyền tự do lựa chọn cũng như tùy hoàn cảnh của mỗi người. Chỉ
có họ mới có thể cân nhắc và quyết định.
-------------------------------------------------
(Ro) LÀ
GÌ? – LÀ MỘT CÁCH ĐỂ ĐO ĐỘ TRUYỀN NHIỄM của DỊCH BỆNH.
GIẢI THÍCH
CĂN BẢN CỦA CHỈ SỐ (Ro)
https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/4234524076561596
(Ro)
được phát âm là “R-naught”. Đó là một thuật ngữ của toán
học để giới Dịch Tễ Học ước định ra được mức độ lây nhiễm của một bệnh truyền
nhiễm. Nó cũng có thể được gọi là chỉ số sinh sản của một loại vi khuẩn nào đó.
Khi một bệnh nhiễm trùng lây lan sang người mới, nó đã tự sinh sản. (Ro) giúp
cho các chuyên gia tính ra được số người trung bình sẽ bị lây bệnh từ một người
qua việc truyền nhiễm của bệnh. Nó đặc biệt áp dụng cho dân số của những người
trước đây chưa hề bị nhiễm trùng và chưa bao giờ được chủng ngừa.
Thí dụ như, khi các chuyên gia cho ra một dịch bệnh
có (Ro) là 18, nghĩa là cứ một người mắc bệnh sẽ lây nó cho khoảng 18 người
khác. Điều đặc biệt là những người này, trong khu vực bị lây lan chưa từng bao
giờ được chích vắc-xin chủng ngừa hoặc chưa bao giờ đã “miễn dịch qua cộng đồng
(herd-imunity)”. Sẽ có bài giải thích về việc này.
CHỈ SỐ (Ro) CÓ NGHĨA GÌ?
Có ba khả năng cho sự lây lan hoặc suy giảm tiềm
năng của bệnh, tùy thuộc vào giá trị (Ro) của nó:
• Nếu (Ro) nhỏ hơn 1, mỗi ca nhiễm trùng hiện có, sẽ
gây ra ít hơn một ca nhiễm trùng mới. Trong trường hợp này, bệnh sẽ từ từ giảm
và cuối cùng sẽ bị biến mất.
• Nếu (Ro) bằng 1, mỗi ca nhiễm trùng hiện có, sẽ
gây ra một ca nhiễm trùng mới. Trong trường hợp này, bệnh sẽ tiếp tục tồn tại và
dần ổn định, nhưng sẽ Không Có Bùng Phát hoặc Đại Dịch.
• Nếu (Ro) nhiều hơn 1, mỗi ca nhiễm trùng hiện có,
sẽ gây ra nhiều hơn một ca nhiễm trùng mới. Bệnh sẽ lây lan giữa người với người
và có nhiều cơ hội Bùng Phát hoặc tạo ra Đại Dịch như dịch Covid-19 này chẳng hạn.
Khi chỉ số (Ro) càng cao, thì sự lây nhiễm càng nhiều.
Điều quan trọng là, chỉ số dự tính qua (Ro) chỉ áp dụng
khi mọi người trong khu dân cư đó rất dễ mắc một loại bệnh truyền nhiễm nào đó.
Điều này có nghĩa là:
• Chưa có bất kỳ ai được chích ngừa trước đó.
• Chưa có bất kỳ ai bị bệnh truyền nhiễm này trước
đó, và
• Khu vực dân sinh đó chưa hề có phương cách nào để
kiểm soát sự lây lan của bệnh.
Sự kết hợp các điều kiện nêu trên ngày nay đã trở
nên khá hiếm nhờ vào những tiến bộ trong y học. Nhiều căn bệnh đã từng gây tử
vong trong quá khứ giờ đây có thể được ngăn chặn và đôi khi còn được chữa khỏi.
Ví dụ, vào năm 1918, đã có một đợt bùng phát dịch
cúm heo (swine flu) được đặt tên là Spanish Flu lây lan trên khắp thế giới,
dẫn đến 50 triệu người thiệt mạng. Theo một bài báo đánh giá được công bố trên
BMC Medicine, thì chỉ số (Ro) của đại dịch năm 1918 được ước tính là từ 1.4 đến
2.8. Thế nhưng khi một giòng khác biến thể từ cúm heo, là virus H1N1, quay trở
lại vào năm 2009, chỉ số (Ro) của nó tuột xuống còn từ 1.4 đến 1.6 mà thôi, đây
là bản báo cáo của các nhà nghiên cứu trên tạp chí Science. Việc bào chế ra được
vắc-xin chủng ngừa và thuốc chống virus đã khiến cho đợt dịch bùng phát năm
2009 ít nguy hiểm hơn nhiều.
(Ro) CỦA MỘT BỆNH DỊCH ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO?
Các yếu tố sau đây được tính đến để tính (Ro) của bệnh:
Thời
kỳ truyền nhiễm.
Một số bệnh truyền nhiễm có thời gian dài hơn những
bệnh truyền nhiễm khác. Thí dụ, theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh
CDC của Hoa Kỳ, thì người lớn bị cúm thường có khả năng lây lan và truyền nhiễm
trong vòng tám ngày, trong khi đó trẻ em bị cùng thứ bệnh lại có khả năng lây
lan và truyền nhiễm lên đến hai tuần. Thời gian lây nhiễm của bệnh càng lâu,
người nhiễm bệnh càng có khả năng lây lan và truyền nhiễm sang người khác nhiều
hơn. Thời gian lây lan và truyền nhiễm càng lâu sẽ góp phần làm tăng chỉ số
(Ro).
Tỷ
lệ tiếp xúc.
Nếu một người bị nhiễm bệnh truyền nhiễm tiếp xúc với
nhiều người Chưa Bao Giờ nhiễm bệnh hoặc Chưa Bao Giờ được chủng ngừa vắc-xin,
thì bệnh sẽ lây lan nhanh hơn. Nếu người đó được cách ly chỉ ở trong nhà hoặc
cách ly trong bệnh viện trong thời gian họ có khả năng lây lan và truyền nhiễm,
thì bệnh sẽ lây lan chậm hơn. Tỷ lệ tiếp cận với người khác cao sẽ góp phần làm
tăng chỉ số (Ro).
Phương
thức truyền bệnh.
Các loại bệnh lây lan nhanh và dễ dàng là những bệnh
có thể lây lan qua không khí, chẳng hạn như cúm hoặc sởi. Việc tiếp cận với người
bị nhiễm bệnh cúm hoặc sởi là điều Không Cần Thiết để lây lan và truyền bệnh. Bạn
có thể bị lây cúm ngay cả khi hít thở gần người bị cúm, không cần phải đụng chạm
vào người họ. Ngược lại, các bệnh lây lan và truyền nhiễm qua dịch của cơ thể,
chẳng hạn như Ebola hoặc HIV, thì lại không dễ mắc bệnh hoặc lây lan, vì bạn cần
phải tiếp xúc trực tiếp với máu, với nước miếng hoặc với các chất dịch từ cơ thể
của người bị nhiễm trùng. Các bệnh lây lan qua không khí thường có chỉ số (Ro)
cao hơn so với các bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Loại
bệnh nào mới được đo bằng chỉ số (Ro)?
(Ro) có thể được xử dụng để đo bất kỳ bệnh truyền
nhiễm nào có thể lây lan trong dân số dễ mắc bệnh. Bệnh sởi và cúm thường là 2
loại bệnh truyền nhiễm có chỉ số (Ro) cao nhất. Các loại bệnh như Ebola và HIV
có chỉ số (Ro) rất thấp, vì nó đòi hỏi phải có sự tiếp cận trực tiếp với dịch của
người bệnh, điều này rất khó lây lan đến cho mọi người.
(Ro) là một phương cách tính toán hữu ích, để dự
đoán và kiểm soát sự lây lan của bệnh. Các nhà nghiên cứu đang khám phá ra các
phương pháp chữa trị mới cho các tình trạng khác nhau, nhưng các bệnh truyền
nhiễm có lẽ sẽ không biến mất sớm như loài người mong muốn.
Hình minh họa dưới đây cho thấy một số bệnh thường
mà hầu như ai cũng biết và chỉ số (Ro) ước tính của chúng.
Đón đọc bài 2 Miễn Dịch Cộng Đồng (Herd Immunity)
...
No comments:
Post a Comment