Bầu
cử tổng thống Mỹ, chiến thắng đắng cay cho Biden
Thụy
My -
RFI
Đăng ngày: 21/11/2020
- 16:23
https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20201121-bau-cu-tong-thong-my-biden-chien-thang
Thành công của ông Donald Trump là đã gắn bó được
những người da trắng thuộc giới bình dân với người giàu có, đây là liên minh
trong mơ của các đảng cánh hữu trên thế giới.
Le Point đăng ảnh ba nhà khoa học với câu hỏi « Hậu
vaccin : Khi nào và làm sao chúng ta có thể thoát nạn ».
L’Express thở phào « Cuối cùng cũng đã có được hy vọng », với
bức ảnh tượng trưng là một lọ thuốc và ống chích trên trang bìa. L’Obs tuần
này dành chủ đề cho cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Courrier
International chạy tựa « Hồi giáo cực đoan, thách thức của
dân chủ ». Ở trang trong, các tuần báo Pháp tiếp tục bàn tán về
cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và mối quan hệ với Trung Quốc, bên cạnh đó là tình
hình bi thảm ở Armenia.
Chiến thắng mang vị đắng cho
Biden
L’Obs phàn nàn về « Chiến thắng đắng nghét ở Hoa Kỳ » :
làn sóng xanh Dân Chủ được cho là sẽ tràn ngập Florida hay Texas đã không diễn
ra, chiến thắng khít khao của Joe Biden tại các swing state khiến phải mỏi mòn
chờ đợi kết quả chung cuộc. Ông Donald Trump, cứ ngỡ sẽ đại bại vì Covid, đã chống
chọi mạnh mẽ hơn dự đoán.
Trong số những hậu quả có
thể là Thượng Viện vẫn do Cộng Hòa kiểm soát. Cho dù ông Biden kêu gọi đoàn kết,
sự phân cực chính trị vẫn bền bỉ. Có hai nước Mỹ đối mặt với nhau, thù ghét
nhau hơn bao giờ hết. Trả lời câu « Bạn có bất bình khi con cái kết
hôn với một người Dân Chủ ? », những phụ huynh Cộng Hòa hồi
năm 1960 chỉ có 5% xác nhận, còn giờ đây đến 50%.
Dấu ấn chính chia rẽ nước
Mỹ là chủng tộc. Có 57% người da trắng bầu cho ông Trump, 72% người da màu bầu
cho Biden, cho dù Donald Trump được nhiều phiếu của người Mỹ la-tinh hơn dự kiến.
Hố cách biệt thứ hai là giáo dục : 2/3 người Mỹ da trắng không có bằng đại
học đã chọn ông Trump, họ chiếm 31% cử tri Mỹ. Nếu cử tri của Biden sống ở các
đô thị lớn, cử tri ông Trump ở các thành phố nhỏ và vùng quê.
Thành công của ông Donald
Trump là đã gắn bó được những người da trắng thuộc giới bình dân với người giàu
có, đây là liên minh trong mơ của các đảng cánh hữu trên thế giới. Được bầu lên
nhờ tâm lý ghét Donald Trump thay vì chương trình hành động của mình, ông Joe
Biden sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Chiến thắng được dự báo của Cộng Hòa tại Thượng
Viện có thể là « nụ hôn thần chết » của Donald Trump dành cho người kế
nhiệm.
Donald Trump, cánh chim báo
trước cơn bão chống toàn cầu hóa
Trả lời phỏng vấn của L’Express,
nhà chính trị học Bertrand Badie nhận định việc chối từ toàn cầu hóa, nguyên
nhân thành công của phe dân túy, buộc phải suy nghĩ lại toàn bộ về quan hệ giữa
các Nhà nước.
Theo ông, ngoài tính cách
cá nhân của đương kim tổng thống Mỹ, « chủ nghĩa Trump » đã bộc lộ
khuynh hướng bác bỏ toàn cầu hóa, mà mãi đến 30 năm sau người ta mới nhận ra
tác động bất ổn sâu sắc. Nếu những chỉ trích không được nhận ra, trước hết là
do sự cổ vũ của các nhà kinh tế nổi tiếng nhất như Milton Friedman. Nó đặt lại
vấn đề cân bằng bản sắc quốc gia, do luồng người nhập cư đã làm thay dổi cấu
trúc xã hội nước Mỹ, người da trắng có nguy cơ trở thành thiểu số ngay trên đất
nước mình. Phe tân tự do cho rằng tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ tăng
trưởng, nhưng trên thực tế toàn cầu hóa chỉ làm giàu cho 1% người giàu nhất
trong xã hội Mỹ.
Sau khi bức tường Berlin
sụp đổ, toàn cầu hóa dần dà vượt khỏi tầm tay của các Nhà nước. Giới công nhân
và giai cấp trung lưu cảm thấy bị bỏ rơi. Năm 2019 là dấu chỉ : trên cả
năm lục địa đều dấy lên những phong trào phản kháng, từ Áo Vàng ở Pháp đến các
cuộc nổi dậy ở Sudan, Chilê, Liban, Algérie, Irak…Tất cả đều có một điểm chung
là yêu sách về điều kiện sống, như việc tăng giá vé métro ở Santiago, giá bánh
mì ở Sudan, đánh thuế WhatsApp ở Liban…
Chính sách Trung Quốc của
Joe Biden : Trump + Obama
Về phần ứng cử viên Dân
Chủ được truyền thông cho là tân tổng thống, The Economist nói
về chính sách Trung Quốc của ông Joe Biden. Theo tuần báo Anh, đó sẽ là sự kết
hợp giữa ông Trump và Obama.
Hồi đầu chiến dịch tranh
cử, Biden bác bỏ quan điểm Trung Quốc là rất đáng lo ngại. Tháng 5/2019, ông chế
giễu : « Trung Quốc sẽ xơi mất bữa trưa của chúng ta
chăng ? (…) Họ không phải là người xấu, sẽ không cạnh tranh với chúng
ta ». Sau khi thấy Donald Trump thu hút được nhiều người ủng hộ nhờ nhấn
mạnh đến mối đe dọa Trung Quốc, Joe Biden mới thôi phát biểu như thế.
Các đối thủ đả kích, cho
rằng Biden ngây thơ trước Bắc Kinh. Ngay cả một số cố vấn của ông cũng lo lắng,
vì Biden vẫn khoe đã trải qua nhiều giờ với Tập Cận Bình khi còn là phó tổng thống
thời Obama. Trong khi vận động tranh cử, Biden thay đổi, gọi Tập Cận Bình là
« côn đồ », chỉ trích ông Trump vì đã khoan dung với ông Tập trong thời
gian đầu dịch mới xuất hiện, và kết thúc chiến dịch với lời hứa hẹn sẽ cứng rắn
với Trung Quốc. Tuy nhiên ông chỉ gọi Bắc Kinh là « người cạnh
tranh lớn nhất », chứ không coi là « mối đe dọa lớn
nhất ».
The Economist cho rằng chính sách của Biden sẽ là một sự phối hợp: nghi kỵ Bắc
Kinh như ông Trump, và thận trọng trong các vấn đề chiến lược, như Obama. Biden
sẽ bị ràng buộc bởi một Quốc Hội đã trở nên thù địch hơn với Trung Quốc trong
những năm gần đây. Với một Thượng Viện do Cộng Hòa nắm, ông khó thể bổ nhiệm những
nhân vật quá thân thiết với Bắc Kinh. Dư luận của tác động đến chính sách – suy
nghĩ tiêu cực về Trung Quốc của dân Mỹ đã đạt đến mức độ lịch sử.
Biden sẽ thừa hưởng cuộc
chiến tranh thương mại. Tuy không thích dùng vũ khí thuế quan như Donald Trump,
nhưng cũng khó có việc Joe Biden nhanh chóng dỡ bỏ các sắc thuế đánh lên hàng
Trung Quốc, để gây áp lực trước mắt trong đàm phán thương mại và các vấn đề
khác. Ông cũng khó thể quay lại với TPP. Biden tiếp tục bán vũ khí cho Đài
Loan, nhưng tránh gởi các quan chức cao cấp đến đảo quốc – các cố vấn của ông
cho là một sự khiêu khích không cần thiết. Một số biện pháp cứng rắn được duy
trì như bóp nghẹt Hoa Vi (Huawei), hạn chế các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc,
tách rời lãnh vực công nghệ cao.
Tập Cận Bình sẽ tìm cách
« nắn gân » Biden ?
Về quân sự, chính quyền
Biden tiếp tục củng cố Bộ Tứ (Quad), tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển
Đông và eo biển Đài Loan, trấn an các nước láng giềng của Trung Quốc là Mỹ sẽ
hoạt động tích cực tại châu Á – một số nhà ngoại giao trong khu vực than phiền
là ông Obama chỉ xoay trục nửa vời.
Các biện pháp trừng phạt
được tổng thống Trump áp đặt vì vi phạm nhân quyền, trong đó có vấn đề Hồng
Kông, Tân Cương được cho là sẽ giữ nguyên, tuy không còn những phát biểu nảy lửa
như ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Tư Pháp William Barr – đã gọi đảng Cộng
Sản Trung Quốc là mối đe dọa cho thế giới tự do. Song song đó Biden có thể dỡ bỏ
việc hạn chế cấp visa cho sinh viên Trung Quốc, không gọi « virus Vũ
Hán », quay trở lại với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hợp tác với Bắc Kinh
trong vấn đê môi trường…
Các cố vấn khuyên Joe
Biden đợi lâu hơn thường lệ trước khi nói chuyện điện thoại với Tập Cận Bình,
không nghe lời ngon lẽ ngọt của ông Tập về một khuôn khổ mới trong quan hệ. Chắc
chắn Tập Cận Bình sẽ tìm cách « nắn gân » Joe Biden : đang chuẩn
bị cho đại hội đảng năm 2022, Tập không muốn tỏ ra yếu kém. Sự đáp trả của
Biden trước những khiêu khích của Bắc Kinh còn tùy vào lời khuyên của các cố vấn.
Một số « cựu chiến binh » thời Obama muốn tránh đối đầu, số khác muốn
bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công.
Tuần báo Anh nhận định,
quan điểm về Trung Quốc của các nhân vật từng làm việc với Obama giờ đầy đã
xích lại gần hơn với các quan chức của Donald Trump. Về nhân sự cho ê-kíp mới,
bà Susan Rice khó thể trở thành ngoại trưởng vì phe Cộng Hòa cho rằng bà chịu một
phần trách nhiệm trong sự thất bại của Obama trước Trung Quốc. Có thể chức vụ
này sẽ được giao cho ông Antony Blinken hay Christopher Coons, còn bà Michèle
Flournoy được cho là sẽ nắm Lầu Năm Góc.
Trung Quốc, người khổng lồ
chân đất sét
Nhưng đối với nhà chính
trị học Mỹ Michael Beckley, Trung Quốc chỉ là « người khổng lồ chân đất
sét ». Trả lời phỏng vấn của Le Point, ông nhận định Bắc Kinh
không thể sánh được với Washington, lại càng không thể vượt qua được Hoa Kỳ.
Theo chuyên gia Beckley,
Trung Quốc nghèo hơn, kém phát triển hơn so với những gì mô tả trên truyền
thông, chỉ cần đi ra khỏi đô thị là thấy rất nhiều người nghèo khổ. Ông cũng đã
đi thăm các đô thị mới – những thành phố ma không người ở và công trình nào
cũng dở dang. Về dân số, từ nay cho đến giữa thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ mất đi
200 triệu người trong độ tuổi lao động, nhưng có thêm 300 triệu người trên 65
tuổi. Dựa trên dữ liệu của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới, có thể nhận thấy
Hoa Kỳ có số hàng không mẫu hạm, tàu ngầm nguyên tử gấp từ 5 đến 10 lần Trung
Quốc. Hơn nữa, hầu hết quân đội Trung Quốc phải tập trung duy trì ổn định nội địa
và giám sát biên giới.
Về quân sự, nếu gây chiến
với Đài Loan chẳng hạn, Trung Quốc có nhiều lợi thế vì dùng sân nhà làm căn cứ,
nhưng nếu phải tấn công xa hơn thì không đủ năng lực. Người ta thường nói rằng
quân đội Trung Quốc tay to nhưng chân thì teo tóp : sở hữu nhiều hỏa tiễn
cực mạnh và đa dạng, nhưng lại không có các phương tiện tương ứng như oanh tạc
cơ, hàng không mẫu hạm, phi cơ tiếp liệu, căn cứ quân sự như Mỹ hiện có ở khắp
nơi trên thế giới.
No comments:
Post a Comment