Bầu
cử tổng thống Mỹ 2020 : Những yếu tố quyết định
Thanh Hà - RFI
Đăng ngày: 03/11/2020 - 10:17
Hơn 230 triệu cử tri Mỹ được kêu gọi bầu lại
tổng thống cho một nhiệm kỳ 4 năm. Trước thời hạn 03/11/2020, 95 triệu trong số
này thi hành bổn phận công dân. Tỷ lệ cử tri tham gia lần này được dự trù cao kỷ
lục. Đâu là những yếu tố quyết định phân chia thắng bại giữa hai ứng cử viên của
Joe Biden và Donald Trump ?
Bốn năm trước, cuộc đọ sức giữa ứng viên Donald
Trump của bên đảng Cộng Hòa và nữ ứng viên tổng thống Mỹ đầu tiên đại diện cho
đảng Dân Chủ, Hillary Clinton, chỉ có sức thu hút 138 triệu cử tri. Lần này cử
tri ồ ạt bỏ phiếu sớm, góp tiếng nói để định đoạt lấy tương lai Hoa Kỳ trong bốn
năm sắp tới. Nhiều yếu tố giải thích cho hiện tượng cử tri Mỹ đã mau mắn thi
hành nhiệm vụ công dân.
Yếu tố virus corona
Trước hết, đại dịch Covid-19 khiến mọi người
lo xa, tránh hiện tượng các phòng phiếu bị quá tải trong ngày Thứ Ba đầu tiên của
tháng 11 đúng theo truyền thống chính trị Hoa Kỳ. Cũng vì virus corona tới nay
vẫn cướp đi sinh mạng, tính trung bình, của 1000 người mỗi ngày, cử tri có
khuynh hướng chọn bỏ phiếu qua bưu điện, hạn chế sự tiếp xúc với những người
khác tại các phòng phiếu.
Do tác động khủng hoảng y tế, báo New York
Times thẩm định 76 % cử tri Mỹ có thể chọn giải pháp này. 45 trong số 51 bang tại
Mỹ xem đây là một hình thức bỏ phiếu phổ thông.
Bưu điện Mỹ, nạn nhân của sự chiếu cố quá tận tình
Năm
2016, trên tổng số 138 triệu cử tri đi bầu, đã có 33 triệu (24 %) bỏ phiếu qua
bưu điện. Báo New York Times chờ đợi lần này có
« ít nhất 80 triệu » cử tri chọn bầu qua thư, lượng phiếu bầu gửi qua
bưu điện năm nay tăng gần gấp 3 lần so với bốn năm trước. Thế nhưng ngân sách của
cơ quan này để bảo đảm cho dịch vụ nói trên lại không tăng theo. Bưu điện Mỹ
báo trước nguy cơ thư đến chậm, tức là không thể kiểm phiếu như dự kiến vào cuối
ngày 03/11/2020 khi các phòng phiếu bắt đầu đóng cửa.
***
Trả lời RFI, giáo sư Christine
Zumello chuyên về tình hình chính trị Mỹ giảng dậy tại đại học Paris
Sorbonne Nouvelle trình bày về những thách thức đặt ra đối với bưu điện Mỹ khi
phải xử lý hàng chục triệu phiếu bầu qua thư. Kèm theo đó là những hoài nghi của
cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa.
Christine Zumello : Bưu
điện Mỹ là một cơ quan trực thuộc chính phủ và như tất cả mọi cơ quan công cộng
khác, ngành bưu điện Mỹ có vấn đề về ngân sách. Tổng thống Donald Trump lại
không sốt sắng giải ngân thêm cho cơ quan này để đối mặt với làn sóng cử tri chọn
đi bầu qua đường bưu điện. Có nhiều khả năng những lá phiếu bầu này sẽ bị kẹt
đâu đó trong các thùng thư ! Đây là điều mà cả bên đảng Dân Chủ lẫn Cộng
Hòa cùng lo ngại nhưng mỗi bên vì những lý do khác nhau. Phe Cộng Hòa cho rằng
bỏ phiếu qua bưu điện sẽ dẫn đến gian lận và sẽ không kiểm soát xuể các lá phiếu
của cư tri đi qua ngả này. Điều đó có nghĩa là sẽ có những tiếng nói không được
công nhận trong cuộc bầu cử lần này và phe Cộng Hòa nghĩ rằng kết quả chung cuộc
sẽ bất lợi cho ông Trump. Ngược lại bên Dân Chủ thì nghĩ là sở bưu điện đã
không có đủ phương tiện để vận chuyển những lá phiếu của người dân đến đúng thời
hạn kiểm phiếu. Mà thông thường thì cử tri của bên Dân Chủ hăng hái bỏ hiểu qua
bưu điện hơn so với cử tri của bên đảng Cộng Hòa.
Hoa Kỳ đang đứng trước một cuộc bỏ phiếu qua
đường bưu điện quy mô chưa từng thấy, và đây là bài toán trắc nghiệm chưa bao
giờ xảy ra. Do vậy có rất nhiều lời đồn đoán, những kịch bản tưởng tượng cho rằng
bầu qua bưu điện đồng nghĩa với việc gian lận. Kế tới, hiện tượng bỏ phiếu qua
bưu điện đang gây ra nhiều hoang mang và lo sợ. Trên Twitter Donald Trump viết :
« Tất nhiên là những lá phiếu này chống lại tôi, đó là một sự gian lận ».
Cũng phải nói là từ trước tới nay tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu chọn tổng thống
ở Mỹ luôn rất thấp, do vậy cả Donald Trump lẫn bên đảng Dân Chủ của Joe Biden
cùng hoang mang không biết số cử tri này sẽ bỏ phiếu cho ai ».
.
Y tế và bất công xã hội có lợi cho phe nào ?
Vào lúc hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ tập trung
vào lá phiếu gửi qua đường bưu điện, những bất bình đẳng trong xã hội Mỹ là một
yếu tố mang tính quyết định không kém.
Trả lời RFI tiếng Việt giáo sư Thérèse
Rebière, Trường Kỹ Nghệ Quốc Gia Pháp, CNAM, nêu bật yếu tố bất công
trong xã hội Mỹ và kết quả bầu cử tổng thống lần này :
Thérèse Rebière : « Những
bất bình đẳng trong xã hội Mỹ cũng là những bất bình đẳng về chủng tộc. Nếu
nhìn vào mức lương thì thu nhập của cộng đồng da đen ở Hoa Kỳ thấp hơn rất nhiều
so với người Mỹ da trắng. Ngoài ra cách biệt này có khuynh hướng tăng lên thêm,
nhưng phải lưu ý rằng hiện tượng này không bắt nguồn từ dưới chính quyền Trump
mà đã xuất phát từ 2010 tức là khi nước Mỹ bắt đầu thoát khỏi khủng hoảng tín dụng
địa ốc subprime 2007/2008. Trong giai đoạn kinh tế Mỹ phục hồi từ 2010 các bất
bình đẳng trong xã hội cũng tăng theo ».
.
Vậy thì hai ứng viên của đảng Cộng Hòa và Dân
Chủ, bên nào sẽ tranh thủ được lá phiếu của những thành phần bất mãn về chênh lệnh
giàu nghèo và những bất bình đẳng trong xã hội đó ? Giáo sư Rebière cho rằng câu trả lời phức tạp hơn bức tranh mà truyền
thông thường muốn đưa ra :
Thérèse Rebière : « Những
bất bình đẳng đó có thể là những yếu tố quyết định khi cử tri đến phòng phiếu,
nhưng lá phiếu của họ hoàn toàn có thể được dành cho bất kỳ bên nào. Tình hình
tháng 11/2020 giờ đây không còn như hồi cuối năm ngoái. Một năm trước đây các
chỉ số kinh tế hoàn toàn có lợi cho tổng thống mãn nhiệm Donald Trump. Chưa bao
giờ số người nghèo trên toàn quốc lại rơi xuống mức thấp như hồi cuối 2019, dao
động ở mức 10,5 %. Ngay cả cộng đồng thiểu số da màu cũng đã thịnh vượng hơn, kể
cả cộng đồng người Mỹ da đen và thiểu số nói tiếng Tây Ban Nha. Công bằng mà
nói khuynh hướng này đã bắt đầu xuất hiện từ dưới thời tổng thống Obama, nhưng
đây là một lập luận tranh cử để kiếm phiếu của ông Donald Trump ».
.
Thế nhưng bức tranh tươi sáng đó đã bị một
con siêu vi phá hỏng : tỷ lệ thất nghiệp cuối năm ngoái đang ở mức thấp nhất
kể từ 50 năm qua đã tăng vọt lên 14,7 % vào tháng 4/2020. Hàng chục triệu người
bị mất việc trong một sớm một chiều.
Thérèse Rebière : « Vâng,
đúng như vậy virus corona đã hoàn toàn làm thay đổi cục diện của nước Mỹ.
Trung tâm kiểm dịch từ tháng 7 đã báo động rằng nguy cơ một người Mỹ gốc Phi bị
nhiễm và phải nhập viện cao hơn so với trong cộng đồng da trắng. Bất bình
đẳng ở đây không chỉ về mặt kinh tế, xã hội mà kể cả về mặt y tế nữa. Dân mà
càng nghèo thì tác động của Covid-19 đối với sức khỏe của họ càng tai hại, các
triệu trứng nghiêm trọng càng thấy rõ ».
.
Vào lúc công luận Mỹ phẫn nộ vì kinh tế ảm đạm,
vì đại dịch Covid-19, liệu cử tri có dễ dàng dồn phiếu cho ứng cử viên của đảng
đối lập, bất luận người đó là ai hay không ?
Thérèse Rebière : « Một
phần của thế giới đang mong mỏi điều đó. Sẽ là điều ngạc nhiên nếu như những
tâm trạng chán ngán Trump không dồn phiếu cho đối thủ của ông ta bất kể người ấy
là ai. Nhưng đừng quên rằng có một thành phần cử tri nòng cốt hết sức trung
thành với Trump. Trong số này bao gồm cả những người nghèo, người giàu, người
da trắng cũng như da màu. Số này tin chắc như đinh đóng cột rằng ông Trump mới
là người của tình huống. Chỉ có ông ấy mới vực dậy được kinh tế Hoa Kỳ và ông ấy
là tác giả của những thành quả kinh tế tốt đẹp mà nước Mỹ đã có được cho đến cuối
năm 2019, trước khi dịch Covid-19 cuốn trôi đi tất cả. Họ cũng tin rằng, trong
tình cảnh khó khăn hiện nay, cũng chỉ có Trump mới đủ sức đảo ngược thế cờ. Đây
chính là lý do giải thích hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ có hai cái nhìn trái ngược
hẳn về virus corona.
Bên Dân Chủ cho rằng phải cứu lấy mạng người
trước đã và y tế có ổn định thì kinh tế mới được phục hồi. Trái lại phe của ông
Trump thì cho rằng, kinh tế sẽ được khởi động trở lại, Mỹ sẽ thịnh vượng lại
như hồi cuối 2019, tỷ lệ thất nghiệp sẽ lại rơi xuống mức thấp nhất từ trước tới
nay. Vì vậy mà phe này dứt khoát bác bỏ mọi khả năng tái phong tỏa, giữ mức hoạt
động kinh tế bằng mọi giá bất chấp virus corona chủng mới đang hoành
hành ».
.
Sự hăng hái và đam mê của cử tri thách thức truyền thông Mỹ
Đặc điểm thứ ba của mùa bầu cử tổng thống Hoa
Kỳ lần này là sự hăng hái khác thường của cổ động viên ủng hộ hai đảng Dân Chủ
và Cộng Hòa. Điều này chính là thách thức lớn đối với truyền thông Hoa Kỳ. Nhà báo Võ Thành Nhân, giám đốc điều hành chi nhánh của hệ
thống truyền hình SBTN tại thủ đô Washington cho biết về kinh nghiệm và những
điều mà các phóng viên tại chỗ ghi nhận trong những lần tác nghiệp :
Phỏng vấn nhà báo Võ Thành Nhân- SBTN
Washington DC
https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%.
. .yeu-to-quyet-dinh
Nhà báo Võ Thành Nhân :
« Số người trẻ đi bầu sẽ là một kỷ lục. Covid-19 khiến mọi người thấy
trách nhiệm của mình với cuộc bầu cử này quan trọng hơn (...) Trong những lần
làm phóng sự, chúng tôi vận động trong cộng đồng Việt Nam tránh để xảy ra những
xung đột hay va chạm vì mỗi bên bênh vực nhiều quá cho ứng cử viên của mình.
(...) Sau bầu cử, chắc chắn chúng ta phải chấp nhận kết quả, cho dù là ai đắc cử
đi chăng nữa. Ai là tổng thống cũng được nhưng đừng để người Việt trong cộng đồng
không nhìn mặt nhau nữa ».
No comments:
Post a Comment