Thursday, 5 November 2020

BẢN TIN NGÀY 05/11/2020 (BTV Tiếng Dân)

 


BẢN TIN NGÀY 05/11/2020

BTV Tiếng Dân 

05/11/2020

https://baotiengdan.com/2020/11/05/ban-tin-ngay-5-11-2020/

 

Tin Biển Đông

 

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc ra dự thảo luật cho phép hải cảnh dùng vũ khí chống tàu nước ngoài. Hôm 4/11, Đại hội ĐBND toàn quốc TQ công bố dự thảo, cho rằng hải cảnh TQ “có quyền dùng vũ lực xua đuổi các tàu nước ngoài xâm nhập cái gọi là lãnh hải Trung Quốc hoặc thẩm vấn các thuyền viên”.

 

Thông tin này được công bố trong bối cảnh tàu hải cảnh TQ “gia tăng hiện diện ở Biển Đông, có những hành động phi pháp, quấy rối tàu của một số nước trong khu vực, trong đó có tàu của ngư dân Việt Nam”. Trước khi có dự thảo này, nhiều ngư dân VN là nạn nhân của các tàu hải cảnh TQ, đã bị họ rượt đuổi, đâm chìm, ngư dân bị bắt bớ, đánh đập, tra tấn… Những thông tin này có thể tìm thấy trên mặt báo VN trong nhiều năm qua.

 

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển, VOV đưa tin. Trả lời câu hỏi về vụ TQ công bố dự thảo, cho phép cảnh sát biển nước này sử dụng vũ khí trong vùng biển do TQ kiểm soát nói trên, ông Dương Hoài Nam cho biết: 

 

“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ việc các giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)”. Toàn những lời lẽ lặp đi lặp lại như cái loa rè, ông Nam nghĩ rằng, có thể mang ra bảo vệ được ngư dân VN khi gặp phải tàu TQ?

Ngư dân thoát nạn khi bị “tàu lạ” đâm chìm tàu, lại gặp “bánh vẽ”: Tàu ngư dân bị đâm chìm, tỉnh Quảng Ngãi hứa cho tiền đóng lại nhưng 6 tháng qua không giải ngân, theo trang Đầu tư Tài chính VN. Đó là tàu cá số hiệu QNg 90617 TS, do ông Trần Hồng Thọ ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi làm chủ, hành nghề tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đã bị tàu TQ đâm chìm sáng ngày 2/4.

 

Dù bị tàu TQ đâm chìm, nhưng bài báo không dám gọi tên, mà chỉ ghi là “bị tàu cá nước ngoài đâm chìm”. Tỉnh Quảng Ngãi đã hứa chi một nửa giá trị con tàu để đóng lại tàu mới cho ông Thọ, còn Quỹ nhân đạo nghề cá Quảng Ngãi hứa chi nửa còn lại.

Nhưng đến nay đã 7 tháng trôi qua, chưa ai chi đồng nào cho tàu của ông Thọ “vì không biết ai là người chi trước”, đó là thông tin do ĐBQH Nguyễn Việt Thắng kể lại trong hội trường QH sáng nay. Nghị Thắng đưa ra đề xuất rất khó thành sự thật dưới chế độ này: “Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chính phủ cần có một lực lượng chấp pháp mạnh trên Biển Đông, đủ mạnh, đủ phòng ngừa, răn đe để bảo vệ vùng biển Việt Nam, bảo vệ nguồn lợi Việt Nam và bảo vệ ngư dân Việt Nam”.

 

Mời đọc thêm: Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch lập ADIZ ở Biển Đông? (TN). – Giữa căng thẳng ở biển Hoa Đông, Trung Quốc cho phép sử dụng vũ khí tại vùng biển tranh chấp (TG&VN). – Nhật Bản lo ngại dự luật mới của Trung Quốc đe dọa an ninh biển Hoa Đông (VOV). – Hải cảnh TQ liên tục xuất hiện gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản (Infonet). – ‘Đừng tùy tiện so sánh vấn đề thủy điện với Biển Đông’ (Zing). 

 

.

Chưa hết tranh cãi về thủy điện

 

Báo Người Đưa Tin có bài tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia: “Vì sao ngày nay chúng ta phản đối thủy điện nhỏ?”  PGS.TS Trần Tân Văn, Viện trưởng viện Khoáng sản và Địa chất phân tích, thủy điện chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực kia, khiến người dân thay vì được hưởng nước tự nhiên, thì nước bị mất đi, dẫn đến tác động địa chất. 

 

Ông Tân dẫn chứng trường hợp bên Ý hồi năm 1963, một thủy điện của nước này “ngay khi được kích hoạt đã có một khối đất lớn trượt xuống hồ, đẩy nước tràn mặt, trượt ra khỏi lòng hồ, quét đi cả một thị trấn, làm chết gần 2.000 người”, rồi kết luận: “Chúng ta cần phải tính toán kỹ lưỡng về tác động của thủy điện trong việc điều tiết lũ, tránh việc trượt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng”.

 

Hết chuyên gia này đến chuyên gia khác cảnh báo về thủy điện, nhưng vẫn có quan chức xem thủy điện cao hơn mạng dân. Trang Pháp Luật và Xã Hội dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lũ lụt, sạt lở đất không phải vì thủy điện nhỏ. Vẫn là kiểu thanh minh bằng cách đổ tội cho trời: “Hiện trạng của tất cả các điểm vừa rồi xảy ra, nó là tổ hợp các dạng thiên tai. Trong 4 cơn bão thì cơn bão số 9 là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua. Cùng với đó là, trạng thái vùng áp suất duy trì rất lâu ở miền Trung và nó tạo ra lượng mưa đã vượt qua các chỉ số đo lịch sử”

 

Trong lúc Bộ trưởng Bộ TN&MT tiếp tục bảo vệ thủy điện bằng mọi giá, báo Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin: Thủy điện Plei Kần tự ý tích nước, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng. Từ ngày 28/10, Đoàn liên ngành tỉnh Kon Tum đã kiểm tra thực tế và xác định Thủy điện Plei Kần “đang tích nước trái phép, mực nước hồ chứa đang ở cao trình 609,4 m… Đường đi vào khu sản xuất của các hộ dân ở khu vực lòng hồ đã bị nước làm ngập”, vào là thời điểm mưa lũ sau bão số 9, vẫn đang tác động đến miền Trung.

 

Sở Công thương tỉnh Kon Tum đề nghị Công ty Tấn Phát dừng ngay việc tích nước trái phép tại công trình Thủy điện Plei Kần và “chịu trách nhiệm về an toàn tính mạng và tài sản của người dân do việc tích nước trái phép”. Đến nay vẫn không có gì biến chuyển, Sở CT tỉnh Kon Tum đã báo cáo vụ việc theo chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND tỉnh Kon Tum ‘ra tay’ vụ thuỷ điện tích nước trái phép, theo báo Tiền Phong.

 

UBND tỉnh Kon Tum lặp lại những yêu cầu của Sở CT tỉnh này, yêu cầu Công ty Tấn Phát “dừng ngay việc tích nước trái phép tại công trình Thuỷ điện Plei Kần, chỉ được tích nước khi được cấp có thẩm quyền cho phép”. UBND tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu công ty này thực hiện các cam kết với UBND huyện Ngọc Hồi và Đắk Tô “sớm hoàn thành việc khắc phục đường, cầu đi vào khu sản xuất”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/Img2-3.jpg

Thủy điện Plei Kần tự ý tích nước, bất chấp chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước. Ảnh: BVPL

 

Mời đọc thêm: Cần điều tra, đánh giá lại về sạt lở đất sau loạt sự cố ở miền Trung (Tin Tức). – Thủy điện, hồ chứa có làm gia tăng lũ lụt? (TP). – Điều trông thấy từ sạt lở đất, núi ở Việt Nam? (KT). – 3 giải pháp phòng chống sạt lở đất ở Nhật Bản (KTĐT). – TT-Huế yêu cầu ngưng mọi hoạt động xây dựng tại thủy điện Rào Trăng 3 (VNN). – UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo xử lý vụ thủy điện tự ý tích nước (NNVN).

 

.

BV Mắt thành Hồ bị khám xét

 

Sáng nay, công an khám xét nơi làm việc của Giám đốc Bệnh viện Mắt TPHCM, VOV đưa tin. Lực lượng nghiệp vụ của Bộ Công an, Viện Kiểm sát và một số đơn vị chức năng cùng khám xét Bệnh viện Mắt TP HCM “theo thủ tục tố tụng hình sự để phục vụ điều tra những dấu hiệu sai phạm về đấu thầu, nâng giá thiết bị thủy tinh thể nhân tạo tại bệnh viện này”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/Img1-3-1024x659.jpg

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khám xét nơi làm việc của Giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM. Ảnh: VOV

 

Hôm qua, cơ quan CSĐT đã khám xét phòng Giám đốc bệnh viện và một số phòng ban chức năng với sự có mặt của đại diện Viện KSND tối cao, đồng thời làm việc với những cá nhân có liên quan và thu giữ nhiều thùng tài liệu, hồ sơ. Công an cũng đã làm việc với GĐ BV Mắt TP HCM Nguyễn Minh Khải, thu thập một thùng tài liệu, rồi đưa cả người và tài liệu về trụ sở công an.

 

Báo Tuổi Trẻ có clip: Bộ Công an khám xét Bệnh viện Mắt TP HCM.

https://www.youtube.com/watch?v=Bm05P4oBQ1o&feature=emb_logo

 

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Sở Y tế TP.HCM nói về vụ việc xảy ra tại Bệnh viện mắt TP. BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết, ban giám đốc Sở này vẫn chưa có thông tin liên quan vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP HCM: “Tuy nhiên nếu như lãnh đạo Bệnh viện Mắt TP.HCM bị cơ quan điều tra tạm giữ thì Sở Y tế TP.HCM sẽ phân công người tạm thời thay thế để điều hành công việc”.

 

Mời đọc thêm: Bộ Công an khám xét Bệnh viện Mắt TP. HCM (GDTĐ). – Bộ Công an khám xét nơi làm việc của Giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM (GT). – Vì sao công an khám xét phòng làm việc của lãnh đạo Bệnh viện Mắt TP.HCM? (VTC). – Tướng Tô Ân Xô nói về việc khám xét ở BV Mắt TP.HCM (PLTP). 

 

.

Cập nhật tin bầu cử Mỹ

 

Theo số liệu từ Fox News cập nhật, ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân Chủ đã cận kề chiến thắng với 264 phiếu đại cử tri, trong khi Tổng thống đương nhiệm Donald Trump chỉ có 214 phiếu. Ông Biden có được số phiếu trên nhờ chiến thắng ở bang Wisconsin và Michigan, bây giờ chỉ cần ông thắng thêm một trong 4 bang “chiến trường” Nevada, Georgia, Pennsylvania, North Carolia, là chắc chắn ông có đủ số phiếu để trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46. 

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/1-9.png

Ảnh chụp màn hình Fox News, kết quả tạm thời của hai ứng viên.

 

Ở bang Gerogia, chúng tôi ghi nhận, số phiếu cách biệt giữa hai ứng cử viên hiện tại đang được thu hẹp. Ông Biden hiện có được 2.414.651 phiếu, ông Trump được 2.432.799 phiếu. Ông Trump tạm thời dẫn trước 18.148 phiếu. Khả năng ông Biden giành thêm được bang này là rất lớn. Nếu thắng ở Georgia, ông Biden sẽ có thêm 16 phiếu cử tri đoàn.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/0-6.jpg

Số phiếu cách biệt giữa hai ứng viên đang thu hẹp, chỉ còn 18.148 phiếu. Ảnh chụp màn hình từ Fox News

 

Sau vụ ông Trump yêu cầu dừng kiểm phiếu ở các bang bất lợi, người Mỹ xuống đường ủng hộ kiểm đến lá phiếu cuối cùng, báo Tuổi Trẻ đưa tin. “Nhiều người Mỹ nói rằng họ sẽ xuống đường để tuần hành phản đối lời kêu gọi ngừng kiểm phiếu của ông Trump. Nhiều người thừa nhận họ đang lo lắng quá mức đến nỗi phải nhờ đến caffeine hoặc cứ luôn bị phân tâm khi làm việc”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/11/Img3-3.jpg

Nhiều người dân tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania hôm 4/11, cầm bảng hiệu tham gia cuộc biểu tình đòi kiểm phiếu công bằng và kiểm mọi lá phiếu. Ảnh: Reuters/ TT

 

Báo Guardian có clip ghi lại khẩu hiệu của người biểu tình yêu cầu “tính từng lá phiếu”: Người biểu tình tụ tập trong tình hình bầu cử Mỹ đã tới hồi kết.

 

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, khi trả lời câu hỏi về tác động của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đối với quan hệ Việt – Mỹ, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao nói: “Tổng thống nào cũng sẽ ủng hộ quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ”, VOV đưa tin. Ông Dương Hoài Nam cho rằng, chỉ có người Mỹ mới có quyền quyết định Tổng thống trong 4 năm tới và nói thêm:

 

“Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có những bước tiến dài với sự phát triển toàn diện, thực chất, và ngày càng đi vào chiều sâu, tạo nền tảng vững chắc để hai nước thúc đẩy, mở rộng quan hệ, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển khu vực cũng như trên thế giới. Chúng tôi tin tưởng Tổng thống Hoa Kỳ nào cũng sẽ ủng hộ tiến trình này”.

 

VOA có clip về bầu cử Mỹ 2020: Hai nữ dân biểu gốc Việt tái đắc cử.

https://www.youtube.com/watch?v=0KOvp4Y4rz4&feature=emb_logo

 

Mời đọc thêm:  Bầu cử Mỹ: Kiểm chứng những cáo buộc về cuộc bỏ phiếu ở Pennsylvania (BBC). – Bầu cử Mỹ: OSCE bác bỏ lập luận của TT Trump về các vụ “gian lận” — Bầu cử Mỹ 2020 : Bốn bang vẫn nắm giữ vận mệnh tổng thống Hoa Kỳ thứ 46 (RFI). – Bầu cử Mỹ: Tình thế Georgia xoay chuyển, ông Biden có thể thắng thêm 16 phiếu? (TN). – Bầu cử Mỹ: Biden tiến gần hơn đến Nhà Trắng (RFI).

– Hai kịch bản có thể xảy ra nếu ông Donald Trump không chịu nhận thua (DNVN). – 5 lĩnh vực quan trọng ở Mỹ chịu tác động ra sao từ kết quả bầu cử? (ĐTCK). – Người biểu tình có vũ khí vây điểm bỏ phiếu ở Mỹ (Zing). – Bầu cử tổng thống Mỹ gây bất ổn kinh tế Canada (BNews). – Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ nhận định về quan hệ Mỹ – Trung nếu ông Biden thắng cử (TQ). 

 

                                                     ***

 

Thêm một số tin: Facebook, Google đang bào mòn doanh thu, nguồn lực báo chí Việt Nam (Zing). – Văn phòng Chính phủ yêu cầu báo cáo vụ nổ pháo hoa ở Phú Thọ trước 15/11 (RFA). – Thông tin chính thức về vụ hơn 100 học sinh trường Tiểu học Nguyễn Trãi bất ngờ nghỉ học (KTĐT).

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats