Cao Nguyên
2020-05-09
2020-05-09
Chiều
8/5/2020, sau 3 ngày diễn ra phiên toà Giám đốc thẩm, Hội đồng thẩm phán Toà án
Nhân dân (TAND) Tối cao đã đưa ra phán quyết là giữ nguyên bản án phúc phẩm, tử
hình đối với Hồ Duy Hải.
Theo
đó, Tất cả 17 thành viên Hội đồng thẩm phán đều thống nhất các quan điểm cho rằng
Hồ Duy Hải không bị ép cung, lời khai phù hợp với chứng cứ, khớp với lời
khai của các nhân chứng, với biên bản khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử
thi… nên xác định Hải phạm tội "giết người, cướp tài sản" là đúng.
Bản án bất công
Trước
hết, nhận định về kết quả toà giám đốc thẩm, Luật sư Ngô Anh Tuấn, thuộc đoàn luật sư Hà Nội nói với RFA rằng
ông thấy khá bất ngờ vì tất cả 17/17 thành viên Hội đồng thẩm phán đều biểu quyết
như nhau:
“Điều
đó khá bất ngờ vì nếu người ta bỏ phiếu kín thì tôi nghĩ là kết quả sẽ không
như thế. Nhưng ở đây tất cả thành viên hội đồng giơ tay công khai 4 vấn đề biểu
quyết. Những người đó đều là những người thẩm phán dưới quyền quản lý của ông
chủ toạ. Tôi nghĩ rằng nếu là ý của ông chủ toạ thì những người khác cũng không
dám có ý kiến khác.
Xét
về mặt pháp lý thì tôi thấy cái kết quả này là sai lầm nghiêm trọng về cả mặt tố
tụng và nội dung. Còn về nhận định của một con người bình thường thì đây là một
bản án bất công, không chỉ riêng đối với bị cáo Hải mà còn đối với niềm hi vọng
của nhiều người khác đang hi vọng về một cấp xét xử đặc biệt nó khách quan và
công minh.”
Luật sư Nguyễn Duy
Bình
cũng cho rằng điều đương nhiên là vụ án này nên được điều tra, xét xử lại:
“Riêng
tôi cũng như nhiều luật sư khác ở Việt Nam cảm thấy hơi sốc với kết quả này. Cứ
nghĩ rằng vụ án có vi phạm tố tụng rõ ràng, thì với một cách thận trọng nhất,
nên xem xét điều tra lại cho nó rõ các chứng cứ, lúc đó mới có cơ sở để kết luận.”
Cơ hội sống mong manh…
Với
kết quả y án tử hình, theo ý kiến các luật sư, cơ hội sống của Hồ Duy Hải trở
nên mong manh hơn rất nhiều. Luật sư Ngô
Anh Tuấn nói:
“Xét
về mặt tố tụng thì đó (giám đốc thẩm-PV) là cấp xét xử cuối cùng rồi, là thủ
tục tố tụng đặc biệt. Cơ hội đang dần càng mong manh hơn đối với Hồ Duy Hải.”
Luật sư Võ An Đôn cho rằng theo luật
thì coi như Hồ Duy Hải không còn “cửa thoát”:
“Theo
luật thì hết rồi, không còn cửa thoát nào. Bởi vì Hội đồng Thẩm phán TAND tối
cao là cơ quan cao nhất để xem xét bản án.”
Luật sư Nguyễn Duy
Bình
phân tích, đến thời điểm hiện tại, vụ án của Hồ Duy Hải không thể đi theo con
đường tố tụng mà cũng không còn kháng nghị được nữa:
“Hôm
nay, Hội đồng Thẩm phán của TAND Tối cao, là cơ quan tòa án cao nhất của Việt
Nam, đã ban hành quyết định giám đốc thẩm, thì bây giờ giờ không còn cấp tòa
nào để xem xét lại bản án, cơ hội để đi theo con đường tố tụng coi như đã hết.
Thứ
hai là Cơ quan kháng nghị Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao đã kháng nghị rồi và đến
hôm nay đã có quyết định giám đốc thẩm. Bây giờ, theo thủ tục tố tụng thì không
còn cơ quan nào có thể kháng nghị được nữa, để xem xét lại quyết định giám đốc
thẩm.”
Hình minh hoạ. Tử tù Hồ Duy Hải tại một phiên
toà trước đây Courtesy of FB
Nhưng vẫn còn “lối thoát”
Dù
vô cùng khó khăn, nhưng các luật sư vẫn chỉ ra 3 “lối thoát” có thể cứu Hồ Duy
Hải lúc này.
1. Thủ tục xem xét lại
quyết định của Hội đồng thẩm phán:
Theo
luật sư Ngô Anh Tuấn thì “Phía bên Ủy ban Tư pháp Quốc hội và Ủy
ban thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu xem xét lại cái bản án giám đốc thẩm của
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử ngày hôm nay. Đó là cơ quan có thẩm quyền
có thể yêu cầu xem xét lại vấn đề.”
Điều
404, bộ luật Tố tụng hình sự, quy định “nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy
ban Tư pháp Quốc hội yêu cầu, Chánh án TAND Tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.”
Về
trường hợp này, luật sư Nguyễn Duy Bình
cho rằng các cơ quan của Quốc hội cũng không được phép can thiệp sâu vào các hoạt
động bên Tư pháp:
“Ủy
ban thường vụ Quốc hội yêu cầu Hội đồng Thẩm phán tòa Tối cao xem xét lại là
quyền của bên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, xem lại nhiệm vụ và quyền hạn
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là không được can thiệp sâu vào hoạt động Tư
pháp. Cho nên, theo tôi cơ quan Tư pháp cao nhất Việt Nam đến đây đã hết rồi,
đã hết cơ hội để xem xét lại rồi.”
Hình minh hoạ. Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ tử tù Hồ
Duy Hải sau khi nghe kết quả phiên Giám đốc thẩm vụ án của con hôm
8/5/2020 Ảnh của nhà báo Trương Châu Hữu Danh
2. Chủ tịch nước ân
xá
Cả
luật sư Bình và luật sư Tuấn đều cho rằng Hồ Duy Hải còn có thể chờ Chủ tịch nước
ân xá. Cho dù, cơ hội này cũng không khả quan lắm:
“Một
cửa cuối cùng, nhưng mà cực kỳ khó khăn là tử tù Hồ Duy Hải có thể viết đơn gửi
Chủ tịch nước để xin xem xét ân xá, không thực hiện án tử mà chuyển qua án
chung thân. Trường hợp này tiền lệ rất ít, rất là khó. Lý do phải cực kỳ đặc biệt
thì lúc đó mới được ân xá.” - theo LS Nguyễn Vũ Bình.
Cùng
quan điểm, Luật sư Ngô Anh Tuấn cho rằng cơ hội này cũng rất nhỏ:
“Trước
đây, Chủ tịch nước đã từng một lần bác đơn. Lúc đó Hồ Duy Hải không kêu oan mà
chỉ xin giảm nhẹ án. Vậy thì khả năng tiếp một lần nữa cũng sẽ rất thấp, gần
như là không có.
Theo
luật Tố tụng hình sự, nếu người bị kết án có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình
thì bản án chỉ được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.
Năm
2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã bác đơn xin ân xá của Hồ Duy Hải.
Sau đó, trước sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và quốc tế, ông
Trương Tấn Sang lại ra lệnh tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải
vào năm 2014.
3. Sự lên tiếng của cộng
đồng
Theo luật sư Ngô Anh
Tuấn,
có một thực tế là ở vụ án này, dù toà giám đốc thẩm đã tuyên y án nhưng sẽ
không thi hành án ngay được vì vẫn còn nhiều lấn cấn và dư luận đặc biệt quan
tâm. Theo ông, nếu cộng đồng tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ hoặc đến một thời điểm
mà những quan chức hiện giờ không còn tại vị thì cơ hội cứu Hồ Duy Hải vẫn còn:
“Cái
bản án này muốn được thi hành cũng phải rất lâu bởi vì còn nhiều lấn cấn. Cho
nên người ta sẽ không dễ dàng thi hành án vào lúc này đâu. Có thể, đến một thời
điểm nào đó, những người xét xử, điều tra hiện nay không còn tại vị nữa, có thể
người khác sẽ khách quan hơn. Họ sẽ xem xét lại đơn thư tố cáo và tìm các chứng
cứ liên quan, tìm ra người bị tố cáo, liệu rằng người đó có phải là hung thủ thực
sự hay không. Và nếu như tìm được hung thủ thì cái cơ hội tìm lại sự thật vụ án
và và giải oan cho Hồ Duy Hải là vẫn còn.
Nhiều
vụ án đã được xét xử lại vì sức mạnh của nhân dân. Tôi nghĩ rằng, nếu như luận
mà vẫn mạnh mẽ như lâu nay. Thứ nhất là về mặt pháp lý thì các luật sư lên tiếng
mạnh mẽ, phân tích pháp lý và gửi các cơ quan có thẩm quyền. Thứ hai là về cộng
đồng mạng cũng có những bước đi, tất nhiên đó không phải là bước đi pháp lý
nhưng cũng có những tiếng kêu nhất định, mạnh mẽ thì cũng có thể sẽ tác động một
phần nào đó.” - LS
Ngô Anh Tuấn nhận định.
***
Tin, bài liên quan
No comments:
Post a Comment