BTV
Tiếng Dân
30/05/2020
Nhà xuất bản Tự do
được đề cử giải thưởng Prix Voltaire 2020
Hôm 29/5, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) thông báo, Nhà xuất
bản Tự do của Việt Nam là một trong bốn tổ chức lọt vào vòng chung kết của giải
thưởng Prix Voltaire 2020, sẽ được công bố vào ngày 3/6 tới.
Theo IPA, giải thưởng
Prix Voltaire được lập ra để tôn vinh những nhóm hay các cá nhân sẵn sàng
đối mặt với rủi ro để phổ biến những cuốn sách có giá trị cho độc giả.
Giới thiệu về ứng viên của
Việt Nam, IPA nói rằng, Nhà xuất bản Tự do đã phát hành các ấn phẩm được gọi
là “Samizdat”, tức một hình thức chống lại sự kiểm duyệt trong các quốc gia độc
tài Xã hội Chủ nghĩa, bằng cách sao chép lại các ấn phẩm bị kiểm duyệt và chuyền
tay các ấn phẩm này gửi đến người đọc.
Hành động này bị nhà nước
Việt nam coi là hoạt động sao chép và phân phối sách bất hợp pháp nhằm “chống
nhà nước”. Những người tham gia vào hoạt động này có thể bị đối mặt với hình phạt
20 năm tù.
Cũng theo IPA cho biết,
Nhà xuất bản Tự do được thành lập vào tháng 2/2019, bởi một nhóm các nhà bất đồng
chính kiến ở Việt Nam như là một thách thức cho sự kiểm soát của chính phủ
trong hoạt động xuất bản.
Được biết, vào năm
2011, IPA đã trao giải thưởng tự do xuất bản cho Nhà xuất bản Giấy Vụn của
Việt Nam. Chủ tịch IPA khi đó nói rằng: “Trong những điều kiện cực kỳ
khó khăn, nhà xuất bản Giấy Vụn đã khởi xướng một phong trào của những nhà suy
nghĩ tự do, nhà cầm bút tự do, nghệ sĩ tự do từ chối đường lối chỉ đạo sáng tác
của nhà nước. Nó đã giúp phá đổ các rào cản của kiểm duyệt”.
IPA là liên đoàn các nhà xuất bản quốc gia lớn nhất thế giới, được
thành lập vào năm 1896 tại Paris, bởi các nhà xuất bản hàng đầu trong thời điểm
đó. Hiện tổ chức này có vị
thế tham vấn cho các cơ quan nhân quyền Liên Hiệp quốc, đại diện cho lợi ích của
ngành xuất bản ở các diễn đàn quốc tế và bất cứ nơi nào lợi ích của nhà xuất bản
bị đe dọa.
Vụ nhảy lầu chết tại
tòa án Bình Phước, nạn nhân từng nói “bị ép cung”
Truyền thông trong nước
đưa tin, sáng nay, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp Sở Thông tin – Truyền thông
và TAND tỉnh Bình Phước tổ chức họp báo, cung cấp thông tin vụ việc: “Sáng bị tuyên án, chiều đến tòa án nhảy lầu tử vong”.
Điều dư luận thắc mắc là
tại sao cơ quan tổ chức họp báo không phải là Tòa án mà lại là Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy Bình Phước? Liệu Ban Tuyên giáo có nắm đủ thông tin chi tiết liên quan đến vụ
án và đủ chuyên môn pháp luật để đưa ra nhận xét về vụ án này không, hay tổ chức
họp báo chỉ nhằm mục đích “định hướng dư luận”?
Thông cáo báo chí của
Ban Tuyên giáo tỉnh Bình Phước cho thấy, cơ quan này đang làm thay công việc của
Tòa án tỉnh Bình Phước. Ảnh: Internet
Dư luận có thể thấy câu
trả lời qua tường thuật của báo Pháp Luật TP.HCM: “Kết thúc buổi họp báo, ông
Nguyễn Tiến Cường, Phó trưởng ban thường trực Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước
khẳng định, việc xét xử vụ án của ông Lương Hữu Phước là công tâm đúng quy định
của pháp luật”.
Trong cùng ngày, nhà
báo Nguyễn Đức đã đăng một văn bản ghi chép của tòa án
về phiên xử sơ thẩm, cho thấy, ông Lương Hữu Phước tố mình bị ép cung. Theo văn
bản ghi chép, Viện kiểm sát hỏi ông Phước: “Có bị ép cung, mớm cung
không?”. Ông Phước đáp: “Có. Viện kiểm sát và cơ quan điều tra yêu
cầu bị cáo phải nhận qua đường không quan sát”.
Dù liên tục kêu oan,
nhưng phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Phước sáng qua vẫn tuyên y án ông 3 năm tù
giam về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Bất bình trước bản án,
chiều cùng ngày, ông Phước đến trụ sở TAND tỉnh Bình Phước, lên lầu 2 và nhảy
xuống tự tử. Trước khi nhảy lầu, ông Phước viết trên Facebook: “Nếu một cái chết của tôi
làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ!”
LS
Lê Ngọc Luân nhận định: “Có lẽ, ông Phước cũng như bao nhiêu người
dân khác, họ hi vọng và đặt niềm tin vào toà án nhưng khi mọi thứ phơi bày,
không chịu nỗi phẫn uất nên sáng toà tuyên, chiều quay lại gieo mình từ tầng 2
– nơi bắt đầu oan nghiệt và kết thúc cũng oan nghiệt.
Câu nói ‘chết để thức tỉnh nền tư pháp Bình Phước’
chưa kịp ráo mực thì sáng nay, chính quyền Bình Phước họp báo khẳng định ‘xét xử
vô tư, khách quan…’. Luật sư ông Phước phản bác rằng, khi hỏi bị thẩm phán
ngắt và oan! ‘Công minh, khách quan, vô tư…’ mà dân không phục và kêu oan liên
tục rồi gieo mình từ tầng 2 nằm co ro lạnh lẽo, mắt không nhắm?!”
Ông Lương Hữu Phước
trước sân tòa. Nguồn: Lê Ngọc Luân
Báo Thanh Niên hôm nay cho biết, có một điều trùng hợp
là, thẩm phán Lê Viết Hoa, Phó chánh án TAND tỉnh Bình Phước, là người đã tham
gia xét xử phúc thẩm vụ án của ông Phước, cũng từng tham gia xét xử phúc thẩm một
vụ án dân sự tranh chấp đất đai, mà kết quả sau đó là bị đơn thua kiện vì uất ức
và đã dùng dao tự sát.
____
Mời xem thêm: Việt
Nam: Dư luận chấn động vụ một người kêu oan nhảy lầu sau khi tòa tuyên án (BBC).
– Vì sao bị cáo nhảy lầu tự sát tại toà Bình Phước sau khi tuyên
án? (GT). – Vụ vào tòa nhảy lầu tự tử: Ông Lương Hữu Phước luôn kêu oan (PL).
– Tự tử sau khi nghe tuyên án: Ông Lương Hữu Phước từng kêu
oan ra sao? (TT).
– Hai phút nhìn lại sự việc Lương Hữu Phước (DV).
– Ngoài bị cáo Lương Hữu Phước, từng có người tự tử sau bản án
của tòa Bình Phước (VTC). – Bị cáo tự tử sau khi bị toà tuyên án: Vụ thứ 2 xảy ra ở tỉnh
Bình Phước (LĐ). – Vụ bị cáo tự tử tại toà: “Phạt bị cáo Phước 3 năm tù là đúng
pháp luật” (CATP). – Hoàn cảnh bi thảm của người nhảy lầu tự tử tại tòa Bình Phước (GT).
Thêm một số tin:
Bị kích động, hơn 8000 công nhân đình công ở Bình Dương (TP). Bài viết đứng về phía ông chủ
doanh nghiệp và chính quyền địa phương, đi khiêu kích công nhân.
– Tiếng kẻng an ninh giữ bình yên ở xã Bảo Quang (CAND).
Công an bày vẽ ra mấy trò phòng chống tội phạm tào lao, rồi báo cáo thành tích.
Chuyện ở Mỹ:
No comments:
Post a Comment