Khi nhà ông bị cướp.
Vợ con ông kêu lên,
Mà ông ngồi im lặng
Thì ông là thằng hèn.
Vợ con ông kêu lên,
Mà ông ngồi im lặng
Thì ông là thằng hèn.
---------
Hồi cận Tết năm Thìn,
Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s
parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta
ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại
càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com:
“Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về
cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì
được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Hổng dám “cao” đâu!
Phạm Viết Đào, Trần Đức Thạch, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành đều
nhâm thìn hết trơn đó chớ nhưng hậu vận – rõ ràng – lận đận (thấy
bà luôn) chớ có “tốt đẹp” hay “hạnh phúc” khỉ mốc gì đâu. Cả bốn
ông đều đã (hoặc đang) trong hộp!
FB Lê Văn Sơn
cho hay:
“Vào buổi sáng … ngày 23/5/2020, nhà báo tự do Nguyễn
Tường Thụy bị nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đang khám nhà và đọc lệnh bắt giam.
Ông Thụy là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập. Nhà văn Phạm Chí Thành, có bút
danh là Phạm Thành, người gốc Thanh Hóa, sống tại Hà Nội. Thường biết đến như
là chủ trang blog Bà Đầm Xòe đã bị cộng sản Hà Nội bắt giam ngày 21/5/2020 với
cái gọi là “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu,
vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117
BLHS 2015. Trước đó, vào ngày 23/4/2020, nhà thơ Trần Đức Thạch, người Nghệ An
bị bắt với cái gọi là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều
109 Bộ luật hình sự. Có một vài điểm chung của 3 nhà yêu nước, các ông đều sinh
năm 1952. Ông Thụy, ông Thạch là cựu chiến binh. Ông Phạm Thành từng giữ chức vụ
thư ký tòa soạn của Đài phát thanh Việt Nam.”
Thực ra thì chả riêng
gì ông Thụy, với ông Thạch mà cả bốn ông đều đã từng là cựu chiến
binh ráo trọi. Sau một cuộc chiến tương tàn, họ mới (chưng hửng) nhận
ra rằng chống Mỹ chả cứu được ai mà chỉ để dọn đường cho Tầu xâm
lược Việt. Tệ hơn nữa là sau tháng 4 năm 1975 thì cả hai miền –
Nam/Bắc – đều bị đặt dưới sự thống trị của một tập đoàn lãnh đạo
bất xứng, bất tài, ngu dốt, tham lam, và lệ thuộc ngoại bang.
Bởi thế nên sau khi
buông súng thì Phạm Viết Đào, Trần Đức Thạch, Nguyễn Tường Thụy,
Phạm Thành cầm bút. Chính ngòi viết, và những vấn đề thường được
xuyên được họ đặt ra (chủ quyền đất nước và vô số những bất cập
của chế độ hiện hành) đã khiến cả bốn đều bị bắt giam, chứ chả
phải vì tuổi rồng hay tuổi rắn gì đâu. Mà rồng rắn, nói nào ngay, cũng
có này con nọ. Hanh thông hay lận đận còn tùy vào thái độ sống của
từng người. Xin đan cử một thí dụ, một con rồng khác (Nguyễn Thế
Thảo) để rộng đường dư luận.
Theo Wikipedia:
“Ông sinh ngày 21 tháng
3 năm 1952, nguyên quán tại
xã Nhân
Hòa, huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Ông là Kiến trúc sư tốt nghiệp tại Ba Lan, Tiến sĩ Kinh tế và Lý luận Chính trị
cao cấp… là một cựu chính khách Việt Nam. Ông nguyên
là Ủy viên Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, X và XI,
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ (2007 – 2015), Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của
Quốc hội, Đại
biểu Quốc hội Việt Nam khóa
XI và XII,
nguyên Bí
thư Tỉnh ủy Bắc
Ninh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Ninh… Sau Đại hội
XII năm 2016 ông nghỉ hưu.”
Tuy sinh cùng thời và
cùng nơi nhưng Phạm Viết Đào, Trần Đức Thạch, Nguyễn Tường Thụy,
Phạm Thành đều đi vào nơi lửa đạn còn Nguyễn Thế Thảo thì đi du
học. Thảo có đủ thử bằng cấp, kể cả bằng Tiến Sỹ Lý Luận Chính
Trị (và đại biểu quốc hội nhiều khóa) nhưng không bao giờ mở miệng
trước mọi vấn đề cấp thiết của đất nước: Bauxit, Vinashin, Formosa,
Giàn Khoan …
Tranh DLB
Lần duy nhất ông đã
lên tiếng (vào hôm 13
tháng 7 năm 2012) là để phê phán những cuộc biểu tình chống Trung Quốc
tại Hà Nội, và cáo buộc những người người tham gia khiếu kiện về đất đai
là gây phức tạp an ninh – trật tự.” Tuy “kín tiếng” nhưng Nguyễn Thế Thảo
lại có nhiều sáng kiến và hành động thì vô cùng quyết liệt.
Ông là tác nhân chính
trong vụ đốn
hạ 6700 cây xanh (trên 190 tuyến phố ở Hà Nội) và chính là tác giả
của những vở kịch “cắt
đá” hay “múa
đôi” vẫn được trình diễn hằng năm, cho mãi đến hôm nay. Cứ đến
ngày 17 tháng 2, khi người dân Hà Nội đến trước tượng đài Lý Thái
Tổ để tưởng niệm những chiến sỹ đã hy sinh để bảo vệ biển đảo và
biên giới (Việt /Trung) thì thế nào cũng có những màn ca vũ … “tự
phát” để giúp vui cho thêm phần … rôm rả!
T.S
Nguyễn Xuân Diện có nhận xét rằng Nguyễn Thế Thảo “đã để lại một nhiệm
kỳ tồi tệ và không có một di sản gì đáng kể.” Nhà báo Trương
Duy Nhất thì có cái nhìn hơi khác. Theo ông dấu ấn đậm nét nhất
mà Nguyễn Thế Thảo lưu lại trong lòng người Hà Nội là hình ảnh “một
con rắn khổng lồ, án ngữ trên tầng trung tâm của Thủ đô: tuyến đường sắt Cát
Linh – Hà Đông.”
Chắc hẳn là ông
Nguyễn Thế Thảo không bận tâm chi nhiều về dăm ba điều tiếng eo xèo
thượng dẫn. Điểm chính là là ông đã hạ cánh an toàn và sẽ có một
cuộc sống phú túc, an nhàn, và dật lạc – thế thôi. Thế mới biết
hậu vận của chúng ta không tùy vào tuổi tác mà tùy vào cách ứng
xử của từng người. Kẻ đốn cây, người đốn chữ. Kẻ ngồi mát ăn bát
vàng và kẻ ngồi tù đếm lịch.
Và hậu vận đất nước
cũng tùy thuộc không ít nhiều vào hậu vận của con dân. Xứ sở càng
nhiều những con rồng vinh thân phì gia nhờ cõng rắn thì tương lai đất
nước càng khốn nạn.
Tưởng Năng Tiến
5/2020
5/2020
No comments:
Post a Comment