Nguyễn
Việt Dũng
28/05/2020
Chính sách đối ngoại
mới của Trung Quốc
Ngày 24/5/2020, bên lề kỳ
họp thứ 3 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, Quốc hội khóa XIII, Bộ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về
chủ đề “Chính sách ngoại giao và quan hệ đối ngoại của Trung Quốc”. Một số nội
dung đáng chú ý trong cuộc trả lời này như sau:
Về tác động, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với
ngoại giao Trung Quốc và điểm sáng của ngoại giao Trung Quốc trong năm 2020.
Ngoại trưởng Vương Nghị
cho biết dịch bệnh dường như đã “ấn nút tạm dừng” đối với ngoại giao các nước,
nhưng ngoại giao Trung Quốc không dừng bước mà vẫn tiếp tục ”lội ngược dòng”
thông qua các hình thức điện đàm, trao đổi thư tín, liên lạc trực tuyến. Kể từ
khi dịch bệnh xảy ra, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thông qua hình thức ngoại giao
nguyên thủ thúc đẩy ngoại giao phòng chống dịch, dùng vai trò lãnh tụ để thúc đẩy
hợp tác quốc tế. Đến nay, Chủ tịch Tập Cận Bình đã điện đàm và gặp gỡ gần 50
nhà lãnh đạo nước ngoài và người đứng đầu các tổ chức quốc tế, tham dự Hội nghị
thượng đỉnh trực tuyến G20 về COVID-19, phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội
đồng Tổ chức y tế thế giới WHO, bày tỏ cho thế giới thấy rõ quan điểm của Trung
Quốc là ủng hộ đoàn kết phòng chống dịch bệnh. Thủ tướng Lý Khắc Cường đã điện
đàm với lãnh đạo nhiều nước, tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN+3 (Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về ứng phó dịch bệnh COVID-19. Ngoại trưởng Vương
Nghị cũng có hơn 100 cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao của nước. Trung Quốc
đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt Trung Quốc-ASEAN, Hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao các nước Lan Thương-Mekong, Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại
giao Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao các nước BRICS, Hội
nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng
Hải (SCO).
Hình minh hoạ. Bộ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại họp báo sau cuộc gặp với
các bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN ở Vientiane, Lào hôm 20/2/2020 Reuters
Năm 2020 là năm đặc biệt
trong tiến trình phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Ngoại giao Trung Quốc đã
chuẩn bị sẵn sàng cho trạng thái bình thường mới trong bối cảnh phòng chống dịch
bệnh, tập trung vào một số điểm sau:
(1) Dốc sức phục vụ phát
triển kinh tế trong nước. Trung Quốc sẽ thống nhất cục diện trong nước và quốc
tế, vận dụng đầy đủ các nguồn lực ngoại giao, phục vụ chiến lược phát triển lớn
của quốc gia. Tập trung vào thời kỳ hậu đại dịch, duy trì bảo vệ chuỗi cung ứng
chuỗi sản xuất toàn cầu, thúc đẩy tiện lợi hoá đầu tư thương mại, ứng phó với
áp lực kinh tế thế giới suy giảm;
(2) Kiên quyết bảo vệ lợi
ích quốc gia. Trung Quốc sẽ dùng ý chí kiên định hơn, áp dụng các biện pháp hiệu
quả hơn, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc
gia, kiên quyết phòng ngừa và ngăn chặn âm mưu của mọi thế lực can thiệp vào
công việc nội bộ của Trung Quốc;
(3) Không ngừng làm sâu sắc
quan hệ đối tác. Thúc đẩy quan hệ ổn định đi lên với các nước lớn, làm sâu sắc,
dung hoà lợi ích với các nước láng giềng, làm sâu đậm tình hữu nghị đoàn kết với
các nước đang phát triển;
(4) Kiên định bảo vệ chủ
nghĩa đa phương. Đặc biệt là thúc đẩy quản lý y tế công cộng toàn cầu, ủng hộ
WHO phát huy vai trò trong hợp tác phòng chống dịch bệnh toàn cầu, xây dựng cộng
đồng chung sức khoẻ y tế nhân loại;
(5) Tích cực mở rộng hợp
tác quốc tế. Xây dựng cơ chế liên kết phòng chống dịch bệnh với nhiều quốc gia
hơn, tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống kiểm soát dịch bệnh, thúc đẩy hợp
tác y tế “Vành đai và Con đường”, cùng xây dựng ”Con đường tơ lụa y tế”, đóng
góp tích cực cho trận tuyến phòng chống dịch bệnh toàn cầu.
Hàm ý đối với Việt
Nam
Qua các phát biểu trên
đây của Ngoại trưởng Trung Quốc, chúng ta có thể thấy một số vấn đề quan trọng
trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam.
1. Trung Quốc luôn đặt vấn đề phát triển kinh
tế trong nước là ưu tiên số một. Điều này khẳng định các vấn đề chính trị nội bộ vẫn là vấn đề quyết định
hàng đầu cho mọi chính sách khác, kể cả chính sách đối ngoại. Trong bối cảnh
quan hệ Trung - Mỹ đang ngày càng trở nên xấu đi, với thái độ thù nghịch giữa
hai nước đang ngày càng dâng cao, điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng
trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Thông tin thống kê cho biết nền kinh tế
Trung Quốc trong quý đầu năm 2020 đã giảm 6,8% do tác động của thương chiến Mỹ
- Trung và đại dịch COVID-19. Viện Tài chính Quốc tế cũng cho biết số nợ của
Trung Quốc đã đạt tới 317% GDP nước này trong quý đầu năm 2020. Để giữ được sự ổn
định chính trị và xã hội trong nước, Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc
phải duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, nếu không sẽ là đe doạ đối với
quyền lực của Tập và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chính vì vậy, khi bị Mỹ
và các đồng minh cô lập và trừng phạt về kinh tế, Trung Quốc sẽ tìm cách thúc đẩy
sự tìm kiếm từ các thị trường khác. Trong đó, Việt Nam luôn là quốc gia sẽ chịu
tác động rất lớn từ xu hướng di chuyển này của các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhiều
người cho rằng, Việt Nam cần mở cửa đón luồng vốn này từ Trung Quốc tràn sang.
Tuy nhiên, những hệ luỵ kèm theo cũng rất lớn, đặc biệt đối với đất nước mà sự
quản trị của chính phủ yếu kém cộng với tệ tham nhũng tràn lan. Các thông tin
trên báo chí Việt Nam gần đây đã cho thấy các lo ngại có cơ sở về các cá nhân
và doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm các tài sản tại Việt Nam một cách ác ý có
chủ đích. Thêm nữa, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách lẩn tránh
và gian lận xuất xứ hàng hoá và thương mại, và chọn Việt Nam làm nơi để thực hiện
các hoạt động này. Điều này có thể sẽ dẫn tới các doanh nghiệp Việt Nam bị các
quốc gia khác trừng phạt. Do đó, Việt Nam sẽ hứng chịu nhiều hậu quả tồi tệ cho
nền kinh tế của mình.
2. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết
“Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc
gia”. Điều này hàm ý cho biết
Trung Quốc sẽ không từ bỏ các “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, trong đó có vấn
đề Biển Đông mà Trung Quốc luôn khẳng định có “chủ quyền không thể tranh cãi”.
Toàn thế giới đều biết,
nhân Đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã gia tăng các hành vi hung hăng để bắt nạt
các quốc gia khác trên khu vực Biển Đông. Trong đó, đe doạ tấn công Đài Loan bằng
vũ lực, đâm chìm tàu cá Việt Nam, đơn phương đặt tên cho các thực thể ở Biển
Đông, đặt các chính quyền cấp khu tại đây, cho tàu Hải Dương Địa chất 8 cùng
các tàu hộ tống quấy rối tàu thăm dò của Malaysia tại vùng đặc quyền kinh tế của
họ. Chúng ta cũng chưa quên năm 2019, các tàu Trung Quốc đã quấy rối việc thăm
dò dầu khí của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế. Các tàu Trung Quốc cũng quấy
rối và xuất hiện thường xuyên tại Scaborough - nơi mà Tòa Trọng tài đã xác nhận
quyền đánh cá và thăm dò, khai thác dầu khí thuộc về Philippines. Ngoài ra,
Trung Quốc còn cho tàu bao vây và đe doạ các tàu của Indonesia tại khu vực biển
Natuna.
Chính vì thế, với việc tiếp
tục thể hiện chính sách như trên, Trung Quốc cho thấy họ không hề nao núng trước
các phản ừng của quốc tế đối với các hành động sai trái của họ ở Biển Đông. Dự
báo trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ có thể tiếp tục thực hiện các hành động
tương tự, khiến cho khu vực Biển Đông sẽ tiếp tục căng thẳng. Thậm chí, để đánh
lạc hướng dư luận trong nước trước các yếu kém về kinh tế và quản lý, Trung Quốc
luôn tìm cách “chuyển lửa” ra bên ngoài. Trong đó, Biển Đông luôn là vấn đề thu
hút sự chú ý của nhiều người. Do vậy, Việt Nam và các quốc gia ASEAN cần phải
có chính sách hữu hiệu để đối phó với các hành động này từ Trung Quốc.
3. Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của mình đồng thời với việc gia
tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thế giới, Trung Quốc tích cực đẩy mạnh đầu
tư thông qua “Sáng kiến Vành đai và con đường”, cùng xây dựng ”Con đường tơ lụa
y tế”.
Nhiều năm gần đây, các
nhà nghiên cứu đã lên tiếng cảnh báo về “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của
Trung Quốc. Với cách thức thực hiện Sáng kiến này thông qua các “biện pháp kinh
tế cưỡng đoạt”, nó đã khiến nhiều quốc gia rơi vào nợ nần và lệ thuộc thông qua
“chính sách ngoại giao bẫy nợ”. Chưa kể nhiều bất ổn xã hội khi lượng người
Trung Quốc xuất hiện tại các quốc gia này. Chính vì vậy, nhiều chính khách
phương Tây đã gọi đó là “Con đường nợ nần” hay là “Con đường dịch bệnh”.
Nhiều báo chí Việt Nam gần
đây đã trích dẫn báo cáo từ Bộ Quốc Phòng Việt Nam cho biết nhiều cá nhân và
doanh nghiệp Trung Quốc đã “núp bóng” thâu tóm đất đai và một số doanh nghiệp
theo kiểu “cá mập”, dẫn đến những lo ngại về mặt quốc phòng.
Chưa kể rất hầu hết các dự
án liên quan đến Trung Quốc đều ngập trong nợ nần, ví dụ kể đến như Dự án đường
sắt Cát Linh - Hà Đông, Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Dự án
mỏ Quý Xa…
Những dự án này đã gây ra
các khoản thất thoát và khoản nợ hàng ngàn tỉ đồng, nhưng làm không được, kiện
không xong như báo chí đã chỉ ra.
Những lo ngại trước khả
năng Việt Nam vướng trong “bẫy nợ” của chủ nợ Trung Quốc để từ đó dẫn tới những
nhượng bộ về chính trị, chủ quyền biển đảo là những lo ngại hoàn toàn có cơ sở.
Gần đây, nhiều tiếng nói lo ngại về việc Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện
biến Vân Đồn thành đặc khu kinh tế, bất chấp những lo ngại về quốc phòng cũng
như sự phản đối của người dân. Năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng
cho việc thông qua Luật đặc khu, sau đó đã dẫn đến sự kiện ngày 10/6/2018, người
dân cả nước đã xuống đường phản đối dự luật này. Tuy nhiên, cho đến nay, với việc
biến Vân Đồn thành đặc khu, thì tương lai Bắc Vân Phong và Phú Quốc cũng sẽ tiếp
tục được chính quyền “biến” thành đặc khu.
Việt Nam đang bước vào thời
kỳ chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13. Kỳ họp này cũng sẽ là dịp thay
thế các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị Việt Nam. Chính vì vậy, điều
người dân mong mỏi là Đảng Cộng sản cần phải nghiêm túc xem xét lại các vấn đề
trong chiến lược phát triển đất nước, đặc biệt cần cẩn trọng trước các âm mưu
và dã tâm của Trung Quốc đối với Việt Nam.
N.V.D.
__________
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự
Do
No comments:
Post a Comment