BTV
Tiếng Dân
27/05/2020
Tin Biển Đông
Hôm 26/5, báo Anh Daily
Mail có bài: Trung Quốc có kế hoạch triển khai hai tàu sân bay mới ngoài
khơi Đài Loan làm dấy lên lo ngại về một cuộc xâm lược. Bài viết
cho biết, Trung Quốc có kế hoạch gửi hai tàu sân bay của họ tham gia vào cuộc tập
trận mô phỏng đánh chiếm quần đảo Pratas hiện do Đài Loan kiểm soát. Kế hoạch
được đưa ra sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bày tỏ mong muốn “thống
nhất Đài Loan” và khi Mỹ trừng phạt 33 công ty Trung Quốc.
Một chuyên gia của Trung
tâm Nghiên cứu Bầu cử tại Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan), nhận định trên BBC hôm nay, rằng: “Đối với
hầu hết người Đài Loan, việc lựa chọn giữa thống nhất (với Trung Quốc) và độc lập
Đài Loan không phải là vấn đề mới trong quá trình chuyển đổi dân chủ Đài Loan.
Cho đến nay, phần lớn người Đài Loan thích duy trì hiện trạng (không thống nhất
mà cũng không độc lập). Những phát triển gần đây của mối quan hệ xuyên eo biển
chẳng hạn, và những diễn biến tại Hong Kong rồi COVID-19, đã khiến Đài Loan xa
rời thêm Trung Quốc”.
Hiện Mỹ vẫn gia tăng các
hành động cứng rắn khi điều hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ lại bay đến Biển Đông, báo
Thanh Niên đưa tin hôm 26/5. Nguồn tin dẫn từ tài khoản Twitter của Lực lượng
Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương hôm nay, nói rằng: “2 chiếc B-1B thực hiện
nhiệm vụ ở Biển Đông vào ngày 26.5 là một phần nhiệm vụ của Lực lượng ném bom,
thể hiện khả năng bay, di chuyển tàu thuyền và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật
pháp quốc tế cho phép, vào thời điểm và tiến độ mà chúng ta lựa chọn”.
VOA đưa tin: “Lãnh tụ Trung Quốc hối thúc quân đội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu”.
Nguồn tin này dẫn lại thông tin từ truyền hình nhà nước Trung Quốc cho biết,
hôm 26/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ tăng cường
các bước chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu trong các cuộc xung đột vũ trang.
Trong một báo cáo của Hội đồng Quan hệ đối ngoại công bố tuần trước, nhận
định: “Xung đột quân sự Mỹ-Trung ở Biển Đông có khả năng tăng lên đáng kể
trong 18 tháng tới, nếu mối quan hệ giữa họ tiếp tục xấu đi do cuộc chiến
thương mại và các chỉ trích qua lại về đại dịch Covid-19”.
Riêng Việt Nam, hôm nay
báo Thanh
Niên cho hay, Bộ Quốc phòng VN đã chỉ đạo các lực lượng hải quân,
không quân, cảnh sát biển, biên phòng… tăng cường nắm tình hình trên các vùng
biển, tổ chức lực lượng kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.
Phản ứng tương tự cũng diễn
ra ở Indonexia, một quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền chồng chéo trên Biển
Đông. Báo Quốc tế & Việt nam đưa tin: Trước tranh chấp với Trung Quốc, Indonesia yêu cầu Hải quân và
Không quân bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Mời đọc thêm: Phó tư lệnh Cảnh sát biển: Ngư dân Việt Nam đang được bảo vệ
đúng pháp luật (VTC). – Căng thẳng Mỹ – Trung tăng nhiệt trên Biển Đông (VNE).
– Chuyên gia Mỹ: Covid-19 không làm Trung Quốc thay đổi chính
sách trên biển Đông (NLĐ).
Bộ Công an lại
tính giở trò “bắt cóc”?
Chiều 26/5, bên ngoài
hành lang Quốc hội, trả lời báo chí về vụ án công ty Nhật Cường, ông Tô Lâm, Bộ
trưởng Công an VN, muốn bắt bằng được Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Nhật
Cường “bằng mọi biện pháp, cách gì có thể làm được đều làm”,
báo Người Lao động đưa tin.
Bộ trưởng Công an
Tô Lâm. Ảnh nhỏ: Bùi Quang Huy. Nguồn: VNF
Lời nói của ông Tô Lâm
làm dấy lên nhiều câu hỏi, liệu giới chức Việt Nam “có dám” thực hiện tiếp một
phi vụ bắt cóc ông Bùi Quang Huy, giống như đã từng bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi
năm 2017 không? Và khi thực hiện bằng cách mượn máy
bay của chính phủ Slovakia để chở người bị bắt cóc ra khỏi EU đã bị
lộ tẩy, thì còn “nghiệp vụ” nào khác để thay thế, chẳng hạn như mượn tàu ngầm của
Nga?
Bộ Công an là cơ quan đứng
đầu của một đất nước, được lập ra nhằm giám sát người dân thực thi pháp luật, bảo
đảm mọi người làm đúng luật. Thế nhưng, câu nói “bằng mọi biện pháp, cách gì
có thể làm được đều làm” để bắt cho bằng được nhân vật Bùi Quang Huy, của Bộ
trưởng Tô Lâm, cho thấy ông ta coi thường luật pháp như thế nào.
Người đứng đầu cơ quan thực
thi pháp luật của đất nước, lại ngồi trên luật pháp, bất chấp luật, thử hỏi
trên đất nước này còn nơi nào luật pháp được thực thi hay tôn trọng?
Những cụm từ “Thượng tôn
pháp luật” hay “Nhà nước pháp quyền”… chỉ là những khẩu hiệu tuyên truyền rỗng
tuyếch. Một đất nước mà nơi nào cũng hành xử vô pháp, thì nơi đó chỉ tồn tại luật
của rừng xanh, mạnh được, yếu thua, luật của những con thú mang ra xử nhau.
Mời xem thêm: Bộ trưởng Công an: ‘Bằng mọi biện pháp để bắt được Tổng giám đốc
Công ty Nhật Cường’ (TN). – Bộ trưởng Tô Lâm: Làm mọi cách để bắt ông chủ Nhật Cường (Zing). Bộ trưởng Tô Lâm: ‘Bằng mọi biện pháp, làm tất cả mọi cách để
bắt ông chủ Nhật Cường’ (VNF).
Tin Nhân quyền
Hôm 26/5, tổ chức nhân
quyền Freedom Now ra thông báo cho biết, “Nhóm công
tác của Liên Hiệp quốc về giam giữ tùy tiện đã đưa ra ý kiến cho rằng, việc Chính phủ Việt Nam giam giữ
blogger Phan Kim Khánh là trái với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của mình”.
Tù nhân lương tâm
Phan Kim Khánh. Photo Courtesy
Theo đó, Nhóm công tác của
LHQ kết luận rằng, ông Khánh đã bị giam giữ chỉ vì thực hiện các quyền tự do
ngôn luận và lập hội một cách ôn hòa. Kết luận này được đưa ra trên cơ sở xem
xét khiếu nại của hai tổ chức là Freedom Now và hãng luật Dechert LLP về trường
hợp giam giữ ông Khánh.
Ông Karl Horberg,
viên chức phụ trách chương trình của Freedom Now “hoan nghênh kết luận của
Nhóm công tác LHQ” và cho biết Phan Kim Khánh là “một nạn nhân của chiến
dịch chống lại các quyền tự do trên mạng ở Việt Nam”. Tổ chức này cũng kêu
gọi chính phủ Việt Nam tuân theo kết luận của Liên Hiệp quốc, trả tự do ngay lập
tức và vô điều kiện cho ông Khánh.
Mời xem thêm: Hãng luật quốc tế gửi thư lên UN đòi Việt Nam trả tự do cho
Phan Kim Khánh — Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc: Việc bắt giữ người tuỳ tiện ở
Việt Nam dẫn đến vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế (RFA). – Phan Kim Khánh bị xử 6 năm tù vì ‘tuyên truyền chống nhà nước’ (VOA).
Cũng tin nhân quyền, Luật
Khoa hôm nay có bài: Chúng ta còn chấp nhận bị bắt bớ vì “Bôi nhọ lãnh đạo” đến bao
giờ? Tác giả Cái Lư Hương nhận định: “Chúng ta công nhận
việc cần thiết trong bảo vệ quyền danh dự của mọi cá nhân, nhưng bảo vệ chúng bằng
cách đánh đổi quyền tự do ý chí và quyền tự do thân thể của một cá nhân khác là
một canh bạc đánh đổi quá lớn. Điều này hoàn toàn không phù hợp với mục tiêu cuối
cùng của tư pháp hình sự.
Tôi tin rằng việc chấp nhận hình phạt bỏ tù dành cho
những người ‘bôi nhọ lãnh đạo’ chỉ là một phản ứng thụ động của chúng ta trong
một xã hội nơi mà người dân đã quen với việc không có không gian để nói lên tiếng
nói của mình”.
Khởi tố Trưởng ban
Nội chính tỉnh Thái Bình
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, hôm
nay cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình đã khởi tố vụ án liên quan đến ông Nguyễn Văn Điều, Trưởng
ban Nội chính tỉnh Thái Bình về việc lái xe hơi gây tai nạn, làm một người chết
và hai người bị thương tối 8/5.
Ông Nguyễn Văn Điều, Trưởng ban Nội chính tỉnh Thái
Bình. Photo Courtesy
Hôm 20/5, báo Giao thông
đặt câu hỏi: Trưởng ban Nội chính tỉnh Thái Bình làm chết người vì sao chưa
khởi tố? Bài viết trả lời bằng một câu nghi vấn “Liệu có
phải do người gây tai nạn là cán bộ có chức vụ của tỉnh Thái Bình”? Tiếng
Dân xin trả lời: Ông Điều không chỉ là cán bộ có chức vụ mà còn có quyền lực rất
to. Ông ta là người đứng đầu cơ quan nội chính của đảng ở tỉnh Thái Bình, phụ
trách tổ chức và hoạt động cho các ngành Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra và tư pháp
Công an trong tỉnh Thái Bình.
Mời xem thêm: Khởi tố vụ án Trưởng Ban Nội chính tỉnh Thái Bình gây tai nạn rồi
bỏ chạy (VNN). – Khởi tố vụ án Trưởng Ban Nội chính Thái Bình lái xe bỏ chạy sau
khi gây tai nạn chết người (NLĐ). – Thái Bình định ‘lơ’ vụ trưởng Ban Nội Chính say rượu lái xe
tông chết người (NV).
27/05/2020
Tin Biển Đông
Hôm 26/5, báo Anh Daily
Mail có bài: Trung Quốc có kế hoạch triển khai hai tàu sân bay mới ngoài
khơi Đài Loan làm dấy lên lo ngại về một cuộc xâm lược. Bài viết
cho biết, Trung Quốc có kế hoạch gửi hai tàu sân bay của họ tham gia vào cuộc tập
trận mô phỏng đánh chiếm quần đảo Pratas hiện do Đài Loan kiểm soát. Kế hoạch
được đưa ra sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bày tỏ mong muốn “thống
nhất Đài Loan” và khi Mỹ trừng phạt 33 công ty Trung Quốc.
Một chuyên gia của Trung
tâm Nghiên cứu Bầu cử tại Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan), nhận định trên BBC hôm nay, rằng: “Đối với
hầu hết người Đài Loan, việc lựa chọn giữa thống nhất (với Trung Quốc) và độc lập
Đài Loan không phải là vấn đề mới trong quá trình chuyển đổi dân chủ Đài Loan.
Cho đến nay, phần lớn người Đài Loan thích duy trì hiện trạng (không thống nhất
mà cũng không độc lập). Những phát triển gần đây của mối quan hệ xuyên eo biển
chẳng hạn, và những diễn biến tại Hong Kong rồi COVID-19, đã khiến Đài Loan xa
rời thêm Trung Quốc”.
Hiện Mỹ vẫn gia tăng các
hành động cứng rắn khi điều hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ lại bay đến Biển Đông, báo
Thanh Niên đưa tin hôm 26/5. Nguồn tin dẫn từ tài khoản Twitter của Lực lượng
Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương hôm nay, nói rằng: “2 chiếc B-1B thực hiện
nhiệm vụ ở Biển Đông vào ngày 26.5 là một phần nhiệm vụ của Lực lượng ném bom,
thể hiện khả năng bay, di chuyển tàu thuyền và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật
pháp quốc tế cho phép, vào thời điểm và tiến độ mà chúng ta lựa chọn”.
VOA đưa tin: “Lãnh tụ Trung Quốc hối thúc quân đội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu”.
Nguồn tin này dẫn lại thông tin từ truyền hình nhà nước Trung Quốc cho biết,
hôm 26/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ tăng cường
các bước chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu trong các cuộc xung đột vũ trang.
Trong một báo cáo của Hội đồng Quan hệ đối ngoại công bố tuần trước, nhận
định: “Xung đột quân sự Mỹ-Trung ở Biển Đông có khả năng tăng lên đáng kể
trong 18 tháng tới, nếu mối quan hệ giữa họ tiếp tục xấu đi do cuộc chiến
thương mại và các chỉ trích qua lại về đại dịch Covid-19”.
Riêng Việt Nam, hôm nay
báo Thanh
Niên cho hay, Bộ Quốc phòng VN đã chỉ đạo các lực lượng hải quân,
không quân, cảnh sát biển, biên phòng… tăng cường nắm tình hình trên các vùng
biển, tổ chức lực lượng kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.
Phản ứng tương tự cũng diễn
ra ở Indonexia, một quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền chồng chéo trên Biển
Đông. Báo Quốc tế & Việt nam đưa tin: Trước tranh chấp với Trung Quốc, Indonesia yêu cầu Hải quân và
Không quân bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Mời đọc thêm: Phó tư lệnh Cảnh sát biển: Ngư dân Việt Nam đang được bảo vệ
đúng pháp luật (VTC). – Căng thẳng Mỹ – Trung tăng nhiệt trên Biển Đông (VNE).
– Chuyên gia Mỹ: Covid-19 không làm Trung Quốc thay đổi chính
sách trên biển Đông (NLĐ).
Bộ Công an lại
tính giở trò “bắt cóc”?
Chiều 26/5, bên ngoài
hành lang Quốc hội, trả lời báo chí về vụ án công ty Nhật Cường, ông Tô Lâm, Bộ
trưởng Công an VN, muốn bắt bằng được Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Nhật
Cường “bằng mọi biện pháp, cách gì có thể làm được đều làm”,
báo Người Lao động đưa tin.
Bộ trưởng Công an
Tô Lâm. Ảnh nhỏ: Bùi Quang Huy. Nguồn: VNF
Lời nói của ông Tô Lâm
làm dấy lên nhiều câu hỏi, liệu giới chức Việt Nam “có dám” thực hiện tiếp một
phi vụ bắt cóc ông Bùi Quang Huy, giống như đã từng bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi
năm 2017 không? Và khi thực hiện bằng cách mượn máy
bay của chính phủ Slovakia để chở người bị bắt cóc ra khỏi EU đã bị
lộ tẩy, thì còn “nghiệp vụ” nào khác để thay thế, chẳng hạn như mượn tàu ngầm của
Nga?
Bộ Công an là cơ quan đứng
đầu của một đất nước, được lập ra nhằm giám sát người dân thực thi pháp luật, bảo
đảm mọi người làm đúng luật. Thế nhưng, câu nói “bằng mọi biện pháp, cách gì
có thể làm được đều làm” để bắt cho bằng được nhân vật Bùi Quang Huy, của Bộ
trưởng Tô Lâm, cho thấy ông ta coi thường luật pháp như thế nào.
Người đứng đầu cơ quan thực
thi pháp luật của đất nước, lại ngồi trên luật pháp, bất chấp luật, thử hỏi
trên đất nước này còn nơi nào luật pháp được thực thi hay tôn trọng?
Những cụm từ “Thượng tôn
pháp luật” hay “Nhà nước pháp quyền”… chỉ là những khẩu hiệu tuyên truyền rỗng
tuyếch. Một đất nước mà nơi nào cũng hành xử vô pháp, thì nơi đó chỉ tồn tại luật
của rừng xanh, mạnh được, yếu thua, luật của những con thú mang ra xử nhau.
Mời xem thêm: Bộ trưởng Công an: ‘Bằng mọi biện pháp để bắt được Tổng giám đốc
Công ty Nhật Cường’ (TN). – Bộ trưởng Tô Lâm: Làm mọi cách để bắt ông chủ Nhật Cường (Zing). Bộ trưởng Tô Lâm: ‘Bằng mọi biện pháp, làm tất cả mọi cách để
bắt ông chủ Nhật Cường’ (VNF).
Tin Nhân quyền
Hôm 26/5, tổ chức nhân
quyền Freedom Now ra thông báo cho biết, “Nhóm công
tác của Liên Hiệp quốc về giam giữ tùy tiện đã đưa ra ý kiến cho rằng, việc Chính phủ Việt Nam giam giữ
blogger Phan Kim Khánh là trái với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của mình”.
Tù nhân lương tâm
Phan Kim Khánh. Photo Courtesy
Theo đó, Nhóm công tác của
LHQ kết luận rằng, ông Khánh đã bị giam giữ chỉ vì thực hiện các quyền tự do
ngôn luận và lập hội một cách ôn hòa. Kết luận này được đưa ra trên cơ sở xem
xét khiếu nại của hai tổ chức là Freedom Now và hãng luật Dechert LLP về trường
hợp giam giữ ông Khánh.
Ông Karl Horberg,
viên chức phụ trách chương trình của Freedom Now “hoan nghênh kết luận của
Nhóm công tác LHQ” và cho biết Phan Kim Khánh là “một nạn nhân của chiến
dịch chống lại các quyền tự do trên mạng ở Việt Nam”. Tổ chức này cũng kêu
gọi chính phủ Việt Nam tuân theo kết luận của Liên Hiệp quốc, trả tự do ngay lập
tức và vô điều kiện cho ông Khánh.
Mời xem thêm: Hãng luật quốc tế gửi thư lên UN đòi Việt Nam trả tự do cho
Phan Kim Khánh — Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc: Việc bắt giữ người tuỳ tiện ở
Việt Nam dẫn đến vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế (RFA). – Phan Kim Khánh bị xử 6 năm tù vì ‘tuyên truyền chống nhà nước’ (VOA).
Cũng tin nhân quyền, Luật
Khoa hôm nay có bài: Chúng ta còn chấp nhận bị bắt bớ vì “Bôi nhọ lãnh đạo” đến bao
giờ? Tác giả Cái Lư Hương nhận định: “Chúng ta công nhận
việc cần thiết trong bảo vệ quyền danh dự của mọi cá nhân, nhưng bảo vệ chúng bằng
cách đánh đổi quyền tự do ý chí và quyền tự do thân thể của một cá nhân khác là
một canh bạc đánh đổi quá lớn. Điều này hoàn toàn không phù hợp với mục tiêu cuối
cùng của tư pháp hình sự.
Tôi tin rằng việc chấp nhận hình phạt bỏ tù dành cho
những người ‘bôi nhọ lãnh đạo’ chỉ là một phản ứng thụ động của chúng ta trong
một xã hội nơi mà người dân đã quen với việc không có không gian để nói lên tiếng
nói của mình”.
Khởi tố Trưởng ban
Nội chính tỉnh Thái Bình
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, hôm
nay cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình đã khởi tố vụ án liên quan đến ông Nguyễn Văn Điều, Trưởng
ban Nội chính tỉnh Thái Bình về việc lái xe hơi gây tai nạn, làm một người chết
và hai người bị thương tối 8/5.
Ông Nguyễn Văn Điều, Trưởng ban Nội chính tỉnh Thái
Bình. Photo Courtesy
Hôm 20/5, báo Giao thông
đặt câu hỏi: Trưởng ban Nội chính tỉnh Thái Bình làm chết người vì sao chưa
khởi tố? Bài viết trả lời bằng một câu nghi vấn “Liệu có
phải do người gây tai nạn là cán bộ có chức vụ của tỉnh Thái Bình”? Tiếng
Dân xin trả lời: Ông Điều không chỉ là cán bộ có chức vụ mà còn có quyền lực rất
to. Ông ta là người đứng đầu cơ quan nội chính của đảng ở tỉnh Thái Bình, phụ
trách tổ chức và hoạt động cho các ngành Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra và tư pháp
Công an trong tỉnh Thái Bình.
Mời xem thêm: Khởi tố vụ án Trưởng Ban Nội chính tỉnh Thái Bình gây tai nạn rồi
bỏ chạy (VNN). – Khởi tố vụ án Trưởng Ban Nội chính Thái Bình lái xe bỏ chạy sau
khi gây tai nạn chết người (NLĐ). – Thái Bình định ‘lơ’ vụ trưởng Ban Nội Chính say rượu lái xe
tông chết người (NV).
No comments:
Post a Comment