Lê
Văn Đoành
28/05/2020
Hội nghị lần thứ 12 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII bế mạc chiều 14/5/2020. Sau 4 ngày làm việc,
vẫn không cho ra kết quả đúng như mong đợi. Hội nghị chỉ giải quyết được hai
trong ba nhóm vấn đề cốt lõi:
– Bàn việc bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
– Bàn về tiêu chuẩn, số
lượng, phương pháp, quy trình bầu bán Ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng.
Vấn đề thứ ba vô cùng
quan trọng, là “linh hồn” của chương trình nghị sự, đó là “công tác chi tiết
nhân sự chủ chốt Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII” đã vấp phải khó khăn. Con
người cụ thể bàn chưa ra, chỉ làm được mỗi việc tiến hành ghi phiếu giới thiệu
nhân sự quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cũng như tiêu chuẩn ủy viên Trung
ương, điều kiện, cơ cấu, số lượng, quy trình giới thiệu.
Đảng CSVN luôn tự hào về
“đội ngũ kế thừa”, nhưng cứ mỗi kỳ đại hội, lại tỏ ra lúng túng và bế tắt.
Nguyên nhân không phải là vấn đề thiếu người, mà vì thể chế “độc tài đảng trị”
thì ai ngồi vào Bộ Chính trị, BCH Trung ương mà chẳng được.
Năm xưa, tiều phu Nông Đức
Mạnh thừa nhận mình “không tài cán gì”, vậy mà ông vẫn ngồi hai nhiệm kỳ Chủ tịch
Quốc hội (khoá 9 và 10), rồi còn thêm hai nhiệm kỳ Tổng bí thư (cũng khoá 9 và
10) đó sao. Vấn đề sâu xa là tranh giành quyền lực, không phe nào chịu nhường
phe nào.
Ông Nguyễn Phú Trọng từng phải có hai người phụ nữ…
dìu đi. Ảnh: TTXVN
Theo quy định, Ủy viên Bộ
Chính trị và Ban Bí thư khi quá 65 tuổi là phải nghỉ, Ủy viên Trung ương cũng
chỉ giới hạn ở tuổi 60, trừ trường hợp đặc biệt.
Ở đại hội XII, trường hợp
“đặc biệt” quá tuổi được giới thiệu tái cử, cấp Bộ Chính trị có mỗi TBT Nguyễn
Phú Trọng. Cấp Ủy viên Trung ương quá tuổi giới thiệu tái cử gồm các ông:
– Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch
Quốc hội;
– Thượng tướng Bùi Văn
Nam, Thứ trưởng Bộ Công an;
– Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng.
– Huỳnh Phong Tranh, Tổng
thanh tra Chính phủ.
Tuy vậy, nhưng do dính
nhiều bê bối, bị tố cáo, ông Huỳnh Phong Tranh đã bị “out” ở Trung ương XII.
Từ trái qua: Uông
Chu Lưu, Bùi Văn Nam, Đỗ Bá Tỵ và Huỳnh Phong Tranh
Quay trở lại đại hội
XIII, ngày 2/1/2020, Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số
214-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá
cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”
(QĐ 214) thay thế cho Quy định số 90-QĐ/TW ngày 4/8/2017 của Bộ Chính trị (QĐ
90).
Khi QĐ 90 ra đời, dư luận
râm ran rằng, ông Trọng mở đường cho người kế nhiệm Trần Quốc Vượng. Nhưng ngay
sau đó, đã xuất hiện sự so sánh ông Vượng và các ứng viên khác ở một số tiêu
chí trong QĐ 90. Nếu “Quyết liệt”, “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” thì ông Vượng
không bằng ông Phúc. Còn “Có uy tín cao trong Trung ương, trong BCT, trong Đảng”,
thì bà Ngân là người nổi trội hơn hẳn.
Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng
và “bộ sậu” tham mưu đau đầu, nghĩ cách. Vì thế, QĐ 214 ra đời, thay thế QĐ 90,
góp phần hoá giải vấn đề.
– QĐ 214, tiêu chuẩn Tổng
Bí thư, chỉ yêu cầu “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Ở phần uy tín, yêu cầu “Phải là
người có uy tín cao trong Trung ương, BCT, trong toàn Đảng và nhân dân”, thay
vì chỉ có “uy tín trong Trung ương, BCT và toàn Đảng” như QĐ 90.
– QĐ 214 yêu cầu chức
danh Tổng bí thư phải “bình tĩnh, sáng suốt” thay cho “quyết liệt” trước những
vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc…
Rất dễ dàng nhận thấy,
ông Trần Quốc Vượng là người thâm trầm, “bình tĩnh, sáng suốt” và có “uy tín
cao trong nhân dân”, vì lẽ ông là truyền nhân của “phe đốt lò”, do ông Nguyễn
Phú Trọng cầm chịch.
Nhưng ác nỗi, khi lấy phiếu
thăm dò trong các phiên họp Bộ Chính trị, ông Vượng lại thấp phiếu hơn ông Phúc
và cả bà Ngân. Ông Vượng có số phiếu chỉ ngang bằng ông Nhân. Khi đưa ra thăm
dò ở Hội nghị Trung ương 12, tình hình có vẻ phức tạp hơn nhiều. Có những ý kiến
yêu cầu bỏ “trường hợp đặc biệt”, ai quá tuổi ứng cử thì nghỉ, nhường cho những
người trẻ hơn.
Lại có ý kiến phản bác,
nhấn mạnh cần thiết phải có người già, giàu kinh nghiệm để “lèo lái con thuyền
của Đảng” đi đúng hướng. Họ cũng nâng quan điểm, cảnh báo, sẽ “nguy cơ, nguy hiểm”
cho chế độ, nếu như chuyển giao quá nhanh, quá gấp gáp…
Cuối cùng, Trung ương chốt,
cần phải có “trường hợp đặc biệt”, nhưng ai phải về “làm người tử tế”, ai được ở
lại khoá XIII, nhiệm kỳ 2021-2026? Một lần nữa, ông Trọng và cả Bộ Chính trị lại
phải đau đầu, suy tư.
Năm 2015, khi bàn nhân sự
cho đại hội XII, cũng vấp phải tình trạng các phe không ai chịu ai. Cuối cùng,
khi Nguyễn Tấn Dũng có đơn không tái cử, ông Trương Tấn Sang cũng công khai rút
lui, thì Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải…
mới từ bỏ tham vọng ngồi lại thêm một nhiệm kỳ.
Tại Hội nghị 12, khi lấy
phiếu đề cử nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII, ai nấy đều “choáng” khi
có đến 1/2 Ủy viên Trung ương khoá XII, được giới thiệu làm ứng viên. Và gần một
nửa trong số đó, ứng cử tiếp cho vị trí quyền lực số 5 sau tứ trụ, đó là ghế…
Thường trực Ban Bí thư. Điều đó cho thấy, có sự phân hoá đang rất cao. Các phe
đang quyết tranh giành những vị trí lãnh đạo chủ chốt một cách không khoan nhượng.
Phe miền Bắc muốn giữ lại
ông Trần Quốc Vượng và Đại tướng Ngô Xuân Lịch. Cánh miền Trung muốn ông Nguyễn
Xuân Phúc ngồi vào ghế Tổng Bí thư. Phe miền Nam thích cả ba người: Nguyễn Thị
Kim Ngân, Nguyễn Thiện Nhân và Trương Hoà Bình tái ứng cử khoá XIII tranh vé “tứ
trụ”.
Phe ông Trọng đang rút ra
bài học kinh nghiệm hồi Đại hội XII. Khi Hồ Mẫu Ngoạt, được quy hoạch vào Ban
Bí thư, giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng và Nguyễn Thị Kim Tiến, tái cử
Ủy viên Trung ương nhiệm kỳ 2, bất ngờ bị đánh văng ra khỏi danh sách BCH Trung
ương. Trong khi đó, những người không có trong “phương án” nhân sự chủ chốt, lại
lọt vào Bộ Chính trị như Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, lọt vào Ban Bí thư như
Nguyễn Văn Nên.
Sáng 27/5/2020, tại Hội
nghị báo cáo viên Tuyên giáo, ông Nguyễn Hồng Diên thông báo nhanh kết quả Hội
nghị Trung ương 12. Ông Diên cũng đã nhắc lại “sự cố” này, dù không nêu chi tiết.
Nguyễn Hồng Diên sinh
1965, quê Hưng Hà, Thái Bình. Ông Diên được xem là “đồ đệ” của ông Trần Quốc Vượng.
Ông Diên sau khi ca ngợi ông Trọng lên mây xanh, thì chốt rằng, “cần có những
người lão luyện về mặt chính trị, kinh nghiệm để chèo lái con thuyền đất nước
vượt qua sóng gió, nguy nan“. Và “nếu như Ban chấp hành T.Ư, Đại hội lựa
chọn được những người tái cử trong trường hợp đặc biệt để đảm đương vị trí chủ
chốt của Đảng, Nhà nước thì sẽ rất vững vàng, để đưa đất nước vượt qua khó khăn“.
Ông Nguyễn Hồng Diên cũng
thừa nhận có “đánh” nhau từ “người trong cuộc” khi chỉ có một ghế, nhưng có nhiều
ứng viên.
Dư luận đang đồn đoán,
ông Nguyễn Phú Trọng sẽ rút lui. Trung ương có thể tái kích hoạt quy chế Cố vấn
BCH Trung ương dành cho ông.
Ông Trọng có niềm tin và
quyết tâm đưa ông Trần Quốc Vượng lên thay mình. Tiểu ban nhân sự do ông Trọng
đứng đầu, có thể dùng “ba yếu tố”, đạo đức lối sống, đơn thư tố cáo và tài sản
bất minh, để loại bất kỳ ứng viên nặng ký nào vào phút… 90!
Ông Vượng là nhân vật
“kiên định chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và sẽ tiếp tục chiến dịch
“đốt lò” dở dang của ông Trọng. Trung ương bây giờ chỉ còn lựa chọn một trong
hai phương án: Hoặc là ủng hộ tuyệt đối ông Vượng trong vai trò Tổng Bí thư, hoặc
là ông Trọng sẽ ở lại.
Tất cả sẽ được giải quyết
trong các phiên họp Bộ Chính trị tới đây. Trước khi trình Hội nghị Trung ương
13 để chốt danh sách.
Trong một động thái khác,
con trai ông Trọng là Nguyễn Phú Trường, sinh 1978 Phó Giám đốc Học viện Thanh
thiếu niên Việt Nam, được Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp nhận, bổ nhiệm, giữ chức
Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền từ ngày 22/1/2020.
Nguyễn Phú Trường được
cho sẽ “đặc cách” để vào Ủy viên BCH Trung ương khóa XIII khi bố ông từ giã
chính trường. Trong khi đó, Phạm Quang Thanh (sinh năm 1981), Phó bí thư huyện
Sóc Sơn, Hà Nội, con trai ông Phạm Quang Nghị, có thể được vào Ủy viên dự khuyết.
Nguyễn Phú Trường (bên phải) nhận quyết định từ Phó
Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng
Một diễn biến nữa cũng
đang “nóng” chính trường, đó là Ủy ban phòng chống tham nhũng Trung ương, chỉ đạo
hoàn tất điều tra 5 đại án, kết thúc cuối năm 2020, tức là trước khi khai mạc đại
hội Đảng. Trong đó có:
– Vụ cty Nhật Cường “trốn
thuế, buôn lậu, rửa tiền”… có liên quan đến gia đình Nguyễn Đức Chung, chủ tịch
Hà Nội. Gươm vẫn đang treo trên đầu Chung “con”.
– Vụ “Tham ô tài sản” xảy
ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri), bị can Lê Tấn Hùng, là em trai
Lê Thanh Hải, cựu Bí thư thành Hồ.
– Vụ Gang thép Thái
Nguyên “lãng phí, thất thoát tài sản, gây hậu quả nghiêm trọng”, liên quan đến Ủy
viên Bộ Chính trị, Hoàng Trung Hải.
Xem ra, vây cánh của ông
Nguyễn Tấn Dũng sẽ chịu thêm một lần “đại phẫu” nữa, trước khi những mặc cả (nếu
có) được đưa ra trước thềm đại hội XIII của Đảng CSVN.
No comments:
Post a Comment