Trần
Hinh / VHNA
Thứ ba, 26 Tháng 5 2020
16:27
Tại phần tóm tắt đề dẫn
báo cáo tham luận Những nàng Công chúa Ngũ Long: các tác giả nữ đương đại
gốc Việt viết bằng tiếng Pháp (Princesses de Cinq Dragons: des auteurs
contemporains d’origine vietnamienne écrivent en francais), trong khuôn khổ Hội
thảo khoa học Giao lưu văn hóa Pháp - Việt, tỏ chức 2 ngày 16 và 17
tháng 5 vừa qua tại trường Đại học Sư phạm phố Ulm, một trong những ngôi trường
nổi tiếng nhất Paris, Cộng hòa Pháp, giáo sư Henri Copin, đã viết: “Văn học
Việt Nam viết bằng tiếng Pháp và gắn liền với giai đoạn thuộc địa Pháp, gần đây
đã vượt khỏi vùng cấm mà nó từng bị giới hạn vì những lý do vật chất, ý thức hệ
hoặc thẩm mỹ. Sự đổi mới này nhờ vào các nhà nghiên cứu trẻ, phần lớn đều sinh
ra sau chiến tranh, họ được coi là những người có cách nhìn và phương pháp được
coi là hậu thuộc địa (post-coloniaux), theo nghĩa thời gian và phương pháp luận
của thuật ngữ này. Bên cạnh loạt tác phẩm được tái hiện bằng sự gắn kết và ánh
sáng mới, dường như bị giới hạn trong thời kỳ thuộc địa, ta nhận thấy có một nền
văn học Việt Nam được viết bằng tiếng Pháp tiếp tục và xuất hiện trở lại, vượt
thời gian và lãnh thổ, dù ở Việt Nam, Pháp hay Canada. Tôi muốn được đề cập
đến một số tác phẩm của các tác giả nữ gốc Việt Nam, những người có thể biết hoặc
không biết đến đất nước này, nhưng dù sao nhờ tiếng vang của quá khứ hay những
ký ức được tìm lại, họ dã chọn viết bằng tiếng Pháp. Kim Lefevre, Anna Moi, Linda Lê, Kim Thúy, Trần
Thị Hảo (và có thể còn những người khác) tạo thành một nhóm không đồng
nhất. Tôi muốn khám phá về những tác phẩm họ viết, những mối quan hệ giữa các nền
văn hóa, những bản sắc tương hợp hay có tính cạnh tranh, tình cảm của những người
con xa xứ, thể loại tác phẩm, nỗi nhớ quê hương và sự hiện đại, mối quan hệ
ngay trong nội bộ từng ngôn ngữ hoặc với các ngôn ngữ khác. Liệu ta có thể đồng
nhất việc đóng góp của nền văn học viết bằng tiếng Pháp này, qua sự thể hiện của
các nữ tác giả gốc Việt từ cái nhìn của thế giới đương đại?”.
Phần đề dẫn của
Henri Copin quả thật ngay từ đầu đã vô cùng thú vị: hiện tượng các nhà văn Việt
Nam viết bằng tiếng Pháp từng một thời được vinh danh (như Phạm Duy Khiêm, Phạm
văn Ký) nay bỗng được khơi lại. Điều đặc biệt thú vị hơn, những đại diện của
dòng văn chương này đa số lại là tác giả nữ, hiện nay còn sống và viết. Sự nổi
tiếng của họ ở trong nước cũng rất khác nhau. Người lớn tuổi nhất Kim Lefevre,
năm nay đã 84 tuổi, và người ít tuổi nhất Kim Thúy (tên thật là Nguyễn Tịnh An,
51 tuổi) cũng như Anna Moi (64 tuổi), Trần Thị Hảo (62 tuổi), ít nhiều đều được
những người đọc trong nước quan tâm. Năm nữ nhà văn được gắn cho cái “biệt
danh” rất độc đáo: Năm nàng công chúa Ngũ Long (nghe nói Henri
Copin đã chọn được cái tên này từ trong một tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình
Chiểu, xứ Nam Bộ, tác giả của hai câu thơ nổi tiếng “Chở bao nhiêu đạo thuyền
không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”) đại diện cho thế hệ văn chương
đương đại viết bằng tiếng Pháp đã dệt nên tấm “hoa văn” rực rỡ và đa dạng sắc
màu của nền nền văn học francophone, mà Việt Nam là một trong những thành viên
quan trọng.
Mối quan tâm của giới
“tinh hoa” Pháp về một hiện tượng nổi lên gần đây trong những người cầm bút nữ
gốc Việt viết văn bằng tiếng Pháp, rõ ràng là một điều đáng mừng. Nhưng theo
tôi, còn đáng mừng hơn, khi chúng ta được chứng kiến đã có sự tiếp nhận “cởi mở”
và “thông thoáng” hơn đối với khuynh hướng văn học này. Bước sang thế kỷ XXI,
các nhà phê bình đã bớt phần “hẹp hòi”, tâm thế tiếp nhận cũng công bằng và
khách quan hơn. Trước những tiếng nói “khác lạ”, độc giả đã thực sự có được sự
cẩn trọng.
Quả thật, trong số năm
nhà văn nữ chúng ta vừa nhắc đến ở trên, dù được xếp trong cùng một hiện tượng,
những cây bút viết bằng tiếng Pháp, nhưng tuổi tác và con đường họ đến với tiếng
Pháp và văn chương cũng rất khác nhau. Kim Lefevre có dòng máu chia đôi giữa Pháp và
Việt (cha Pháp, mẹ VN). Bà sinh năm 1935, theo cha mẹ sang Pháp từ năm 1963,
làm nhiều nghề khác nhau, diễn viên, giáo sư văn học, viết văn, dịch giả. Con số
tác phẩm mà Kim Lefevre để lại cho người đọc đến thời điểm này tuy không nhiều
(4 tác phẩm: Cô gái lai da trắng, 1989, Trở lại mùa mưa,
1990, Tôi, Malinna Malinche,1994, Những cánh chim chết ở
Mékong, 2006), nhưng lại hết sức ấn tượng. Đặc biệt nhất, Cô gái
lai da trắng (Métisse blanche 1989,), một tác phẩm gần như được viết
dưới dạng tự truyện, kể lại cuộc đời một cô bé mang trong mình hai dòng máu
khác nhau, đã phải trải qua những năm tháng nhọc nhằn, vất vả để khẳng định cái
tôi của mình. Ở thời điểm Kim Lefevre rời Việt Nam (1963), chúng ta hãy nhớ lại,
cuộc chiến tàn khốc của thực dân Pháp chống lại nhân dân Việt Nam chỉ vừa khép
lại chưa lâu, vết thương chiến tranh vẫn còn chưa kịp lành lặn. Thế nhưng ngay
sau đó, một cuộc chiến khác còn tàn khốc hơn lại tiếp diễn với một kẻ ngoại
bang mới: đế quốc Mỹ. Cuộc trở về cội nguồn của Kim Lefevre chắc hẳn còn khó
khăn hơn. Nhưng dù khó thế nào, từ tận đáy lòng mình, bà vẫn giữ được những
tình cảm đặc biệt với quê hương xứ sở. Những tác phẩm của bà từ sau năm 1989 vẫn
trở lại với mảng đề tài về Việt Nam. Và ẩn sâu trong những tác phẩm viết bằng một
thứ tiếng “xa lạ”, vẫn đậm đặc nét tâm hồn Việt. “Viết bằng tiếng Pháp nhưng
không viết tiếng Pháp”, Kim Lefevre đã thể hiện được đúng tinh thần đó.
Ở một phía khác, con đường
dẫn Anna Moi
(tên thật là Trần Thiên Nga) đến với tiếng Pháp lại hết sức tự nhiên.
Sinh 1955 tại Sài Gòn, say mê và có năng khiếu nghệ thuật, năm 1973, Anna Moi
sang Pháp du học. Ban đầu bà theo môn Lịch sử tại trường Đại học Nantèrre.
Trong suốt 20 năm lăn lộn thử thách với khá nhiều nghề ở xứ người, đến năm
1992, Anna Moi mới có dịp trở lại Việt Nam. Và bà đã không khỏi ngạc nhiên rằng,
chỉ trên chính mảnh đất quê hương, năng khiếu văn chương của mình mới có cơ may
nảy mầm và phát triển. Bà chân thành bộc bạch: “Tôi xa Việt Nam lâu, trở nên
rành tiếng Pháp hơn hết thảy, nên tôi chọn tiếng Pháp để sáng tác. Nhưng những
câu chuyện đầu tiên nâng đỡ và chắp cánh cho tôi trên con đường viết văn lại
chính là Việt Nam”; và: “Khi về lại Việt Nam, tôi mới hiểu ra sao, vì sao bao
năm qua mình đã không viết được. Khi sống ở nước ngoài con người tôi luôn thiếu
một số thành tố nào đó để hoàn chỉnh. Chỉ có trở về đây, tôi mới ráp cho mình
được những mảnh thất lạc ấy”. Trong khoảng hơn 20 năm sau chuyến trở về từ Việt
Nam, Anna Moi đã hoàn thành 8 tập truyện ngắn và tiểu thuyết: Tiếng vọng
từ những cánh đồng (2000), Hương thơm ngôi chùa
(2004), Cơm đen (2004), Chim săn mồi (2005), Violon (2006), Nọc
bướm (2017). Một số trong những tác phẩm này đã nhận được những giải
thưởng danh giá. Và điều quan trọng hơn, gần như tất cả các tác phẩm của bà đều
lấy cảm hứng trực tiếp từ Việt Nam. Trong một thứ tiếng Pháp thuần khiết, Anna
Moi viết về quê hương mình bằng giọng văn “yêu đời, hóm hỉnh”, “viết để quên đi
nỗi sợ và cái chết”, “viết với sự hòa âm và một cảm hứng thiêng liêng” (Le
Nouvel Observateur).
Ít tuổi hơn một chút,
sinh 1957, Trần Thị Hảo,
có lẽ trong cuộc hành trình đến với tiếng Pháp suôn sẻ và thuận lợi hơn rất nhiều.
Sinh ra và lớn lên từ Hà Tĩnh, một thành phố phía bắc miền Trung nghèo khó và
khắc nghiệt, Trần Thị Hảo vào học khoa tiếng Pháp trường Đại học Ngoại ngữ, nay
là Đại học Hà Nội. Tốt nghiệp, bà trở thành giảng viên Ngôn ngữ và Văn học Pháp
chính tại đây. Năm 2002, sau khi nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành văn học so sánh
tại trường Đại học Sorbonne IV, bà chính thức trở thành cán bộ nghiên cứu tại
chính ngôi trường danh tiếng này. Kể từ đó, tình yêu văn chương đã chắp cánh
cho Trần Thị Hảo có được những giấc mơ bay bổng. Bà không chỉ viết văn bằng tiếng
Việt, mà còn cả tiếng Pháp. Chỉ trong khoảng hơn chục năm cầm bút, từ 2006 tới
nay, ngoài hàng chục cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Việt và những cuốn biên khảo
chuyên ngành, Trần Thị Hảo đã lần lượt cho ra đời các tiểu thuyết viết bằng tiếng
Pháp: La jeunne fille et la guerre (2006), A toujour
ma concubine (2010), La derniere Impératrice dAnnam: Nam
Phuong (2014), J’aurai ving áns dans deux jours (2016).
Tất cả các tác phẩm này đều cùng được in từ NXB Harmattan Trong số đó có không
ít tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy tại các chương trình giáo dục ngữ pháp
ngay chính nước Pháp.
Trong số các nhà văn nữ gốc
Việt viết bằng tiếng Pháp, có lẽ Linda Lê là nhà văn đi xa nhất trong nghề cầm bút của mình.
Cái tên Linda Lê ngày nay đã không còn mấy xa lạ với người đọc Việt Nam. Sang
Pháp cùng mẹ từ năm 14 tuổi, tiếp thu và học tiếng Pháp còn thuần thục hơn cả
tiếng mẹ đẻ, viết hàng chục tác phẩm bằng tiếng Pháp, không ít trong số đó đã
được nhận giải thưởng danh giá của giới văn chương Pháp (Giải thưởng tài năng,
1990, Giải văn chương sáng tạo 1993, Giải Fénéon cho tác phẩm Hồi tưởng,
Giải Reneaudot Poche, vào chung khảo giải Goncourt (1997), Giải Fémina). Dù ở
xa đất nước, khi nói về vùng đất sinh thành của mình, nhưng Linda Lê luôn bộc bạch
chân thực: “Tôi hi vọng tìm lại các dấu vết của quá khứ tôi, cái thời tôi
còn là một cô bé học sinh, thời tôi hay đi dạo với cha tôi. Dù thế nào đi nữa
thì Việt Nam vẫn là mảnh đất của tuổi thơ tôi ngay cả khi tôi đã rời đất nước
được 30 năm”.
Nữ văn sĩ cuối cùng, người
có khó khăn và trắc trở nhiều nhất trong cuộc hành trình viết bằng tiếng Pháp,
đồng thời cũng là người duy nhất trong nhóm Ngũ Long sống
ngoài nước Pháp, đó là Kim
Thúy. Bà sinh năm 1968, tên thật là Nguyễn An Tĩnh, định cư
cùng gia đình tại Canada sau một chuyến vượt biên năm 1979. Từng làm rất nhiều
nghề: luật sư, phiên dịch, giảng dạy ngôn ngữ…, nhưng giờ đây bà dành nhiều thời
gian hơn cho việc viết văn, sau khi cuốn tiểu thuyết dưới hình thức tự truyện, Ru,
ra đời với thành công vang dội (đến nay đã được dịch ra gần 20 thứ tiếng). Cũng
chính nhờ Ru, Kim Thúy đã được trao tặng và đề cử nhiều giải thưởng
cao quý từ các Hiệp hội Văn học nghệ thuật Pháp, Canada, Thụy Điển. Một điều đặc
biệt khác, tiểu thuyết của bà tuy viết bằng tiếng Pháp, nhưng nhan đề vẫn giữ
nguyên tiếng Việt (Ru, Mãn, Vi). Vẻ đẹp tâm hồn Việt vẫn thấm đậm qua từng dòng
chữ Pháp trong các cuốn tiểu thuyết của bà. Không chỉ trong trang viết, mà ở
ngoài đời, nếu ai đó có được may mắn gặp gỡ và trò chuyện với người phụ nữ này,
cảm nhận trước tiên bao giờ cũng là sự đôn hậu và những tiếng cười luôn nở trên
môi. Nhà văn NGuyễn Phan Quế Mai đã từng viết về Kim Thúy: “Cái dấu sắc nhỏ
nhoi trên tên chị giữa trang báo tràn đầy những chữ tiếng Anh, và trên bìa quyển Ru in
cùng bài báo, dường như là một bông hoa kiêu hãnh khẳng định chị là người Việt
Nam, là một phần không thể tách rời của dải đất hình chữ S”; và nữa:“Chị Kim
Thúy khẳng định với tôi rằng, nếu không được sống và cống hiến ở quê hương, chị
đã không thể viết Ru, Mãn và Vi. Những năm tháng ở
Hà Nội và cả sài Gòn cho chị những trải nghiệm rõ ràng nhất về những nét tinh
túy trong văn hóa và cách sống của người Việt, để những quan sát ấy sau này sống
động trong từng trang viết.” (Báo Người đô thị, 22/2/2019)…
Các nhà văn nữ gốc Việt
viết bằng tiếng Pháp, mỗi người đều mang phong cách riêng độc đáo: Kim Lefvre với
cách kể chuyện cuốn hút, Anna Moi đậm đặc nữ tính, Linda Lê sâu sắc, Kim Thúy
thi ca và trữ tình, Trần Thị Hảo dung dị và cuốn hút. Tất cả họ đã dệt nên tấm
hoa văn rực rỡ sắc màu trong dòng văn chương viết bằng tiếng Pháp của Việt Nam.
Họ đã thực sự “viết bằng tiếng Pháp, nhưng không viết tiếng Pháp”, góp phần tạo
nên một nền văn chương đa sắc màu trong thế giới văn
chương toàn cầu hóa hiện nay.
No comments:
Post a Comment