Người
Lao Động Online (Theo CNN, CBS News)
30-05-2020 - 11:02 PM
(NLĐO) – Hai cảnh sát liên bang bị bắn trong các cuộc
biểu tình ở TP Oakland, bang California – Mỹ hôm 29-5, một trong hai người này
đã thiệt mạng.
Sở cảnh sát TP Oakland
nói với Đài CNN ít nhất 7.500 người biểu tình đã xuống đường phản đối vụ xét xử
liên quan đến cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu thiệt
mạng sau khi bị viên cảnh sát da trắng chẹt đầu gối vào cổ. Các cuộc biểu tình
đã gây thiệt hại trên khắp thành phố.
Một người biểu tình
nhảy lên xe cảnh sát ở Atlanta. Ảnh: Sky News
Thông báo của cảnh sát
ghi nhận nhiều vụ phá hoại, trộm cắp các doanh nghiệp, đốt phá và tấn công cảnh
sát. Giới chức trách đang điều tra vụ cảnh sát bị bắn trong cuộc biểu tình.
Trong khi đó, các cuộc biểu
tình về cái chết của ông George Floyd tiếp tục diễn ra vào sáng 30-5 (giờ địa
phương) tại Lincoln, bang Nebraska.
Người biểu tình tụ
tập bên ngoài trụ sở CNN. Ảnh: Sky News
Còn tại bang Arizona, người
biểu tình đã có nhiều hành động phá hoại ở trung tâm TP Phoenix.
"Nhiều nơi ở khắp
khu vực trung tâm Phoenix bị phá hoại khi một số người biểu tình có hành vi tội
phạm, phá cửa các doanh nghiệp và phá hủy những chiếc ô tô đậu bên đường"
- Sở Cảnh sát TP Phoenix thông báo trên mạng Twitter.
Một người biểu tình
đập phá cửa hàng ở Oakland. Ảnh: Bay Area News Group
Phoenix là một trong hơn 20 thành phố trên khắp nước Mỹ đã chứng kiến các cuộc biểu tình vào tối 29-5 (giờ địa phương)
sau cái chết của ông George Floyd.
Tại TP Houston, bang
Texas, gần 200 người bị bắt trong các cuộc biểu tình cùng ngày. Hầu hết những
người bị bắt sẽ bị buộc tội cản trở giao thông, theo Sở Cảnh sát Houston. 4 cảnh
sát bị thương nhẹ và 8 xe cảnh sát bị hư hại trong các vụ biểu tình.
Người biểu tình phá
hoại bên ngoài một ngân hàng ở Oregon. Ảnh: AP
Trong khi đó, các cuộc biểu
tình tiếp tục diễn ra trên khắp TP Minneapolis, khoảng 50 người đã
bị bắt giữ. Hơn 2.500 cảnh sát được điều động để duy trì ổn định. Thiếu tướng
Jon Jensen thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Minnesota cho biết hơn 1.700 binh
sĩ Vệ binh Quốc gia sẽ được triển khai trong khu vực vào ngày 31-5. Đây sẽ là đợt
triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia lớn nhất trong lịch sử bang Minnesota.
Các cuộc biểu tình với khẩu
hiệu "Tôi không thể thở" xuất phát từ Minneapolis khi cơ quan công tố
chậm trễ trong việc ra quyết định truy tố các cảnh sát liên quan đến cái chết của
ông Floyd dù 4 người này đã bị sa thải. Cơn thịnh nộ sau đó lan sang nhiều địa
phương khác của Mỹ.
Cảnh sát xịt hơi
cay giải tán người biểu tình ở Oakland. Ảnh: Bay Area News Group
Hàng ngàn người biểu
tình xuống đường ở Oakland. Ảnh: Bay Area News Group
Derek Chauvin, 44
tuổi, cảnh sát chẹt cổ ông Floyd khiến nạn nhân tử vong, bị truy tố tội giết
người cấp độ 3 và ngộ sát do bất cẩn. Người này dự kiến ra tòa vào ngày 1-6 tại
tòa quận Hennepin, bang Minnesota. 3 cảnh sát còn lại cũng đang bị điều tra và
có khả năng sẽ bị truy tố.
Người biểu tình đốt
phá một cửa hàng ở Oakland. Ảnh: Bay Area News Group
Phía trước Nhà Trắng,
theo đài CNN, một nhóm biểu tình đụng độ rạng sáng 30-5 (giờ địa phương) với Mật
vụ Mỹ.
Thông qua mạng
Twitter, Tổng thống Donald Trump gửi lời cám ơn Cơ quan Mật vụ
đã ngăn chặn những người biểu tình ở công viên Lafayette. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng những
người biểu tình sẽ được "chào đón bằng bầy chó dữ tợn nhất và những vũ khí
đáng ngại nhất" nếu tấn công hàng rào Nhà Trắng.
Thông điệp trên Twitter kể
trên của Tổng thống Trump được đài CNN bình luận là "lạ lùng".
Xuân Mai (Theo CNN, CBS News)
--------------------
Video
Người Việt Online
.
Video
VietCatholicNews
----------------------------------------
BBC
Tiếng Việt
30/05/2020
Một phóng viên của CNN đã được thả ra sau khi bị bắt
trong khi đưa tin về các cuộc biểu tình ở thành phố Minneapolis, Mỹ liên quan đến
cái chết của một người đàn ông da đen không vũ trang.
Khoảnh khắc phóng
viên CNN bị còng tay khi đang đưa tin trực tiếp về cuộc biểu tình ở Minneapolis
Ông Omar Jimenez đã bị
còng tay dẫn đi trong đang truyền hình trực tiếp cuộc biểu tình vào sáng sớm thứ
Sáu 29/5. Người quay phim và nhà sản xuất cũng bị giam giữ, có vẻ là do họ
không dời đi khi được yêu cầu.
Sau đó, họ được trả tự do
mà không bị buộc tội.
Thống đốc bang Minnesota
Tim Walz đã xin lỗi, mô tả vụ việc là "không thể chấp nhận được".
CNN cho biết các vụ bắt
giữ này là vi phạm hiến pháp.
Chuyện gì đã xảy
ra?
Phóng viên Jimenez đang
tường thuật đêm biểu tình bạo lực thứ ba tại thành phố Minneapolis, nổ ra sau
cái chết của George
Floyd. Vào thứ Ba 26/5, một video bị rò rỉ cho thấy cảnh một cảnh sát
quỳ trên cổ Floyd, mặc dù anh ta nói rằng anh ta không thể thở được.
Ông Jimenez khi đó đang
tường thuật trực tiếp về một vụ bắt giữ xảy ra ở khu vực có một đồn cảnh sát bị
đốt cháy.
Sau khi đoàn làm phim
quay được cảnh bắt giữ, cảnh sát bắt đầu đi về phía họ và yêu cầu họ dời đi.
Trên video, ông Jimenez tự
nhận mình là nhà báo của CNN và nói với các cảnh sát rằng: "Chúng tôi có
thể quay trở lại chỗ mà các ông muốn ở đây. Chúng tôi đang phát sóng trực tiếp."
Một cảnh sát trong trang
phục chống bạo loạn sau đó nói: "Ông bị bắt" và còng tay, đưa ông
Jimenez đi.
Các phản ứng?
CNN đăng trên Twitter rằng
vụ bắt giữ này rõ ràng "vi phạm Tu chính Án Hoa Kỳ". Bản sửa đổi đầu
tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do hiệp hội.
Twitt của CNN
Đội tuần tra bang
Minneapolis xác nhận các vụ bắt giữ và cho biết những người bị giam giữ đã được
thả ra "ngay khi họ được xác nhận là các phong viên hãng truyền
thông".
Nhưng Thống đốc Walz cho
biết ông "chịu trách nhiệm hoàn toàn" về vụ việc.
"Trong một tình huống
như thế này, ngay cả khi quý vị đang ổn định một khu vực, chúng ta phải đảm bảo
rằng có một nơi an toàn để báo chí tác nghiệp. Vấn đề ở đây là sự tin tưởng",
ông nói trong một cuộc họp báo.
Ông nói thêm rằng
"hoàn toàn không có lý do gì để sự việc như thế này xảy ra".
----------------
Tin liên quan
No comments:
Post a Comment