Thụy
My -
RFI
Đăng ngày: 30/05/2020
- 14:41
« Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung
Hoa » của Tập Cận Bình không còn ai mơ đến, thế nên nhà độc tài bèn
thúc đẩy tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Trong khi phương Tây đang choáng váng trước
hậu quả nặng nề của đại dịch, Bắc Kinh cho thấy đã sẵn sàng vi phạm các hiệp ước
quốc tế, như thỏa thuận với Luân Đôn về Hồng Kông. Virus corona cũng đã đẩy
nhanh cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Bắc Kinh và Washington.
Xã luận của Le
Point mang tựa « Sự biến tướng độc tài của Trung Quốc » đặt
vấn đề, hôm nay là Hồng Kông, ngày mai sẽ đến lượt Đài Loan bị tấn công bởi bàn
tay sắt của Tập Cận Bình – người quyết liệt đẩy mạnh kiểu chủ nghĩa xã hội hủy
hoại tự do.
Siết tự do Hồng Kông, Bắc Kinh
không ngại vi phạm thỏa thuận quốc tế
Lợi dụng đại dịch virus
corona đang thu hút toàn bộ sự chú ý của thế giới, Trung Quốc kết thúc quyền tự
trị của Hồng Kông. Đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn dập tắt tiếng nói của hàng
trăm ngàn người dân đặc khu đấu tranh cho dân chủ trước khi nạn dịch xảy ra, và
nay vừa bắt đầu tiếp tục phản kháng. Theo tác giả Luc de Barochez, thông điệp
sát hại dân chủ của Tập Cận Bình đã vượt khỏi Hồng Kông, liên hệ trực tiếp đến
châu Âu, cho thấy Trung Quốc đã lợi dụng phương Tây như thế nào.
Năm 1997, khi Anh quốc
trao trả Hồng Kông, Bắc Kinh đã cam kết dành quyền tự quyết cao độ cho đặc khu
trong nửa thế kỷ, cho đến năm 2047. Thế nhưng phương Tây đã tỉnh mộng. Trong
tám năm cầm quyền, Tập Cận Bình siết chặt kiểm soát người dân Hoa lục với một
loạt công nghệ mà những người tiền nhiệm không có được như trí tuệ nhân tạo, dữ
liệu khổng lồ, giám sát video, công nghệ nhận diện, kiểm soát toàn bộ các mạng
xã hội.
Sau Hồng Kông, Đài Loan
đang trong tầm ngắm, nhất là khi đã chứng tỏ được một nền dân chủ có thể kiểm
soát nạn dịch hiệu quả hơn độc tài. Đối với Tập Cận Bình, đây là một thách thức
không thể chấp nhận được. Lần đầu tiên mục tiêu thống nhất « hòa
bình » với Đài Loan không còn được nêu ra trong báo cáo thường niên của Quốc
Hội Trung Quốc vừa rồi. Chưa phải là đe dọa chiến tranh, nhưng không còn là bảo
đảm hòa bình.
Nhân đại dịch, Tập Cận Bình đẩy
mạnh mô hình toàn trị
Những gì đang diễn ra ở
phương Đông là một hình ảnh mới của cuộc xung đột giữa cộng sản độc tài và dân
chủ tự do, vốn đã đánh dấu thế kỷ 20. Ngay từ 2013, ông Tập đã dự báo «
sự biến mất của chủ nghĩa tư bản và chiến thắng tối hậu của chủ nghĩa xã hội ». Dưới
cái vỏ « Con đường tơ lụa mới », ông ta xây dựng một thế giới mới với
trung tâm không còn là Âu-Mỹ mà là Trung Quốc.
Đối với Tập Cận Bình,
Trung Quốc toàn trị dưới sự thống trị của đảng cộng sản là mô hình mà thế giới
phải noi theo. Nhà độc tài đỏ lợi dụng đại dịch corona để thúc đẩy những con cờ
của mình, áp dụng nguyên tắc của Winston Churchill « không nên phí
hoài một cuộc khủng hoảng ».
Chủ tịch Trung Quốc biết
rằng thảm họa kinh tế do con virus từ Vũ Hán gây ra có nguy cơ gây hỗn loạn xã
hội tại Hoa lục, việc tăng 6,6% ngân sách quốc phòng bất chấp phúc lợi xã
hội bị cắt giảm, và quyết định làm chủ tịch suốt đời của ông ta gây bất mãn
ngay trong giới cầm quyền Trung Quốc.
« Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung
Hoa » của ông Tập không còn ai
mơ đến, thế nên nhà độc tài bèn thúc đẩy tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Trong khi
phương Tây đang choáng váng trước hậu quả nặng nề của đại dịch, Bắc Kinh cho thấy
đã sẵn sàng vi phạm các hiệp ước quốc tế, như thỏa thuận với Luân Đôn về Hồng
Kông. Các đối tác của Trung Quốc cần rút ra kinh nghiệm.
Virus corona làm tăng tốc chiến
tranh lạnh Mỹ-Trung
L’Express lý giải « Virus corona đã đẩy nhanh cuộc chiến tranh lạnh
mới giữa Bắc Kinh và Washington như thế nào ».
Trong khi virus corona đã
làm cho 100.000 người chết tại Mỹ, tổng thống Donald Trump nhấn mạnh đến « sự
bất tài của Trung Quốc », nước phải chịu trách nhiệm về « vụ
thảm sát hàng loạt ở tầm mức thế giới ». Bắc Kinh tố cáo ngoại
trưởng Mỹ Mike Pompeo đã « nói dối » khi khẳng định
con virus độc hại đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Mới đây Washington đe dọa « sẽ
phản ứng rất mạnh » nếu Trung Quốc áp đặt luật « an ninh quốc
gia » lên Hồng Kông. Ông Pompeo còn chúc mừng bà Thái Anh Văn tiếp tục là
người đứng đầu một « nền dân chủ sinh động », « nguồn cảm
hứng cho khu vực và thế giới » khiến Bắc Kinh điên lên vì tức giận.
Tại Biển Đông, các chiến hạm Mỹ thách thức Trung Quốc.
Về kinh tế, thỏa thuận
thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1 coi như bị chìm xuồng. Mới đây Washington còn cấm
tất cả các nhà sản xuất chip điện tử trên thế giới có làm việc với Mỹ cung ứng
sản phẩm cho Hoa Vi, một dạng bóp nghẹt kinh tế đối với tập đoàn này. Bắc Kinh
trả đũa bằng cách lần đầu tiên từ tháng 3/2018 đã hạ giá đồng nhân tệ 15% so với
đô la, dấu hiệu tiên khởi cho một cuộc chiến tranh tiền tệ.
Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ cùng đối
nghịch Trung Quốc
Trong khi đó L’Obs trong
bài xã luận « Cuộc chiến tranh lạnh mới và chúng ta », tỏ
ra băn khoăn về vai trò của châu Âu. Sự xuống cấp nhanh chóng trong quan hệ giữa
hai siêu cường thế kỷ 21 đặt ra nhiều vấn đề, mà trước hết là câu hỏi, có thể gọi
tên cuộc khủng hoảng này là gì ?
Điểm khác biệt lớn với cuộc
chiến tranh lạnh Hoa Kỳ- Liên Xô trước đây là tầm vóc quy mô các trao đổi của
đôi bên, trong khi thập niên 50 hầu như không có hoạt động thương mại giữa hai
khối. Tác giả Pierre Haski cho rằng sẽ sai lầm nếu chỉ phân tích ở góc độ cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 tới.
Đã hẳn chống Trung Quốc
là một trong những chủ trương chính trong chiến dịch tranh cử của ông Donald
Trump, một phần để làm quên đi cuộc khủng hoảng virus corona. Nhưng ở Mỹ, tâm
lý thù địch Trung Quốc hiện nay là sâu sắc, được cả hai đảng chia sẻ và sẽ
không biến mất một khi cuộc bầu cử kết thúc. Chỉ cần đọc văn bản 14 trang được
công bố vào giữa tháng Ba, mang tựa đề « Cách tiếp cận chiến lược
của Hoa Kỳ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa », gọi Trung Quốc là kẻ « cạnh
tranh hệ thống »- chủ trương này hẳn là được phe Dân Chủ ủng
hộ.
Châu Âu khó thể đứng về bên
nào trong chiến tranh lạnh Mỹ-Trung
Vấn đề thứ hai mà cuộc khủng
hoảng đặt ra là đối với thế giới, là phải đứng về bên nào ? « Hãy
chọn phe đi đồng chí ! » - như khuyến cáo trước đây. Các nước
châu Âu, châu Phi và phần còn lại của châu Á phải có thái độ ra sao trước sự
phân cực này ?
Trung Quốc của Tập Cận
Bình đã đặt ra thách thức. Cho đến nay, thế giới vẫn chấp nhận chế độ này, hy vọng
rằng độc tài sẽ giảm dần cùng với sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên Trung Quốc lại
đi theo chiều hướng ngược lại, càng hùng mạnh thì lại càng độc đoán, và đại dịch
virus corona càng làm xu hướng này tăng lên. Đang ở thế thủ, đảng Cộng Sản
Trung Quốc chọn thái độ hung hăng. Trong nước, Bắc Kinh thúc đẩy dân tộc chủ
nghĩa, còn với thế giới thì khiêu khích, trả đũa mỗi lần bị chỉ trích.
Đối với châu Âu, hầu như
khó thể dung hòa giữa chủ trương cũng dân tộc chủ nghĩa của ông Donald Trump,
và sự cần thiết buộc một Trung Quốc đang thô bạo hơn phải tôn trọng mình. Đặc
biệt châu Âu đang thua thiệt ở một trong những lãnh vực cạnh tranh là công nghệ.
Trong khi đó hai siêu cường lại buộc châu Âu phải chọn phe, trước hết là việc sử
dụng 5G của Hoa Vi (Huawei).
Vào mùa xuân 2019, Ủy Ban
Châu Âu đã nhận định Trung Quốc vừa là đối tác vừa là đối thủ chiến lược. Bắc
Kinh là đối tác quan trọng trong Hiệp định khí hậu Paris mà tổng thống Mỹ đã
rút ra, và còn là nước cùng ký kết hiệp ước nguyên tử với Iran…Nhưng ngoài việc
lên án sự mập mờ của Trung Quốc về nguyên nhân đại dịch do con virus xuất xứ từ
Vũ Hán cũng như Bắc Kinh đàn áp Hồng Kông, Tân Cương… châu Âu có thể làm được
gì khác ? Tác giả không tin rằng châu Âu có thể hành động mạnh mẽ hơn.
Chiếc mặt nạ độc tài của Bắc Kinh đã rơi rụng từ lâu
Trong một bài viết
khác, L’Obs nhấn mạnh « Trung Quốc đã đánh rơi
chiếc mặt nạ ». Tập Cận Bình có những quyết định thô bạo, trước hết
về chính trị. Quy chế « Một đất nước, hai chế độ » của Hồng Kông bị hủy
hoại với việc áp đặt các biện pháp kiểm duyệt, kiểm soát và đàn áp cư dân đặc
khu, gây áp lực ngày càng lớn đối với Đài Loan.
·
Trên lãnh vực kinh tế, lần
đầu tiên chính quyền không đề ra mục tiêu tăng trưởng, cuộc khủng hoảng virus
corona được dùng làm một cái cớ. Sự chọn lựa này bộc lộ sự hoang mang của các
nhà lãnh đạo Trung Quốc trước viễn tượng kinh tế. Trung Quốc đang đối mặt với
cuộc khủng hoảng trạng huống đồng thời với khủng hoảng cơ cấu, liên quan đến
lão hóa dân số và kinh tế thế giới trì trệ.
Còn về « chiếc mặt nạ
y tế » thì đã bị rơi rụng từ rất lâu. Người ta biết rằng Trung Quốc đã dối
trá ngay từ đầu nạn dịch, giấu diếm những thông tin về việc lây từ người sang
người – lẽ ra đã tránh được mấy chục ngàn cái chết. Bây giờ không phải là lúc để
khuyến dụ như Trung Quốc đã làm trong nhiều thập niên qua : Bắc Kinh đã để
lộ hẳn bộ mặt một chế độ độc tài.
Donald Trump : Tái đắc cử
bằng mọi giá
Quay lại với nước Mỹ, tuần
báo L’Obs được cho là thiên tả, dành 12 trang báo cho tổng thống
Donald Trump trong cuộc chạy đua để giữ lại chiếc ghế ở Nhà Trắng. Tờ báo phân
tích từ chiến lược của Trump và bộ tham mưu cho đến những ủng hộ viên sẵn sàng
chiến đấu cho ông, bên cạnh đó là bài phỏng vấn giáo sư Allan Katz, một cựu đại
sứ của Obama.
Joe Biden đã « già
nua lẩm cẩm, kẻ quấy rối tình dục, ủng hộ Trung Quốc », một tấm ảnh chế
cho thấy « Biden Bắc Kinh » đang được đút ăn bằng muỗng trong viện dưỡng
lão… Chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump chỉ mới khởi đầu, đã báo hiệu rất
ác liệt.
Một cuộc thăm dò tuần rồi cho biết Biden đang vượt Trump 8 điểm, và
theo một thăm dò khác thì hơn đến 11 điểm, do kinh tế lao dốc và quản lý khủng
hoảng tệ hại. Tuy nhiên với Donald
Trump, tất cả đều có thể. Trang PredictIt vẫn dự đoán ông Trump sẽ thắng
(50-46), và ngay cả nhiều cử tri đã bầu cho Dân Chủ vẫn nghĩ rằng Donald Trump
sẽ lại đắc cử vào tháng 11 tới. Khó thể nói trước điều gì khi nước Mỹ đang chia
rẽ đến nỗi, nói theo ông Katz, có những người vẫn sẵn sàng bầu cho Trump kể cả
khi ông bắn hạ ai đó trên đại lộ số 5, còn người khác nhất quyết không bầu dù
Trump có miễn phí cho tất cả bệnh nhân ung thư.
Trump, Merkel, Raoult :
Trang nhất các tuần báo
Trang bìa của các tuần
báo Pháp kỳ này dành cho ba nhân vật khác nhau. L’Obs đăng ảnh
tổng thống Mỹ với tựa đề « Ông Trump muốn thắng cử ra sao », với
nhận xét tổng thống Mỹ không từ bất cứ điều gì để giành được nhiệm kỳ thứ nhì,
và chiến dịch tranh cử sẽ rất quyết liệt. Le Point đăng ảnh nữ
thủ tướng Đức Angela Merkel với tựa lớn « Bà sếp » và
tựa nhỏ phía dưới « Bà Merkel có thể cứu vãn châu Âu như thế
nào ».
L’Express dành trang bìa và hồ sơ chính cho giáo sư Didier Raoult, với phương
pháp trị liệu Covid-19 bằng chloroquine gây tranh cãi. Riêng Courrier
International chạy tựa « Sức khỏe và khí hậu, cùng một cuộc
chiến ». Ở trang trong, các báo bàn luận rất nhiều về Trung Quốc
và cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Trung.
No comments:
Post a Comment