01/06/2020
Ứng viên tổng thống của Đảng
Dân chủ Joe Biden hôm 31/5 kêu gọi người biểu tình phản đối sự tàn bạo của cảnh
sát không sử dụng bạo lực, trong khi bạo loạn xảy ra tại nhiều thành phố của Mỹ.
Ông Biden ra tuyên bố vài
giờ sau khi người biểu tình xuống đường phản đối cái chết của một người đàn ông
da đen không mang vũ khí mà một đoạn video cho thấy ông bị ngạt thở khi bị một
cảnh sát da trắng quỳ lên cổ ở Minneapolis.
“Phản đối sự tàn bạo như
vậy là điều đúng đắn và cần thiết”, ông Biden nói trong tuyên bố gửi qua email.
“Nhưng thiêu rụi các cộng
đồng và việc phá hoại vô ích thì không”.
Ông Biden nói thêm: “Tất cả đất nước chúng ta đang
đau buồn, nhưng chúng ta không thể để cho nỗi đau này hủy hoại chúng ta”.
Ông Biden sẽ đối mặt với
Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử vào ngày 3/11.
Quản lý chiến dịch tái
tranh cử của ông Trump, ông Brad Parscale, hôm 30/5 nói rằng ông Biden nên lên
án bạo lực mạnh mẽ hơn nữa.
Tuyên bố của ông Biden giống
với phát biểu của một nhà hoạt động vì quyền dân sự của người da đen và cũng là
dân biểu Mỹ từ tiểu bang Georgia, ông John Lewis, người từng bị cảnh sát đánh đập
trong cuộc tuần hành đòi quyền được bỏ phiếu ở Alabama năm 1965.
--------------------------------------
31/05/2020
Trong khi lệnh giới
nghiêm được áp đặt tại một số thành phố lớn của Mỹ, các cuộc biểu tình hôm 30/5
vẫn tiếp diễn ra để phản đối cái chết của một người đàn ông da đen không mang
vũ khí mà một đoạn video cho thấy ông bị ngạt thở khi bị một cảnh sát da trắng
quỳ lên cổ ở Minneapolis.
Từ Los Angeles tới Miami
hay Chicago, những người biểu tình hô vang “Tôi không thở được”, lặp lại những
lời cuối đời của ông George Floyd.
Các cuộc biểu tình bắt đầu
ôn hòa, nhưng sau đó trở nên hỗn loạn vì người biểu tình chặn giao thông, nổi lửa
và đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn.
Lực lượng an ninh có nơi
đã sử dụng hơi cay và đạn nhựa để khôi phục trật tự.
Hình ảnh người biểu tình
đổ ra đường phố lại gây thêm lo ngại về khủng hoảng ở Mỹ sau nhiều tuần nước
này triển khai các biện pháp giới hạn hoạt động để ngăn chặn sự lây lan của
virus Corona, vốn làm hàng triệu người mất việc và ảnh hưởng lớn tới các cộng đồng
thiểu số.
Tại thủ đô Washington DC,
hàng trăm người biểu tình tụ tập gần trụ sở của Bộ Tư pháp, hô vang, “Mạng sống
của người da đen quan trọng”.
Nhiều người sau đó đã di
chuyển tới Nhà Trắng, nơi họ đối mặt với các cảnh sát cầm khiên và một số trên
lưng ngựa.
Tổng thống Trump hôm 30/5
nói rằng nếu người biểu tình tụ tập ở quảng trường Lafayette, cách không xa Nhà
Trắng, xâm phạm hàng rào Nhà Trắng, “họ có lẽ đã được chào đón bởi các con chó
hung ác nhất và vũ khí đáng sợ nhất mà tôi từng chứng kiến”.
Toàn bộ Lực lượng Cảnh vệ
Quốc gia Minnesota đã được huy động lần đầu tiên kể từ Thế Chiến II sau bốn đêm
xảy ra bạo loạn và cướp phá tại một số khu vực ở thành phố lớn nhất của tiểu
bang này là Minneapolis và thành phố kế cận St. Paul.
Thống đốc Minnesota Tim
Walz nói rằng việc huy động này là điều cần thiết vì những kẻ gây rối không phải
là cư dân tiểu bang đã sử dụng các cuộc biểu tình phản đối cái chết của ông
Floyd làm cái cớ để gây bất ổn.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc
cho biết đã đặt các đơn vị quân sự trong tình trạng báo động và sẵn sàng triển
khai trong vòng bốn giờ nếu thống đốc Minnesota cần để duy trì trật tự.
Các đơn vị Vệ binh Quốc
gia cũng được các thống đốc của Ohio, Missouri, Wisconsin và Tennessee huy động.
-------------------------------------------------------------------
VOA
Tiếng Việt
29/05/2020
Hạ viện Hoa Kỳ hôm 27/5 đã đồng thuận thông qua đạo
luật kêu gọi trừng phạt các quan chức Trung Quốc đã đàn áp người Hồi giáo Duy
Ngô Nhĩ, và chuyển dự luật này tới Nhà Trắng để Tổng thống Donald Trump phủ quyết
hoặc ký thành luật.
Theo Reuters, với tỷ lệ số
phiếu ủng hộ 413/1, dự luật nhận được sự tán thành của gần như toàn bộ Quốc hội
Mỹ, trong khi Thượng viện đã nhất trí thông qua dự luật này, tạo ra áp lực lên
Tổng thống Trump trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt nhân quyền đối với
Trung Quốc.
Mặc dù các đảng viên Cộng
hòa của Tổng thống Trump trong Quốc hội nói họ tiên liệu là sẽ ký ban hành luật,
nhưng Nhà Trắng vẫn chưa cho biết liệu ông có làm như vậy hay không.
Dự luật kêu gọi các biện
pháp trừng phạt nhằm vào những người phải chịu trách nhiệm về việc đàn áp người
Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc, nơi Liên
Hiệp Quốc ước tính có hơn một triệu người Hồi giáo đã bị giam giữ trong các trại
cải tạo.
Dự luật đặc biệt nêu tên
Bí thư Đảng Cộng sản trong khu vực, Chen Quanguo, một thành viên của Bộ Chính
trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì “những vi phạm nhân quyền thô bạo” đối với người
dân ở đây.
“Quốc hội đã gửi đi một
thông điệp rõ ràng rằng chính phủ Trung Quốc không thể hành động mà không bị trừng
phạt”, Reuters dẫn lời Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio, người đứng đầu
việc thúc đẩy dự luật, nói.
Mối quan hệ giữa Tổng thống
Trump và chính phủ Trung Quốc đã trở nên ngày càng căng thẳng trong những tuần
gần đây, khi ông Trump cáo buộc Bắc Kinh làm cho đại dịch Covid-19 trở nên tồi
tệ hơn.
Dự luật cũng kêu gọi các
công ty hoặc cá nhân Hoa Kỳ hoạt động ở khu vực Tân Cương thực hiện các bước để
đảm bảo sản phẩm của họ không sử dụng lao động cưỡng bức.
Trung Quốc phủ nhận đã
ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ, và nói rằng các trại trên chỉ là trại huấn nghiệp.
No comments:
Post a Comment