Vì
sao phong trào Liên minh Trà Sữa ít thu hút được giới trẻ Việt Nam?
Lương
Nguyễn An Điền - SCMP
Dương Lệ Chi, chuyển ngữ
17/04/2021
.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/2-10-1024x683.png
Các nhà lãnh đạo Việt
Nam xử lý tốt đại dịch Covid-19, thu được sự ủng hộ cao của công chúng. Ảnh: AP
Các nhà lãnh đạo Việt Nam vừa xoa dịu giới trẻ am hiểu
công nghệ, vừa duy trì việc siết chặt các cuộc nói chuyện qua mạng ở một đất nước
hiện có khoảng 72 triệu người dùng mạng xã hội.
Nhưng không giống như Bắc Kinh, Hà Nội không có thế
mạnh về công nghệ và chính trị để phát động các chiến dịch thúc đẩy chủ nghĩa
dân tộc của giới trẻ trên mạng.
***
Mười năm trước, khi Ai Cập và Tunisia chứng kiến
những cuộc nổi dậy mạnh mẽ,
sau khi những người biểu tình chống chính phủ thu hút sự ủng hộ trên mạng, các
lãnh đạo Việt Nam có vẻ lo ngại về một hiệu ứng gợn sóng, có thể xảy ra đối với
những người dùng mạng xã hội ở Việt Nam.
Ngày nay, họ đối mặt với một nỗi lo lắng tương
tự với Liên minh Trà Sữa – một phong trào thanh niên ủng hộ dân chủ được mạng
xã hội thúc đẩy trong những năm gần đây, có được sức hút ở Đài Loan, Hồng Kông,
Thái Lan, Myanmar và trong phạm vi nào đó là Malaysia.
Một nguyên lý quan trọng của Liên minh Trà Sữa
là đẩy lùi các chính phủ chuyên chế, chẳng hạn như mô hình của Trung Quốc mà Việt
Nam được cho là làm theo.
Trong bối cảnh đó, những người ngoài cuộc có
thể thắc mắc vì sao giới trẻ hiểu biết về internet ở Việt Nam vẫn là người
ngoài cuộc trong Liên minh Trà Sữa. Làm thế nào các lãnh đạo Việt Nam có đủ khả
năng ngăn chặn một phong trào như vậy? Liệu tình cảm chống chính phủ sẽ sớm
thành hiện thực trên đất nước này? Xem xét kỹ hơn về cách mạng xã hội và địa
chính trị ngày càng trở nên đan xen nhau, cung cấp một số manh mối.
Trong khi một số nhà quan sát nói về vai trò của
nó, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng, chỉ riêng mạng xã hội không thể
kích thích các cuộc nổi dậy kiểu Mùa xuân Ả Rập.
Các nghiên cứu cho thấy, các lý do kinh tế xã
hội lâu đời đã thúc đẩy các loại phản đối này, chẳng hạn như thất nghiệp, nghèo
đói hoặc bất bình đẳng gia tăng. Những yếu tố đó, cùng với những bất bình dồn
nén, càng làm trầm trọng thêm do đại dịch gây ra bởi virus corona, thật sự đóng
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các phong trào thanh niên gần đây khắp
châu Á.
Điều đó dường như không xảy ra ở Việt Nam, ít
nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Sự ổn định chính trị tiếp tục là một điểm
thu hút đối với các lãnh đạo hàng đầu. Nền kinh tế vẫn duy trì khả năng phục hồi,
nổi bật là một trong số ít nước trên thế giới đạt được mức tăng trưởng tích cực.
Thành công của chính phủ trong việc ngăn chặn Covid-19, cho phép các nhà lãnh đạo
nhận được sự ủng hộ đặc biệt mạnh mẽ từ công chúng, 97 triệu dân.
Trong cuộc khảo sát về tình trạng Đông Nam Á
năm 2021, do Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, công bố hồi tháng 2, những
người tham gia khảo sát từ Việt Nam, tán thành mạnh mẽ nhất về việc chính phủ của
họ xử lý đại dịch. Có tổng cộng 1.000 người Việt Nam tham gia khảo sát, gồm các
học giả, quan chức chính phủ và doanh nhân.
Tâm lý tích cực như vậy kết hợp với những phát
hiện khác của các cuộc khảo sát trước đại dịch. Trong một cuộc giao lưu trực
tuyến trên toàn quốc gần đây, lãnh đạo cao nhất của Trung ương Hội Liên hiệp
Thanh niên Việt Nam trích dẫn một cuộc khảo sát trước đây cho thấy, gần 94%
thanh niên Việt Nam cho biết, họ “yêu nước” và có “lòng tự hào dân tộc”. Theo số
liệu từ Asian Barometer Survey năm 2018, do Academia Sinica và Đại học Quốc gia
Đài Loan thực hiện, khoảng 90% người Việt Nam được hỏi, cho biết, họ tin tưởng
đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ, ít nhất phần nào.
Nhưng bất chấp đà phát triển như vậy, các nhà
chức trách Việt Nam vẫn đối mặt với một câu hỏi khó khăn: Điều gì tiếp theo
trong thời kỳ hậu đại dịch?
Cuộc khảo sát của “The Next Generation” do Hội
đồng Anh thực hiện hồi năm ngoái, cho thấy, khoảng 3/4 thanh niên Việt Nam
(78%) cho biết họ “không gắn bó” với nền chính trị của đất nước. Khoảng một nửa
(55%) bày tỏ lo ngại về việc “thiếu bất cứ cơ hội nào để tiếng nói của họ được
lắng nghe”. Nếu có một nơi để làm như vậy, thì đó là mạng xã hội và các nhóm kết
nối thân thiết, bạn bè và gia đình, theo cuộc khảo sát trên cho biết.
Trong thập niên qua, các lãnh đạo Việt Nam đã
không ngừng đi đúng ranh giới giữa việc xoa dịu giới trẻ am hiểu mạng xã hội và
duy trì khả năng bày tỏ trên mạng, ở một đất nước có 3/4 số người Việt Nam, tức
72 triệu người sử dụng mạng xã hội. Đây là bối cảnh mà các nhà chức trách tìm
cách thu phục giới trẻ Việt Nam và hình thành chủ nghĩa dân tộc trong số họ.
Việt Nam không thiếu những giọng điệu chính trị
và hô hào về chủ nghĩa yêu nước trong giới trẻ. Giống như những người đồng cấp
Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Việt Nam có lẽ nhận thức rõ rằng, bên cạnh mức sống
ngày càng nâng cao, chủ nghĩa dân tộc vẫn là một phần quan trọng trong tính
chính danh của chế độ. Nhưng khác với Bắc Kinh, Hà Nội không có đủ sức mạnh
chính trị và công nghệ để tạo ra các chiến dịch phức tạp, nhằm thúc đẩy chủ
nghĩa dân tộc trong giới trẻ, đặc biệt là trong lĩnh vực trực tuyến.
Không khó để hiểu nguyên do. Một “national
internet” với mục đích ngăn chặn thực thi các nền tảng mạng xã hội phương Tây,
mang lại cho Trung Quốc cơ hội để định hình một câu chuyện theo ý muốn của
mình. Điều đó cũng đã nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên Trung Quốc, đang đến độ
tuổi trưởng thành mà không có Facebook, Google, YouTube hay Twitter.
Vì vậy, làm thế nào để khuyến khích lòng yêu
nước, theo cách mà dường như không phải giáo huấn, là điều tối quan trọng đối với
các nhà chức trách Việt Nam.
Bộ máy tuyên truyền của Việt Nam đưa ra cáo trạng
rôm rả về “các phần tử phản động và các thế lực thù địch”, cáo buộc họ lợi
dụng sự hỗn loạn chính trị ở những nơi khác – có thể là Hồng Kông, Thái Lan hoặc
Myanmar – để dụ dỗ thanh niên tham gia vào “các hoạt động lật đổ” như thế, là
“cuộc cách mạng màu trực tuyến” sẽ mở đường cho “phong trào đường phố”.
Mặc dù đường lối chính thức đó không hẳn là
không có giá trị hoàn toàn, nhưng việc chỉ thẳng tay vào các lực lượng bên
ngoài và phủ nhận việc giới trẻ Việt Nam đã phát triển như thế nào trong việc
tìm hiểu về thế giới xung quanh, có nguy cơ làm đơn giản hóa một động lực ngày
càng phức tạp: Các phong trào trên mạng do thanh niên dẫn đầu ở Việt Nam, chẳng
hạn như các chiến dịch môi trường “Tree Hugs Hanoi” hoặc “Tôi chọn cá” (I
Choose Fish), không nhất thiết phải kêu gọi thay đổi chế độ. Trong thời đại mạng
xã hội phát triển như vũ bão, việc tiếp xúc nhiều hơn với nhiều nguồn thông
tin, có thể khiến giới trẻ ngày càng hoài nghi về các giá trị phương Tây.
Điều tồi tệ nhất của tất cả sự tuyên truyền là
thu hút giới trẻ chỉ thông qua các khẩu hiệu, biểu ngữ, và rao giảng về đường lối
của đảng bằng một ngôn ngữ hài hước, đầy ý thức hệ. Đây là nơi mà các nhà chức
trách có thể thấy mình bị kẹt giữa một tảng đá và một nơi khó khăn: Nếu họ tận
dụng tối đa không gian kỹ thuật số để tiếp cận giới trẻ, bất kỳ nỗ lực nào
trong tương lai nhằm siết chặt không gian mạng đều có thể gây ra phản ứng dữ dội.
______
Lương
Nguyễn An Điền là Nghiên cứu viên của Chương trình Truyền
thông, Công nghệ và Xã hội của Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore. Bài viết này
là phần trích từ bài “Đặt vấn đề cho giới trẻ và kiểm soát cuộc nói chuyện trên
mạng: Sự siết chặt của nhà nước Việt Nam”.
No comments:
Post a Comment