Vai
trò chủ tịch Hội đồng Bảo an mờ nhạt của Việt Nam trong vấn đề Myanmar
LEE
NGUYEN - LUẬT KHOA
23/04/2021
Những tuyên bố của
Việt Nam không khớp với những gì diễn ra trên thực tế
Đồ họa: Nikkei Asia. Ảnh gốc: Reuters.
Với cương vị là chủ tịch luân phiên của Hội đồng
Bảo an (HĐBA) của Liên Hiệp Quốc trong tháng 4/2020, Việt Nam đang hối thúc “tất cả các bên” ngồi lại và đối thoại, đồng
thời lên án việc quân đội Myanmar sử dụng bạo lực nhắm vào người biểu tình.
Chính quyền Việt Nam đang khẳng định với các bên rằng họ rất coi trọng vấn đề
nhân đạo tại Myanmar. Nhưng những việc họ làm cho thấy một thực tế rất khác.
Quan điểm mâu thuẫn
Phát biểu tại lễ nhậm chức chủ tịch HĐBA hôm
1/4, Đại sứ Đặng Đình Quý, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi “tất cả các bên ngồi lại và đối thoại, tìm kiếm
bất cứ cơ hội nào để ngồi xuống và đối thoại”. Ông nhấn mạnh rằng, không phải
“hai bên” mà là “tất cả các bên” cùng tham gia đàm phán. Ngài đại sứ cũng không
quên khẳng định, ASEAN sẽ cố gắng tìm kiếm tất cả các kênh để liên lạc
với Myanmar.
Một tuần sau đó, vào ngày 9/4/2021, trong cuộc
họp theo phương thức Arria về Myanmar (Arria-Formula Meetings), Đại sứ Đặng
Đình Quý thay mặt cho Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề nhân đạo ở
Myanmar.
Đại sứ Đặng Đình
Quý (ngồi chính diện) đại diện cho Việt Nam tổ chức họp báo công bố chương
trình làm việc tháng Tư của HĐBA vào ngày 1/4/2021. Ảnh: UN Web TV.
Cuộc họp theo phương thức Arria là cuộc họp không chính thức được một thành viên
của HĐBA triệu tập. Thành phần tham dự gồm có các thành viên HĐBA, đại diện các
chủ thể phi nhà nước, các quan sát viên quốc tế và đại diện các tổ chức quốc tế,
nhằm mục đích tham vấn thông tin cho HĐBA về một vấn đề quốc tế hoặc khu vực
mang tính nghiêm trọng.
Cuộc họp về Myanmar ngày 9/4 do nước Anh triệu tập. Các nước bảo trợ gồm có Estonia,
Pháp, Ireland, Na Uy và Mỹ. Việt Nam chỉ tham gia như một nước thành viên.
Trong cuộc họp, ông Đặng Đình Quý nói: “Chúng tôi
lên án việc sử dụng vũ lực với dân thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em […]. Ưu
tiên hàng đầu hiện nay là cứu tính mạng và đảm bảo an toàn, an ninh cho người
dân và đảm bảo tài sản viện trợ nhân đạo có thể đến được tất cả những người cần
trợ giúp, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương”.
Cũng trong hội nghị Arria về Myanmar, Đại sứ
Quý đề cao vai
trò của ASEAN, một cơ chế khu vực, trong việc “sẵn sàng hỗ trợ Myanmar một cách
hòa bình và mang tính xây dựng”. Ông cũng khẳng định ASEAN đang “tận dụng tất cả
các cơ chế liên quan để hỗ trợ Myanmar”.
Điều trớ trêu là, Việt Nam lại chính là nước
ngăn cản đồng thuận ASEAN trong các cuộc đối thoại của tổ chức này về vấn đề
Myanmar trước đó. Trong cuộc họp khẩn cấp của ASEAN vào ngày 2/3/2021, Việt Nam
và Thái Lan đã chống lại lập trường cứng rắn của bộ ba Indonesia –
Malaysia – Singapore và ngăn chặn các đề xuất trừng phạt trong tuyên bố của
Brunei – chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2021.
Quan
điểm khi Việt Nam đảm nhận vị trí chủ tịch HĐBA dường như mâu thuẫn với các
hành động và lập trường của Việt Nam về Myanmar trước đó.
Vào ngày 10/3/2021, Việt Nam cùng với Trung Quốc,
Ấn Độ và Nga đã loại bỏ những câu chữ lên án cuộc đảo chính ở Myanmar,
trong một tuyên bố của chủ tịch HĐBA do Anh soạn thảo. Các nhà hoạt động nhân
quyền đã lên án hành động này.
Bình luận về việc này, ông Phil Robertson, phó
giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực châu Á (Human Rights Watch –
HRW) viết trên Twitter: “Người
dân Miến Điện nên biết rằng, khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không hành động
đối với cuộc đảo chính quân sự của Myanmar, thì đây là những kẻ thủ ác đã
ngăn chặn hành động của tổ chức: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam”.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/04/image-32.jpeg
Thượng tướng Phan
Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (phải) tiếp đón Thống tướng Min
Aung Hlaing trong chuyến thăm ngày 18/12/2019. Việt Nam từ lâu đã thiết lập
quan hệ với giới quân đội Myanmar. Ảnh: Vietnamnet.
Ngoài ra, Việt Nam cũng là nước cử đại diện
tham dự Ngày Lực lượng Vũ trang hàng năm của Myanmar (27/3), trong lúc các
chính phủ quốc tế đang lên án và tẩy chay chính quyền quân đội. Cũng trong ngày này,
quân đội Myanmar đã bắn chết 114 người vô tội, trong đó có trẻ em.
.
Vai trò mờ nhạt
Mặc dù truyền thông trong nước luôn khẳng định Việt Nam đang “tham gia một cách chủ động,
tích cực” trong các cuộc họp về Myanmar tại ASEAN và tại HĐBA, nhưng thực tế lại
không như vậy. Cho đến nay, đã qua hai phần ba thời gian nhiệm kỳ chủ tịch luân
phiên, nhưng Việt Nam vẫn chưa có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề
Myanmar.
Cuộc
họp theo phương thức Arria ngày 9/4 là do nước Anh triệu tập. Việt Nam hiện chưa tổ chức một cuộc đối thoại nào về vấn đề Myanmar
trong cương vị chủ tịch luân phiên. Vấn đề Myanmar cũng không được đưa vào chương trình nghị sự của HĐBA
trong nhiệm kỳ tháng 4/2021 của Việt Nam. Các vấn đề mà HĐBA thảo luận
trong tháng này gồm có tình hình Libya, Yemen, Kosovo, quyền phụ nữ và bạo lực
tình dục, khu vực Các Hồ Lớn (Great Lakes) ở châu Phi, vũ khí hóa học Syria, hoạt
động rà phá bom mìn, v.v…
Ngoài ra, việc Việt Nam, trong vai trò chủ tịch
HĐBA, cố gắng “dính líu” ASEAN vào vấn đề Myanmar cho thấy một lập trường bất
nhất.
Trong ASEAN, Việt Nam hầu như không có nỗ lực
gì trong việc giải quyết khủng hoảng Myanmar. Như đã nhắc đến ở trên, trong cuộc
họp ngày 2/3/2021 của ASEAN về vấn đề Myanmar, Việt Nam im lặng trong khi các nước như Singapore, Indonesia,
Philippines và Malaysia đưa ra những tuyên bố rất mạnh mẽ.
Sự im lặng của các nước như Việt Nam và Thái
Lan khiến ASEAN không thể thông qua đề xuất trừng phạt phe đảo chính. Hành động
này đã đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao của Indonesia và tuyên bố của chủ tịch ASEAN do Brunei đưa ra ngay sau
khi quân đội Myanmar đảo chính.
Người biểu tình tại
Yangon phản đối việc Thống tướng Min Aung Hlaing tham gia hội nghị của ASEAN tổ
chức vào ngày 24/4/2021. Ảnh: AP.
ASEAN từ lâu đã được biết đến là một cơ chế lỏng lẻo
và dễ bị chia rẽ. Với nguyên tắc “đồng thuận” (ASEAN Consensus), chỉ cần một lá
phiếu phủ quyết của bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có thể ngăn chặn quyết
định chung của tổ chức. Do đó, tổ chức này đã không thể đưa ra được những quyết
định quan trọng về vấn đề Myanmar.
Nếu ASEAN trở thành diễn đàn chính để giải quyết
xung đột ở Myanmar, thì khả năng cao là mọi chuyện chẳng đi đến đâu, nhưng Việt
Nam sẽ đóng một vai trò quan trọng và được quốc tế chú ý, vì nước này vừa là
thành viên ASEAN và hiện đang là chủ tịch của HĐBA.
Việt Nam có thực sự
quan ngại về vấn đề nhân đạo và nhân quyền?
Tình hình ở Myanmar đang ngày càng bất ổn.
Theo tổ chức Assistance
Association For Political Prisoners (Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị),
tính đến ngày 22/4, đã có 3.370 người bị giam giữ và 739 người bị quân đội bắn
chết kể từ vụ đảo chính ngày 1/2/2021. Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc
cũng cảnh báo rằng, Myanmar đang trên bờ vực của một cuộc nội
chiến.
Trước HĐBA, Đại sứ Đặng Đình Quý tuyên bố rằng
Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề nhân đạo và nhân quyền trong cuộc khủng hoảng
Myanmar. Đại diện phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam trước đó cũng liên tục
khẳng định rằng họ rất quan ngại về tình hình thương vong tại Myanmar.
Nhưng Việt Nam không đủ quan ngại để đưa ra
hành động gì cụ thể.
Ở Myanmar, Mytel và
tập đoàn quốc doanh Viettel bị các tổ chức xã hội dân sự chỉ đích danh về việc
hỗ trợ quân đội Myanmar thực hiện các tội ác chiến tranh, tội ác chống loài người
nhắm vào các sắc tộc thiểu số.
Ngoài việc gián tiếp tạo ra nguồn tiền cho
Tatmadaw hoạt động và tham nhũng, Mytel còn cung cấp dữ liệu khách hàng để quân
đội giám sát, theo dõi và truy lùng các nhà hoạt động và người bất đồng chính
kiến.
Biểu tình kêu gọi tẩy
chay Mytel tại Myanmar. Ảnh: RFA.
Mặc dù mới chỉ đi vào hoạt động từ năm 2018,
Mytel đã phải hứng chịu nhiều chiến dịch tẩy chay vì vấn đề nhân đạo. Tuy
nhiên, bất chấp những lời kêu gọi quốc tế, Việt Nam vẫn đang tiếp tục hoạt động
đầu tư, liên doanh với quân đội Myanmar.
Theo các tài liệu bị rò rỉ do tổ chức Justice
For Myanmar (JFM) khai thác được, Mytel phụ
thuộc vào sự hỗ trợ từ Viettel và nhà nước Việt Nam. Trong ba năm đầu
hoạt động, Mytel dự kiến cần 1,38 tỷ USD. Viettel đã đồng ý cung cấp phần lớn số
tiền này, với khoản đầu tư 169 triệu USD và khoản cho vay lên tới 903 triệu
USD. Ngoài việc cung cấp tài chính, Viettel còn đưa các nhà quản lý và đội ngũ
chuyên gia kỹ thuật từ Việt Nam sang để hỗ trợ Mytel.
Trong nước, Việt Nam vốn bị đánh giá là
có hồ sơ nhân quyền tồi tệ và đang lợi dụng dịch
COVID-19 để gia tăng đàn áp.
Chính phủ Việt Nam bị các tổ chức quốc tế cáo buộc sử dụng các điều luật mơ hồ để đàn áp những
người bất đồng chính kiến.
Theo tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), chính phủ Việt
Nam hiện đang gia tăng việc bắt bớ và đe dọa, sách nhiễu các nhà hoạt động, nhà
báo, blogger và những ứng viên độc lập trong những ngày kề cận kỳ bầu cử Quốc hội.
No comments:
Post a Comment