Trung
Quốc toan tính gì ở đá Ba đầu?
Trương
Nhân Tuấn
01/04/2021
https://baotiengdan.com/2021/04/01/trung-quoc-toan-tinh-gi-o-da-ba-dau/
Báo chí nước ngoài từ
ngày 7 tháng 3 năm 2021 đăng tin, lực lượng hải cảnh của Phi ra bố cáo cho biết,
có khoảng 200 tàu đánh cá của Trung Quốc đã neo đậu ở bãi đá Whitsun, tên Việt
Nam là đá Ba đầu, bãi đá này cách bờ biển của Phi, đảo Palawan, là 175 hải lý.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/1-5.png
Đội tàu Trung Quốc
tại đá Ba đầu. Ảnh chụp ngày 7/3/2021. Nguồn: Reuters
Sở dĩ hải cảnh Phi ra bố
cáo có nội dung như vậy, thứ nhứt, đá Ba đầu thuộc về thềm lục địa pháp lý của
Phi, tức nằm trong vòng 200 hải lý, đúng với qui định của Luật quốc tế về Biển.
Thứ hai là việc tụ tập đông đảo tàu bè ở một chỗ và dài ngày, trong lúc biển
không có bão, như vậy là điều bất thường.
Nếu ta nhớ lại hoàn cảnh
trận hải chiến giữa hải quân Trung Quốc với hải quân VNCH tại quần đảo Hoàng sa
17-19 tháng 1/1974, thì vài tháng trước ngư dân Trung Quốc cũng đã xâm nhập
đông đảo và sau đó đổ bộ lên các đảo thuộc Hoàng Sa. Quân VNCH có truy bắt và
đuổi họ đi thì lúc đó hải quân Trung Quốc có cớ nổ súng chiếm Hoàng Sa.
Ta nhớ vụ khác năm 2012 tại
đá Scarborough. Trung Quốc đã huy động một số tàu đánh cá cùng hai tàu hải giám
đến đóng trong vùng bể lặng của bãi. Hải quân Phi cho tàu chiến ra đuổi, phía
Trung Quốc lớn tiếng hăm dọa, tàu chiến của Phi phải rút lui. Trung Quốc chiếm
bãi san hô này từ đó đến nay.
Cũng từ tin tức báo chí,
từ đầu tháng 3, Bộ Ngoại giao Phi ra kháng nghị gởi Bộ Ngoại giao Trung Quốc
yêu cầu các tàu cá phải rút đi. Bộ Quốc phòng của Phi, ngày 20/3 lên tiếng yêu
sách tương tự là tàu đánh cá Trung Quốc phải rút đi đồng thời gởi tàu chiến ra
bãi Ba đầu.
Thái độ của Mỹ, qua Đại sứ
Mỹ ở Manilla là: “Chúng tôi sát cánh với Philippines, đồng minh hiệp ước lâu
đời nhất của chúng tôi ở châu Á”. Bộ trưởng bộ Ngoại giao Antony Blinken viết
trên trang Twitter của ông hôm 29 tháng 3 rằng “Chúng tôi sẽ luôn sát cánh với
các đồng minh của mình và đứng lên bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ“.
Trước đó các quốc gia Mỹ,
Úc và Nhật đồng lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển “kinh tế độc quyền”
của Phi.
Phản ứng của Việt Nam nói
chung là chậm trễ. “Ngày 25/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hoạt động của
tàu Trung Quốc gần Đá Ba Đầu trong phạm vi lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông đã vi phạm
nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt hành động này”.
Thái độ của Trung Quốc,
theo phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh, họ cho rằng việc tàu bè đậu ngoài khơi để
tránh bão là chuyện bình thường và không có chuyện gì để các quốc gia khác ồn
ào.
Nếu ta xét lại các sự kiện
đã xảy ra trong quá khứ ở Biển Đông, như đã viết ở trên, vụ hải chiến Hoàng Sa
1974, vụ đá Vành khăn 1995, hay vụ bãi san hô Scarborough, Trung Quốc gọi là
Hoàng Nham năm 2012… Tất các các vụ này đều bắt đầu bằng việc tàu đánh cá của
ngư dân Trung Quốc tụ tập.
Vì vậy, việc ngư dân
Trung Quốc tụ tập tàu bè ở một vùng lãnh thổ hay hải phận thuộc một quốc gia
nào đó không bao giờ là chuyện “bình thường” như ý kiến của bà Hoa Xuân Oánh.
Điều ta cần tìm hiểu là,
Trung Quốc có ý đồ gì ở bãi Ba đầu?
Báo chí Việt Nam đăng tin
này thường hay so sánh với sự kiện Scarborough 2012. Theo đó tác giả các bài
báo nại việc Mỹ và Phi có hiệp ước an ninh hỗ tương nhưng chính quyền Obama chỉ
tuyên bố ủng hộ suông mà không có hành động quyết liệt khiến Trung Quốc chiếm
bãi Scarborough.
Theo tôi, nếu soi rọi vấn
đề dưới ánh sáng của công pháp quốc tế thì có nhiều điều sai biệt cơ bản giữa
trường hợp Trung Quốc xâm chiếm một lãnh thổ có tranh chấp bằng vũ lực (như ở
Hoàng Sa) hay bằng áp lực quân sự (như ở đá Scarborough) với việc xâm chiếm một
bãi đá lúc chìm lúc nổi, như đá Ba đầu, thuộc thềm lục địa pháp lý của một quốc
gia.
Theo tôi, Trung Quốc sẽ
không có lý do, hay sẽ không có bằng chứng cụ thể về lịch sử hay pháp lý, để
chiếm đá Ba đầu.
Trung Quốc có thể tính
toán sai lầm mà việc này có thể mở cho Phi (và Việt Nam) một cơ hội bằng vàng,
sử dụng phương tiện pháp lý, để ngăn chặn mọi tham vọng của Trung Quốc về thềm
hải phận kinh tế độc quyền và thềm lục địa ở quần đảo Trường Sa, tức vùng Biển
Đông phía nam vĩ tuyến 12.
No comments:
Post a Comment