NỘI DUNG :
Trung
Quốc cảnh cáo, không chấp nhận « lối kẻ cả » của Mỹ
Minh Anh - RFI
.
Lê Minh Nguyên
.
======================================================
Trung
Quốc cảnh cáo, không chấp nhận « lối kẻ cả » của Mỹ
Minh
Anh -
RFI
Đăng ngày: 05/04/2021
- 15:08
Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị, ngày
04/04/2021, cảnh cáo Hoa Kỳ không nên có lối « kẻ cả » và tự
cho mình là có tiếng nói quyết định trong các vấn đề toàn cầu.
Ủy viên Quốc vụ,
ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ( Wang Yi) phát biểu tại một diễn đàn ở Bắc
Kinh, ngày 22/02/2021. REUTERS - SHUBING WANG
Phát biểu này được lãnh đạo
ngoại giao Trung Quốc đưa ra trong một cuộc họp báo ngày 04/04/2021. Theo ông
Vương Nghị, Trung Quốc không chấp nhận việc Hoa Kỳ đơn phương áp đặt các yêu cầu
đàm phán giữa hai nước. « Cánh cổng đối thoại vẫn mở » nhưng
phải được tiến hành trên cơ sở bình đẳng.
Ông Vương Nghị còn mạnh mẽ
lên án Hoa Kỳ «can thiệp thô bạo vào chuyện nội bộ» của Trung Quốc,
đồng thời « phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương trái pháp
luật được áp đặt trên cơ sở sự dối trá và thông tin sai lệch ».
Lãnh đạo ngoại giao Trung
Quốc cho rằng Bắc Kinh và Washington có thể hợp tác nhưng phải tôn trọng các mối
bận tâm, các lợi ích cốt lõi của từng bên. Theo ông Vương Nghị, hai nước có thể
tổ chức nhiều cuộc đối thoại về các vấn đề khu vực, chống đại dịch nhưng cảnh
báo rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều không thể chối bỏ, là một « sự
tất yếu ».
Khi cho rằng sự lớn mạnh
của Bắc Kinh « phù hợp với lơi ích lâu dài và nguyện vọng chung của các
nước trong khu vực và xu hướng này là không thể cưỡng lại được », ông
Vương Nghị còn tuyên bố « Trung Quốc không sợ cạnh tranh » và
đòi hỏi « cạnh tranh phải được công bằng, tuân theo các quy tắc thị trường ».
Biển Đông : Trung Quốc
« tố » Mỹ tăng cường hoạt động dọ thám
Trong lĩnh vực quân sự, Bắc
Kinh « tố cáo » Washington gia tăng mạnh mẽ về « tần suất, cường
độ và mức độ » hoạt động dọ thám tại Biển Đông kể từ năm 2009.
Đây là nội dung một bản
báo cáo do tổ chức tư vấn « Sáng Kiến Thăm Dò Biển Đông » có
trụ sở tại Bắc Kinh công bố hôm 01/04/2021, nhân 20 năm vụ rơi một máy bay phản
lực J-8 của Trung Quốc sau khi va chạm với chiếc EP-3 của hải quân Mỹ, khiến
viên phi công Trung Quốc thiệt mạng.
Báo cáo đưa ra con số ấn
tượng là mỗi năm Mỹ tiến hành đến 2.000 phi vụ tại những vùng biển mà Trung Quốc
đều có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng. Báo cáo của cơ quan tư vấn
còn đưa ra ba đặc điểm nhận dạng các hoạt động dọ thám của Mỹ : Trinh sát ngụy
trang (tức đóng giả máy bay dân dụng các nước như Malaysia và Philippines) ; Hợp
nhất quân sự - dân sự (Thuê các công ty quốc phòng tư nhân trinh sát giám sát
Trung Quốc) và Trinh sát không người lái (Dùng máy bay không người lái RQ-4B
Global Hawk và MQ-4C Triton, được triển khai từ căn cứ không quân Andersen,
Guam).
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Đông
Nam Á "không thể" chọn phe trong cuộc đọ sức Mỹ - Trung
Tin
chắc phương Tây suy tàn, Trung Quốc chớp lấy thời cơ để tung hoành
Trung
Quốc tố cáo Liên Âu cùng Anh, Mỹ và Canda cố tình gây ra tình trạng bất ổn
.
============================================
.
.
Lê
Minh Nguyên
05/04/2021
https://baotiengdan.com/2021/04/05/my-keo-au-chau-vao-cuoc/
Năm 2018, Mỹ đã bật đèn
xanh cho các nhà sản xuất của Mỹ tham gia dự án tàu ngầm do Đài Loan tự đóng.
Nay, theo bộ quốc phòng
Đài Loan vừa cho biết thì các
nước Châu Âu cũng nhập cuộc, cung cấp sự hỗ trợ cho dự án này của Đài
Loan.
Năm 2018, Đài Loan bàn bạc
với một công ty có trụ sở tại Gibraltar thuộc Anh về thiết kế của hạm đội tàu
ngầm mới.
Công ty Đóng tàu Quốc tế
Đài Loan CSBC do nhà nước hậu thuẫn đã bắt đầu đóng các tàu ngầm mới vào năm
2020, với mục tiêu giao chiếc đầu tiên, trong số 8 chiếc theo kế hoạch, vào năm
2025.
Trung Quốc muốn chiếm Đài
Loan thì phải dùng hải quân và không quân. Đài Loan muốn phòng thủ hữu hiệu thì
phải có khả năng đánh bại hai binh chủng này, nhất là hải quân. Tàu ngầm với
công nghệ mới là vũ khí mà Trung Quốc khó đỡ nhất.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/0-18.jpg
So sánh quân lực
Trung Quốc và Đài Loan (2020)
Đóng 8 tàu ngầm tốn khoảng
16 tỷ đôla, nó có thể ngăn chặn lực lượng xâm lăng Trung Quốc bằng sự hủy diệt
hoàn toàn lực lượng tấn công này. Kết hợp nó với chương trình xây dựng khẩn cấp
hàng trăm tên lửa đánh chìm tàu, thì những tàu ngầm này có thể làm tê liệt các
tàu chiến Trung Quốc.
Đài Loan nhờ biển bảo vệ
cho nên có thể đương đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh quy ước bất
cân xứng. Tàu ngầm, chiến đấu cơ và tên lửa được trang bị công nghệ mới đủ sức
đẩy lùi một cuộc tấn công chiếm đảo của Trung Quốc. Hơn nữa, Đài Loan và Mỹ có
hiệp ước an ninh (1979 Taiwan Relations Act) nên Tập Cận Bình có thể bị té ghế
nếu tấn công Đài Loan.
Ngay cả tấn công Phi, Tập
cũng có thể bị té ghế nếu Mỹ không đứng yên nhìn như trước đây với Vành Khăn và
Scarborough.
Mỹ không thể lập lại hai
lần lỗi lầm này để mất hết đồng minh trong thời điểm nhạy cảm với khẩu hiệu “Nước
Mỹ Trở Lại” và đang năng nổ xây dựng niềm tin với các quốc gia Âu Châu và trong
vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Nếu cần gây chiến để ổn định
nội bộ thì Tập Cận Bình có lẽ chọn Việt Nam hay Phi. Muốn chiến thắng nhanh và
Mỹ không có lý do chính đáng để mạnh mẽ can thiệp, thì có lẽ Tập Cận Bình sẽ chọn
Việt Nam và trên biển Đông.
No comments:
Post a Comment