Tôn
giáo tháng 3/2021: Lại có thêm người Thượng bị kiểm điểm vì sinh hoạt tôn giáo ở
Phú Yên
THÁI
THANH - LUẬT KHOA
15/04/2021
Công an Phú Yên:
“Giấy tờ đâu chứng nhận đây là điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo?”
Buổi kiểm điểm bốn
người Thượng theo Hội thánh Tin Lành Đấng Christ tại Phú Yên vào tháng 3/2021. Ảnh:
Báo Công an Nhân dân.
Các nội dung chính
·
Công
an tỉnh Phú Yên: “Giấy tờ đâu chứng nhận điểm nhóm?”
·
Một
vụ kiểm điểm tín đồ Tin Lành khác ở tỉnh Phú Yên
·
Một
câu lạc bộ ở Hà Nội bị cho là tuyên truyền mê tín dị đoan
·
Bắc
Kạn: Ngăn chặn hai nhóm Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ sinh hoạt tôn giáo
·
Giáo
xứ An Hòa: Cầu nguyện cho khu đất bị nhà nước chiếm giữ
·
Giáo
hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy: Kiên quyết tổ chức “Ngày Đức Huỳnh giáo chủ vắng
mặt”
·
Bộ
Nội vụ: Chính quyền đặc biệt chú ý đến hoạt động tôn giáo của người bản địa
[Điểm nóng tôn giáo]
Tỉnh Phú Yên
Bản đồ & nguồn
dữ liệu: UBND tỉnh Phú Yên.
Công an tỉnh Phú Yên: “Giấy tờ đâu chứng nhận điểm
nhóm?”
Trong tháng 3/2021, trang Youtube DAK LAK NEWS
đã đăng
một đoạn phim ghi lại cảnh chính quyền, công an xã đến ngăn cản một
nhóm người Thượng đang sinh hoạt tôn giáo tại buôn Khit, xã Ia Lâm, huyện Sông
Hinh, tỉnh Phú Yên.
Khoảng hơn 10 người Thượng, bao gồm người già,
phụ nữ và trẻ em, ngồi trong một ngôi nhà để nghe công an lập biên bản.
VIDEO : Công an và
chính quyền Phú Yên ngăn cấm người Thượng sinh hoạt đạo Tin Lành
https://www.youtube.com/watch?v=KcpdMvjDKL8
NGUỒN: DAK LAK NEWS.
Căn cứ theo lời đọc văn bản của đại diện chính
quyền, vụ việc xảy ra vào 8 giờ sáng, ngày 9 nhưng chưa rõ tháng mấy. Công an
đã kịch liệt phản đối việc một người dùng điện thoại ghi hình buổi làm việc.
Một viên công an trong đoạn phim nói với người
ghi hình rằng có một cam kết nào đó đã bị người ký đơn vi phạm về sinh hoạt tôn
giáo.
Công an liên tục hỏi lớn tiếng: “Giấy tờ đâu
chứng nhận đây là điểm nhóm sinh hoạt?”.
Đây có lẽ là vụ việc công an, chính quyền đến
ngăn cản sinh hoạt tôn giáo ở nơi chưa được cấp phép “nhóm sinh hoạt tôn giáo tập
trung”, theo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016.
Theo đó, một khi đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập
trung, người đăng ký phải kê khai các hoạt động tôn giáo, lễ hội sẽ tổ chức với
chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương có thể đồng ý hoặc không đồng ý
cấp phép đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Vào tháng 1/2021, chính quyền tỉnh Phú
Yên đã
tổ chức một buổi kiểm điểm công khai dành cho 5 người Thượng vì theo Hội
thánh Tin Lành Đấng Christ (UMCC) tại xã Ia Lâm, huyện Sông Hinh.
Đó không phải là buổi kiểm điểm duy nhất đối với
những người Thượng theo đạo Tin Lành ở Phú Yên.
Một vụ kiểm điểm
tín đồ Tin Lành khác ở tỉnh Phú Yên
Đầu tháng 4/2021, báo Công an Nhân dân cho biết Công an tỉnh Phú Yên và Công an huyện Sông Hinh
đã đưa bốn người Thượng ra kiểm điểm trước công chúng vì theo UMCC. Buổi kiểm
điểm diễn ra ở xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/04/image-20.jpeg
Từ trái sang, các
ông Ma Lang, Ma Sing, Ma Duyên, Ma Phép ở xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh trong
buổi kiểm điểm. Ảnh: Báo Công an Nhân dân.
Theo bài báo, các ông Ma Lang, 47 tuổi, Ma
Sing, Ma Duyên, và Ma Phép bị cáo buộc là theo UMCC, liên lạc với các đối tượng
ở nước ngoài để hoạt động tôn giáo trái phép và đưa thông tin về các vấn đề xã
hội nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam trước quốc tế.
Trong buổi kiểm điểm này, ông Ma Lang nói sẽ từ
bỏ UMCC.
Bài báo cũng cáo buộc tổ chức nhân quyền BPSOS
“hoạt động tuyên truyền, phát triển lực lượng, lôi kéo” nhiều người Thượng tham
gia UMCC. Hiện chưa có thông tin về hình thức trừng phạt nào khác đối với bốn
người Thượng này.
Phú Yên có thể là một điểm nóng tôn giáo trong
năm 2021. Những hoạt động trấn áp gần đây cho thấy chính quyền đang gây áp lực
đối với người Thượng theo đạo Tin Lành, đặc biệt là các tín đồ của Hội thánh
Tin Lành Đấng Christ.
[Tôn giáo 360 độ]
Một câu lạc bộ ở Hà
Nội bị cho là tuyên truyền mê tín dị đoan
Vào ngày 23/3/2021, báo Đại Đoàn Kết, cơ quan
của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, đã khởi đăng các bài viết về một câu lạc bộ mà tờ báo
này cho là tuyên truyền mê tín dị đoan và lừa gạt các thành viên.
Câu lạc bộ được nhắc đến có tên là “Câu lạc bộ
Tình Người” (CLB TN), hoạt động từ cuối tháng 7/2019 tại Hà Nội. Câu lạc bộ này
được đăng ký pháp nhân là công ty trách nhiệm hữu hạn.
Báo Đại Đoàn Kết cáo buộc CLB TN hoạt động
tuyên truyền mê tín dị đoan như nói về vong hồn, góp nhặt, sửa đổi giáo lý của
những tôn giáo khác để tuyên truyền cho thành viên, bắt thành viên phải quyên
tiền để làm từ thiện…
Báo Đại Đoàn Kết cũng dẫn các ý kiến phản đối
câu lạc bộ này của những người từng là thành viên.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/04/image-16.jpeg
Một buổi sinh hoạt
của CLB Tình người. Ảnh: Câu lạc bộ Tình Người.
Sau loạt bài của báo Đại Đoàn Kết về CLB TN,
các cơ quan của nhà nước bắt đầu can thiệp. Dưới đây là các mốc thời gian chính
trong vụ việc:
·
Ngày 23/3/2021: Báo Đại
Đoàn Kết khởi đăng phóng sự về CLB TN.
·
Ngày 27/3/2021: Bí thư
thành ủy Hà Nội yêu cầu UBND thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra, xác
minh làm rõ nội dung thông tin.
·
Ngày 29/3/2021:
·
Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định hoạt động của CLB TN là tuyên truyền mê tín
dị đoan.
·
Cục Xuất bản, In và Phát
hành đình chỉ phát hành cuốn sách “Tạo hóa ban tặng nền tảng
trí tuệ cho nhân loại” (sách Pháp bảo) được sử dụng trong CLB TN.
·
Ngày 30/3/2021: Ban Tôn
giáo Chính phủ khẳng định sách Pháp bảo có yếu tố mê tín dị đoan, gây sợ hãi,
hoang mang cho người đọc, tạo ra hệ lụy tác động không tốt đối với tinh thần của
người dân.
·
Ngày 31/3/2021: Bộ Công
an thông báo điều tra CLB TN.
·
Ngày 1/4/2021: CLB TN
thông báo tạm dừng hoạt động và chuyển khỏi trụ sở.
·
Ngày 2/4/2021: Ban Tôn
giáo Thành phố Hà Nội thông báo sẽ thanh tra liên ngành CLB TN.
Theo báo Vietnamnet, một thành viên của câu lạc
bộ cho biết câu lạc bộ đã tự trả lại toàn bộ tiền đã nhận từ người
này vào ngày 7/4/2021, bao gồm phí sinh hoạt và các khoản đóng góp khác.
Website và trang Facebook của
câu lạc bộ thông báo tạm thời dừng hoạt động để tìm địa điểm sinh hoạt mới. Họ
chưa đăng phản hồi nào về cáo buộc của báo Đại Đoàn Kết và các cơ quan chính
quyền.
Bắc Kạn: Ngăn chặn
hai nhóm Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ sinh hoạt tôn giáo
Theo báo Thanh Niên, vào ngày 27/3/2021, Công
an thành phố Bắc Kạn đã ngăn chặn hai nhóm Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ sinh
hoạt tôn giáo và tịch thu một số tài liệu tôn giáo.
Nhóm thứ nhất có sáu người, sinh hoạt tại một
nhà riêng thuộc tổ Tổng Nẻng, phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn. Nhóm thứ
hai gồm 5 người, sinh hoạt trong một nhà trọ thuộc phường Đức Xuân, thành phố Bắc
Kạn.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/04/image-17.jpeg
Nhóm thứ nhất sinh
hoạt Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ bị Công an thành phố Bắc Kạn ngăn cấm sinh hoạt.
Ảnh: Quốc Huy/ Báo Thanh Niên.
Công an thành phố Bắc Kạn cho biết hội thánh
này chưa được chính quyền công nhận. Họ cáo buộc hội thánh đã tổ chức các hoạt
động sinh hoạt tôn giáo theo nhóm, làm “phức tạp về trật tự xã hội, làm xáo trộn
đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người dân”.
Theo VietCatholic, Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ được truyền
vào Việt Nam từ năm 2001. Giáo phái này được sáng lập ở Hàn Quốc.
Năm 2018, báo chí nhà nước và chính quyền Việt
Nam mới bắt đầu chú ý và gây áp lực lên những nhóm sinh hoạt của giáo pháo này.
Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ bị chính quyền Việt Nam xem là tà đạo.
Giáo xứ An Hòa: Cầu
nguyện cho khu đất bị nhà nước chiếm giữ
Ngày 29/3/2021, giáo xứ An Hòa, (thành phố Đà
Nẵng) đã tổ chức buổi lễ cầu nguyện cho một khu đất của giáo
xứ đang bị chính quyền phân lô bán nền.
Theo Truyền Thông Thái Hà, khu đất thuộc quyền
sở hữu của giáo xứ An Hòa. Trước năm 1975, nơi đây là Trường Gioan XXIII của
giáo xứ.
Giáo xứ An Hòa được thành lập vào năm 1960,
giáo dân chủ yếu là người di cư từ Bắc vào Nam vào năm 1954.
Sau năm 1975, Trường Gioan XXIII cùng với các
công trình khác của giáo xứ như xưởng in, trại chăn nuôi đã bị chính quyền cưỡng
chế thu hồi. Những năm qua, ngôi trường là một khu đất hoang, và giờ đây đang bị
phân lô bán nền.
Khu đất trước kia
là Trường Gioan XXIII của Giáo xứ An Hòa. Ảnh: Giáo xứ An Hòa.
Giáo xứ An Hòa cho biết họ đã gửi 12 lá đơn khiếu nại đến chính quyền Đà Nẵng trong giai đoạn
từ 23/5/2019 đến 16/1/2021, nhưng chưa từng được hồi âm. Ngày 16/1/2021, giáo xứ
An Hòa cho biết họ không chấp nhận đề xuất của Sở Tài nguyên
và Môi trường Đà Nẵng về khiếu nại đất đai của giáo xứ. Giáo xứ không tiết lộ nội
dung đề xuất này.
Giáo hội Phật giáo
Hòa Hảo Thuần túy: Kiên quyết tổ chức “Ngày Đức Huỳnh giáo chủ vắng mặt”
Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy thông báo bằng mọi giá họ vẫn sẽ tổ chức “Ngày Đức Huỳnh
giáo chủ vắng mặt” năm nay dù chính quyền có xuống tay đàn áp.
“Ngày Đức Huỳnh giáo chủ vắng mặt” hay còn gọi
là “Ngày Đức Thầy vắng mặt” là dịp lễ tưởng nhớ sự việc Huỳnh Phú Sổ, người
sáng lập ra Phật giáo Hòa Hảo, mất tích sau một cuộc họp với Việt Minh vào ngày
25/2/1947 (âm lịch). Đến nay, không ai biết chuyện gì thực sự đã xảy ra với
ông.
Sau ngày 30/4/1975, Phật giáo Hòa Hảo bị cấm
hoạt động. Cho đến năm 1999, chính quyền mới cho tôn giáo này hoạt động trở lại
thông qua một giáo hội mới được nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Giáo hội mới này
chưa bao giờ tổ chức “Ngày Đức Thầy vắng mặt”.
Từ đó đến nay, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo vẫn
chưa biết được khi nào nhà nước cho phép họ tổ chức công khai ngày lễ quan trọng
này.
Những năm qua, ngày lễ này vẫn được Giáo hội
Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy tổ chức kỷ niệm trong sự giám sát nghiêm ngặt. Các
hoạt động buộc phải hạn chế tối đa.
Các tín đồ chỉ được phép treo biểu ngữ, dựng
bàn thờ tại nhà riêng của mình. Trong khi đó, những ngày lễ khác của Phật giáo
được chính quyền cho phép tổ chức công khai trên đường phố và tụ tập đông người.
Bộ Nội vụ: Chính
quyền đặc biệt chú ý đến hoạt động tôn giáo của người bản địa
Năm 2021 vẫn sẽ là một năm khó khăn đối với
người bản địa trong các hoạt động tôn giáo. Chính quyền vẫn duy trì thái độ
quan ngại cao đối với người bản địa trong các hoạt động tôn giáo.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/04/image-19.jpeg
Cuộc họp của Bộ Nội
vụ về hoạt động tôn giáo của người dân tộc thiểu số. Ảnh: Ban Tôn giáo Chính phủ.
Bộ Nội vụ cho biết hiện nay có khoảng 2,8 triệu người bản địa theo các tôn giáo. Trong đó phần lớn
người bản địa theo đạo Phật (chủ yếu là người Khmer) và đạo Tin Lành.
Trong hội nghị về tình hình hoạt động tôn giáo
của người bản địa, Bộ Nội vụ nhận định rằng chính quyền đặc biệt chú ý đến các
hoạt động tôn giáo của người bản địa.
Bộ Nội vụ cho biết vẫn có các hoạt động lợi dụng
tôn giáo để kích động biểu tình, gây mất ổn định an ninh, trật tự; sự xuất hiện
và hoạt động của nhiều hiện tượng tôn giáo mới tại một số vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
Trong hội nghị này, ông Vũ Chiến Thắng, Thứ
trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết trong thời
gian tới, Ban Tôn giáo Chính phủ sẽ duy trì hợp tác chặt chẽ hơn với Ủy ban Dân
tộc của Quốc hội về hoạt động tôn giáo của người bản địa.
Nếu không tham gia các tổ chức tôn giáo do nhà
nước kiểm soát thì cộng đồng người bản địa hầu như không có cách nào để sinh hoạt
tôn giáo. Chính quyền vẫn xem những người không nằm trong sự kiểm soát của họ
là mối nguy hiểm đối với an ninh quốc gia.
Bài viết tôn giáo
nổi bật trong tháng:
46
năm cấm tín đồ Hòa Hảo kỷ niệm “Ngày Đức Thầy vắng mặt”: Chính quyền chưa nguôi
hận?
Làm
thẻ căn cước: Các nước bỏ khai tôn giáo, người Việt phải trình giấy chứng nhận
tín đồ
Cánh
tay của Ban Tôn giáo Chính phủ vừa được nối dài vươn ra hải ngoại
No comments:
Post a Comment