.
.
BTV
Tiếng Dân
23/04/2021
https://baotiengdan.com/2021/04/23/tin-bien-dong-ngay-23-4-2021/
RFA đưa tin: Tàu cá Trung Quốc vào sát bờ đánh bắt khiến ngư dân Việt kêu
cứu. Tin cho biết, ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
cung cấp 2 đoạn video được quay vào ngày 10/4 cho thấy, hai tàu cá vỏ sắt của
TQ đã vào sát bờ biển VN, cách đảo Cát Bà, Hải Phòng chỉ 35 hải lý về phía Nam,
để đánh bắt hải sản. Ngư dân ở hiện trường khẳng định, không thấy cảnh sát biển
Việt Nam ra bảo vệ bờ biển.
Đoạn clip do ngư dân tỉnh Thanh Hóa quay tại
hiện trường, được RFA chia sẻ lại:
Báo Giao Thông đưa tin: Philippines tố Trung Quốc lại đưa 160 tàu cá, dân quân ra Biển
Đông. Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Philippines, thông báo, giới
chức hàng hải nước này tiếp tục quan sát và phát hiện, TQ vẫn duy trì sự hiện
diện và hoạt động không chính thức của ít nhất 160 tàu “dân quân biển” và các
loại tàu khác ở quần đảo Trường Sa, nhất là khu vực bãi cạn Scarborough.
Đáp lại sự hiện diện của các tàu TQ, Philippines gửi tiếp công hàm, tố Trung Quốc ‘coi thường trắng
trợn’ luật biển, theo VTC. Đúng như tuyên bố trước đó, Bộ Ngoại giao
Philippines gửi công hàm mỗi ngày để phản đối hành động của Bắc Kinh cho đến
khi các tàu rút khỏi khu vực. Philippines vừa gửi công hàm phản đối “những hành
động và sự hiện diện trái phép” của 160 tàu của TQ quanh quần đảo Trường Sa và
bãi cạn Scarborough.
Trong công hàm mới nhất của Philippines có đoạn: “Việc
tập trung và sự hiện diện gây đe dọa của các tàu Trung Quốc đang tạo ra một môi
trường bất ổn và là sự coi thường trắng trợn các cam kết của chính nước này nhằm
thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực”. Phía TQ vẫn chưa đáp lại công hàm
này.
Báo Thanh Niên dẫn lời trung tá Nguyễn Minh Ngọc
tại Hội thảo “Hoàng Sa và Trường Sa, trong lịch sử Việt Nam”: ‘Tình hình biển Đông vẫn đang căng thẳng, đặc biệt là tại
bãi Ba Đầu’. TS Nguyễn Thanh Minh cho biết: “Trong khi chúng ta
đang tổ chức hội thảo ở đây, tình hình biển Đông vẫn rất căng thẳng. Hiện nay
Trung Quốc đang triển khai lực lượng tại bãi Ba Đầu với lực lượng tàu cá dân
binh của họ, rất nhiều. Khi chúng tôi đi tuần tra trên biển, bắt được tàu của
Trung Quốc, nhìn bàn tay của ông thuyền trưởng của các tàu này rất trắng”.
Nghĩa là “thuyền trưởng” đó không phải là ngư dân.
VnExpress dẫn tin từ báo cáo của Trung tâm
CSIS ở Mỹ: Tàu Trung Quốc lởn vởn gần bãi Ba Đầu suốt hai năm qua.
Dữ liệu của CSIS cho thấy, có 14 tàu vỏ sắt TQ lần đầu xuất hiện quanh bãi Ba Đầu
từ đầu năm 2019 và “gần như không thực hiện hoạt động đánh bắt nào” từ
đó tới nay.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/Img6-2-1024x748.jpg
Tàu cá TQ hoạt động
ở bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa vào tháng 9/2020. Ảnh: CSIS/VNE
Báo cáo của CSIS có nhận định: “Hành
vi của các tàu này trái với cách giải thích về hoạt động đánh bắt thương mại.
Phần lớn tàu đó neo đậu trong khu vực suốt nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, kết
với nhau thành cụm lớn mà không tham gia hoạt động đánh bắt nào”.
Bài thứ 2 trong loạt bài trên báo Thanh Niên về
quần đảo Trường Sa – Tuyến đầu tổ quốc: Điểm nóng Huy Gơ, Ken Nan.
Sự kiện xảy ra vào khoảng 10h sáng ngày 12/4/2021, tàu cá QNg 96653 TS của ông
Phạm Văn Giàu ở huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, đang đánh bắt hải sản ở phía đông nam
bãi đá Huy Gơ, thì bị 2 xuồng cao tốc của TQ áp sát.
Trên mỗi xuồng, có khoảng 7 – 8 lính TQ mặc
quân phục, cầm súng quân dụng trên tay, ép tàu VN phải rời khu vực. “Phát
hiện thấy ống kính của chúng tôi và động thái hỗ trợ của lực lượng chức năng, 2
xuồng cao tốc Trung Quốc dừng việc truy đuổi tàu cá Việt Nam”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/Img5-6-1024x683.jpg
Lính TQ có vũ trang
đi trên xuồng cao tốc, ra ngăn cản tàu cá VN đi gần bãi Huy Gơ. Ảnh: Mai Thanh
Hải/TN
VOV đưa tin: Mỹ lên tiếng sau khi Australia rút khỏi Vành đai và Con đường
đã ký với Trung Quốc. Sau sự kiện Úc hủy bỏ thỏa thuận Vành đai và Con
đường mà bang Victoria đã ký với TQ, Mỹ lên tiếng thể hiện sự đoàn kết với Úc
và cho rằng Canberra đã phải chịu đựng chính sách ngoại giao “cưỡng ép” của Bắc
Kinh.
Ned Price, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ
cho biết, Úc đã tự đưa ra quyết định chấm dứt thỏa thuận, và rằng nước này “chịu
đựng những thiệt hại to lớn” từ các hành động của TQ: “Chúng tôi tiếp tục
đứng về phía người dân Australia sau khi họ phải chịu đựng hành vi cưỡng ép của
Trung Quốc”.
Mời đọc thêm: Quan hệ Úc-Trung thêm căng thẳng sau khi Canberra hủy một thỏa
thuận về Con đường tơ lụa mới (RFI). – Philippines
gửi công hàm phản đối tàu Trung Quốc hiện diện trên Biển Đông (VNN).
– Philippines gửi 2 công hàm phản đối sự hiện diện của
tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông (VOV).
– Khu trục
hạm Nhật Bản thăm cảng Đình Vũ, Hải Phòng (RFA). – Việt
Nam-Nhật Bản ký công hàm về dự án tàu biển và thiết bị quan trắc (TTXVN).
– Nhật
tập trận lớn cùng với Mỹ, Pháp để ‘bảo vệ biển xa’ (TT). – Không
chỉ bó hẹp ở Biển Đông, Mỹ còn giải quyết nguồn nước sông Mekong, cứu nạn (VTC).
– Lý
do Indonesia khó tìm tàu ngầm mất tích (VNE).
No comments:
Post a Comment