Phạm
Minh Chính có đáng lo hay không?
Jackhammer
Nguyễn
06/04/2021
https://baotiengdan.com/2021/04/06/pham-minh-chinh-co-dang-lo-hay-khong/
Một nhân vật trong “tứ trụ”
ở Việt Nam ngày càng được giới quan sát trong và ngoài nước bàn tán là ông Phạm
Minh Chính, tân thủ tướng.
Một số người thắc mắc, rằng
tại sao ông Chính từ bên phe “đảng” lại nhảy qua giành chiếc ghế của ông Nguyễn
Xuân Phúc ngon lành, mặc dù ông Phúc được xem như có uy tín cao trong việc điều
hành chính phủ, duy trì kinh tế phát triển, có thành tích chống dịch Covid-19.
Có người đặt câu hỏi, liệu
ông Chính có tham vọng lên làm người đứng đầu đảng, thay ông Nguyễn Phú Trọng
hay không,… nhưng câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, mối quan hệ giữa ông với Trung Quốc ở mức độ nào.
Một số người ta lo ngại,
liệu có phải vì ông đã nhúng chàm trong vụ ra luật đặc khu được cho là tạo điều
kiện để người Trung Quốc xâm nhập Việt Nam nhiều hơn. Cây bỉnh bút Trần Khải
Minh hôm 4/4 có bài viết: Những
cao vọng từ một tân Thủ tướng đa mưu, cho rằng, trong số các nhân vật
chóp bu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, ông Chính là người có khả năng nối
kết với phía Trung Quốc nhất, sau ông Trọng tổng bí thư, là người hay xuất khẩu
thành … quan điểm cộng sản!
Nhưng hãy xem xét toàn bộ
bức tranh và diễn biến sắp xếp nhân sự, chia chác quyền lực của đảng CSVN nhiều
căng thẳng suốt mấy tháng qua.
Ông Chính được đưa vào bộ
tứ sau khi nhân vật sủng ái của ông Trọng, có thể là giàu tính đảng hơn, là ông
Trần Quốc Vượng bị thất bại. Trong khi đó, người ta cũng nói rằng ông Trọng
không có cùng tiếng nói chung với ông Nguyễn Xuân Phúc, và vì thế ông rất lo ngại
việc hậu sự của đảng CSVN.
Phạm Minh Chính được xem
là người có thể dung hòa được tất cả các quan ngại của các nhóm quyền lực. Ông
Chính hơi thiếu kinh nghiệm điều hành chính phủ, nhưng ông có kinh nghiệm là
quan đầu tỉnh Quảng Ninh, phát triển khá trong mấy năm qua, theo như nhận xét của
ông Huỳnh Thế Du,
nhà phân tích chính trị và kinh tế Việt Nam hiện ở trong nước.
Ông Chính là người có thế
lực trong Bộ Công an, là bộ quan trọng bậc nhất của các chế độ cộng sản. Ông là
một viên chức cao cấp của cơ quan tình báo, và cũng từng có mặt trong ngành ngoại
giao. Những kinh nghiệm này của ông dễ dàng được đánh giá cao trong tình hình
Việt Nam đu dây càng lúc càng khó trong cuộc xung đột Mỹ – Trung hiện nay.
Nhưng liệu với kinh nghiệm
“thân Trung Quốc” như vậy ông Chính sẽ làm cho chính sách đối ngoại của Việt
Nam nghiêng hẳn về Bắc Kinh sắp tới?
Tôi nghĩ, ông Chính cũng
khó mà làm được việc ấy nếu ông ta muốn, vì chính sách ngoại giao Việt Nam,
cũng như tất cả những chính sách khác đều là những quyết định tập thể. Ông
Chính chưa đạt được tới mức đứng trên tất cả các đồng chí của ông, như ông Lê
Duẩn trước đây, để so sánh với các ông Tập Cận Bình bên Trung Quốc, hay Putin
bên Nga.
Có một số dự đoán, căn cứ
vào con đường họan lộ đầy mưu lược để leo cao của ông (người ghét ông sẽ nói đó
là ma mãnh), rằng ông sẽ trở thành một nhà độc tài cá nhân kiểu Putin. Nhưng hiện
thời thì chưa.
Hơn nữa việc sắp xếp nhân
sự tại Trung ương đảng và Bộ Chính trị vừa qua, cho thấy các viên chức ngoại
giao chuyên nghiệp củng cố được quyền lực, đó là ông Phạm Bình Minh vẫn
là ủy viên Bộ Chính trị và có thể vẫn còn giữ được cái ghế phó thủ tướng. Ông
Lê Hoài Trung giữ chức Trưởng ban Đối ngoại Trung ương của Đảng.
Cả hai ông Minh và Trung
đều được đào tạo từ trường ngoại giao nổi tiếng Fletcher, thuộc đại học Tufts của
Hoa Kỳ. Ông Chính phải vượt qua họ nếu quả ông muốn nối giáo cho Bắc Kinh,
trong các cuộc tranh luận nội bộ Đảng.
Điều thú vị là, cũng
trong ngày 5/4/2021, là ngày mà các ông Phúc và Chính “tuyên thệ” nhận nhiệm vụ
mới, thì một động tác ngoại giao quan trọng lại được người đứng đầu đảng là Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra. Ông Trọng gọi điện
cho ông Putin của nước Nga và mời ông này sang thăm Việt Nam.
Quan hệ Việt – Nga ít khi
được chú ý nhiều như các mối quan hệ Việt – Mỹ hay quan hệ Việt – Trung, mặc dù
chính phủ mới của Mỹ đã nặng lời với ông Putin, nhưng các hoạt động căng thẳng
ngoại giao và quốc phòng hiện nay của Washington là hướng về châu Á, qua cuộc
chiến tranh lạnh Mỹ – Trung kiểu mới, có vẻ không tránh khỏi. Hà Nội đang nằm
giữa tâm bão của cuộc chiến ấy, và nước Nga sẽ chơi như thế nào trong vùng Đông
Nam Á mà Việt Nam là trung tâm đây?
Quan sát các buổi lễ
tuyên thệ, mới được thực hiện trong vài năm gần đây, có thể thấy sự pha trộn
nghi thức rất thú vị. Người tuyên thệ dùng bàn tay mở để chào, chứ không quyết
liệt như nắm đấm cộng sản, viên sĩ quan công an thì cầm quyển hiến pháp rồi
xoay dọc, những hành động rất rõ là ảnh hưởng từ phương Tây. Mặt khác đội quân
kỳ vẫn duyệt binh kiểu cẳng ngỗng của người Nga.
Trở lại nhân vật chính là
ông Phạm Minh Chính, câu hỏi của tác giả Trần Khải Minh đặt ra rất thú vị, rằng
liệu ông Chính có thay đổi mô hình quản trị Việt Nam theo kiểu độc tài tập thể
hiện nay để một mình một chợ hay không? Và nếu như thế, mô hình phát triển của
Việt Nam sẽ trôi về đâu? Hiện tôi chưa tưởng tượng được mô hình chính trị của
Việt Nam trong vài năm tới sẽ giống nước Nga của Putin, hay nước Cambodia của
Hunsen.
Nhưng dường như ông Trần
Khải Minh cũng đã có câu trả lời là, ông Chính, nếu có muốn, cũng phải vượt qua
ông Vương Đình Huệ ở Quốc hội, ông Phan Văn Giang ở Quốc phòng…
Và ông Trần Khải Minh
cũng có lời nhắn nhủ ông Chính rằng, bài học của nhà cầm quyền ở mọi thời đại
là lòng dân. Tôi tin rằng, câu nhắn nhủ đó có thể đã tới tai ông Phạm Minh
Chính.
No comments:
Post a Comment